Đăk Lăk: Đề nghị tỉnh bán đấu giá 77m3 gỗ thủy tùng
Tại cuộc họp liên ngành do Sở Tài chính Đăk Lăk chủ trì ngày 5.7, các đơn vị liên quan đã thống nhất đề nghị UBND tỉnh cho bán đấu giá 77,141m3 gỗ thủy tùng.
Đây là tang vật tịch thu trong quá trình xử lý các vụ khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép gỗ thủy tùng từ năm 2007 đến nay. Do để ngoài trời từ năm 2007 đến nay, số gỗ này đã có dấu hiệu nứt nẻ, mục ruỗng, giảm phẩm cấp khá nghiêm trọng.
Hiện UBND tỉnh Đăk Lăk vẫn chưa quy định giá gỗ thủy tùng vì đây là thực vật quý hiếm thuộc nhóm 1A, nghiêm cấm khai thác, kinh doanh vì mục đích thương mại. Trên thị trường tự do hiện nay, gỗ thủy tùng đang được mua bán với giá hàng trăm triệu đồng/m3.
Theo Dân Việt
Video đang HOT
Những cựu binh lấy sức già đọ 'sưa tặc'
Khi gỗ sưa trở nên giá trị thì cũng là lúc những người cựu chiến binh bảo vệ núi Cấm ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, lại mất ăn mất ngủ, ngày đêm chống chọi với kẻ gian để bảo vệ những cây gỗ quý.
Núi Cấm thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, được nhiều người biết đến bởi nơi đây có đền Trúc, có ngũ động Thi Sơn, là nơi thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Không những thế đây được coi là "thánh địa" nhiều cây gỗ sưa nhất tỉnh Hà Nam nên từ lâu ngọn núi này luôn trong tầm ngắm của giới buôn gỗ và bọn săn gỗ lậu.
Theo ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Thi Sơn năm nay đã ngoài 60 tuổi, núi Cấm do 5 cựu binh đã ở tuổi thất thập thay phiên canh gác từ nhiều năm nay.
Theo ông Đặng Quang Tý, trước chỗ này có cây sưa rất to bị trộm đào cả gốc. Ảnh: Văn Định.
Cựu chiến binh Đặng Quang Tý (70 tuổi) đã có thâm niên gần 10 năm bảo vệ khu di tích này cho biết: "Trước đây, núi Cấm là nơi có nhiều cây gỗ sưa to, cứ đến dịp đầu năm một màu trắng muốt phủ trên những tảng đá tai mèo nhọn hoắt vốn chỉ có loài cây này mọc được. Từ khi có cơn sốt gỗ sưa, nhiều kẻ gian đã bất chấp thủ đoạn để trộm cây".
Ông Tý kể trước năm 2008 ở núi Cấm có nhiều cây sưa đỏ to bán kính 30-40 cm, thậm chí còn có cả những cây to hơn. "Tuy nhiên khi nghe nhiều người dân truyền tai nhau là mấy triệu đồng một cân gỗ sưa, lúc chúng tôi biết được giá trị của cây thì đa phần đã bị trộm chặt mất".
Cũng từ ngày ấy, những người cựu binh này mất ăn, mất ngủ, ngày đêm thay phiên nhau đi tuần tra xung quanh ngọn núi. Nhưng các biện pháp trên không ngăn nổi thủ đoạn ngày càng tinh vi của bọn trộm gỗ.
Một cành sưa các cựu chiến binh lấy lại được trong một lần đuổi trộm. Ảnh: Văn Định.
Chỉ vào mép của một tảng đá to, ông Tý cho biết trước ở đây có một cây sưa to lắm, gần mép sông nên bọn trộm đã cắt cụt và đào cả gốc, sau đó chúng vận chuyển men theo dòng sông Đáy nên họ không phát hiện được.
"Có hôm nghe thấy tiếng động lớn, sức khỏe yếu nhưng chúng tôi cố vác gậy đuổi sưa tặc khiến chúng giật mình vứt cành cây bỏ chạy. Cũng may là nó chạy, nếu nó quay lại đánh chắc tính mạng già chúng tôi khó giữ. Hay có hôm thấy bọn trộm rất đông, mà chúng tôi thì già cả rồi liền gọi điện ngay cho công an xã và dân quân tự vệ nhanh chóng đến ứng cứu, thế là bọn trộm vứt cả cưa bỏ chạy", ông Nguyễn Văn Dư (74 tuổi) tổ trưởng tổ bảo vệ nói.
Ông cũng cho biết thêm không ít kẻ trộm sưa là người làng bên, thấy mấy ông già canh gác đã thách thức dọa nạt, nhưng "còn người thì còn sưa, mất người thì mất sưa nên chúng tôi vẫn sẽ bảo vệ cho đến hơi thở cuối cùng", ông quả quyết.
Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Thi Sơn thì bộc bạch: "Nhiều hôm trong làng có công việc như đám cưới, ma chay chúng tôi cũng không dám lơ là một bước, kể cả những hôm trái gió trở trời đau ốm cũng vẫn ở lại để trông nom. Nhiều đêm tối leo lên núi kiểm tra sưa khiến không ít lần chúng tôi trượt chân ngã".
Một phần vì được bảo vệ tốt, một phần vì nhiều cây sưa nằm ở nơi cheo leo, nhiều vách đá dựng đứng nên 2 năm qua không có cây nào bị đốn hạ ở núi Cấm nữa. Xã cũng đã trích mỗi tháng 700 nghìn đồng cho mỗi người để động viên các ông trong việc bảo vệ sưa.
Giờ đây khi tuổi đã cao, những người cựu chiến binh già với tình yêu cây sưa vẫn quyết tâm gìn giữ, bảo vệ nguồn tài sản quý do thiên nhiên ban tặng, để mỗi dịp xuân về cả ngọn núi lại được phủ trắng màu hoa như vốn có.
Theo VNExpress
Thương lái Trung Quốc lùng gỗ quý ở miền Trung Thương lái Trung Quốc hiện đang săn lùng mua gỗ lim và nhiều loại gỗ quý khác tại Quảng Bình với giá cao hơn bình thường. Trước đó, họ cũng đã ráo riết săn tìm gỗ sưa (huê) tại nhiều địa phương ở miền Trung... Điều đáng lo là để o bế thương lái gỗ Trung Quốc với mong muốn tiêu thụ được...