Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn và an sinh cho người dân về từ vùng dịch
Theo thống kê, từ ngày 2 – 7/10, tỉnh Đắk Lắk có khoảng 17.000 công dân của tỉnh trở về từ các tỉnh phía Nam, chính quyền các địa phương đang triển khai đồng loạt các hoạt động tiếp nhận công dân, bố trí cách ly và hỗ trợ an sinh nhằm thực hiện “ mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa đảm bảo an sinh cho người dân.
Bí thư Huyện ủy Krông Pắc Trần Hồng Tiến (bìa phải) tặng quà, kiểm tra việc thực hiện cách ly y tế của người dân trở về từ vùng dịch tại xã Ea Kênh. Ảnh: baodaklak.vn
Huyện Krông Pắc là một trong những địa phương có số lượng lớn công dân từ các tỉnh phía Nam di chuyển về với hơn 3.000 người dân. Ngoài những trường hợp đang thực hiện cách ly tập trung, đa số đều thực hiện cách ly tại nhà. Để đảm bảo an sinh và an toàn cho người dân trong thời gian cách ly tại nhà, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ giúp người cách ly vượt qua giai đoạn khó khăn trong điều kiện dịch bệnh.
Bí thư Huyện ủy Krông Pắc Trần Hồng Tiến cho biết, trước hết việc tiếp nhận, phân loại cách ly công dân trở về từ vùng dịch được các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương thực hiện đảm bảo an toàn, đúng quy định về phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, trong thời gian công dân thực hiện cách ly tại nhà phải có sự giám sát, hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Trong những ngày qua, Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Krông Pắc đã huy động các nguồn lực xã hội để tặng hơn 1.000 “túi quà an sinh” cho công dân đang thực hiện cách ly tại nhà. Chính quyền các xã bằng nhiều nguồn lực khác nhau cũng tặng khoảng 2.000 xuất quà cho công dân đang thực hiện cách ly tại nhà. Túi quà an sinh bao gồm nhu yếu phẩm thiết yếu và tiền mặt sẽ đảm bảo đời sống cho người dân, các hộ, gia đình yên tâm thực hiện tốt việc cách ly tại nhà.
Video đang HOT
Một gia đình đón nhận “túi quà an sinh” tại chòi rẫy đang cách ly ở xã Ea Kênh. Ảnh: baodaklak.vn
Theo đồng chí Trần Hồng Tiến, trước mắt việc hỗ trợ sẽ đảm bảo an sinh cho người dân thực hiện cách ly tại nhà, chính quyền địa phương cũng động viên, tuyên truyền người dân chấp hành tốt các biện pháp cách ly để bảo vệ bản thân, người thân và cộng đồng. Về lâu dài, huyện sẽ khảo sát nhu cầu việc làm tại địa phương và nhu cầu tìm việc làm của người lao động để tư vấn, hỗ trợ người lao động có nguyện vọng ở lại địa phương sớm có việc làm, cải thiện đời sống sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đối với người lao động có nguyện vọng quay lại các tỉnh phía Nam để lao động sau khi dịch bệnh được kiểm soát, huyện sẽ ưu tiên tiêm vaccine để người lao động yên tâm quay lại làm việc.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong những ngày qua, lượng người và phương tiện của người dân ở các tỉnh phía Nam về Đắk Lắk hoặc đi qua địa phận tỉnh khá đông. Các lực lượng chức năng đã tổ chức phân luồng, xét nghiệm sàng lọc, hỗ trợ ăn uống nhẹ… và các chính quyền các huyện cũng huy động phương tiện, nhân lực đón công dân của địa phương theo đoàn.
Để đảm bảo công tác tiếp nhận công dân an toàn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo chính quyền các địa phương, các đơn vị liên quan cử các Tổ ứng trực tại địa điểm tập trung để chủ động nắm thông tin, phối hợp với các lực lượng làm nhiệm vụ tại các điểm, tập hợp người dân của địa phương và kịp thời đưa công dân trở về địa phương; chủ động bố trí xe khách để chở công dân, xe tải để chở phương tiện về địa phương. Trong trường hợp không thể bố trí được xe thì liên hệ trực tiếp với Sở Giao thông vận tải để được hỗ trợ, phương án đưa công dân di chuyển bằng xe máy trở về địa phương chỉ được thực hiện khi không còn khả năng bố trí xe khách và phải có lực lượng công an dẫn đường.
Tỉnh cũng giao lực lượng công an chủ động liên hệ thường xuyên với công an các tỉnh để nắm bắt thông tin số lượng người dự kiến về tỉnh, qua địa bàn tỉnh, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động phân loại để giảm ùn tắc tại điểm tập trung công dân, phân công dẫn người dân các tỉnh khác thông chốt kiểm soát dịch COVID-19 để đến địa bàn tỉnh giáp ranh.
Tính đến chiều 10/10, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 2.210 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 1.565 trường hợp điều trị khỏi bệnh và 16 ca tử vong.
Sơn La hỗ trợ công nhân đi lao động tại các tỉnh phía Nam trở về ổn định cuộc sống
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Sơn La, hiện số lao động là người Sơn La di chuyển bằng xe máy từ các tỉnh phía Nam về quê đã lên đến hơn 1.000 người; trong đó nhiều nhất là các huyện Phù Yên 678 người, Bắc Yên 163 người, Mường La 114.
Nhân viên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hoa quả Sơn La chế biến long nhãn. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN
Để giúp người dân từ vùng dịch hồi hương về quê ổn định cuộc sống, trước mắt, các địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để tạo sinh kế, có việc làm; đặc biệt là trong tiêu thụ nông sản cho nhân dân. Thực hiện tốt việc lưu thông hàng hóa, không gây ách tắc ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Đến nay, Sơn La đã thực hiện chi trả hỗ trợ cho 21.960 đối tượng với số tiền 11,1 tỷ đồng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, song song với thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, Sơn La đang tập trung phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, an sinh xã hội; thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù vậy, Sơn La hiện còn gặp một số khó khăn, đó là địa phương có dân số đông với gần 1,3 triệu người nhưng đến nay mới được phân bổ 269.887 liều vaccine (chiếm hơn 20% dân số). Địa phương đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch với phương châm 4 tại chỗ, tuy nhiên nguồn lực, cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế... tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tỉnh còn thiếu, cũ hỏng, không đồng bộ, nhân lực mỏng.
Được biết, toàn tỉnh đã vận động người dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 được 32,1 tỷ đồng tiền mặt cùng nhiều hàng hóa và hiện vật. Từ nguồn kinh phí này, Sơn La đã trích kinh phí để đóng góp Quỹ mua vaccine, hỗ trợ cho các Tổ COVID cộng đồng, hỗ trợ công nhân đi lao động tại các tỉnh trở về để bảo đảm an sinh xã hội, ổn định cuộc sống...
Cũng theo bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, không chỉ hỗ trợ người dân trong tỉnh và các địa phương, tỉnh Sơn La còn hỗ trợ 9 tỉnh Bắc Lào 18 máy thở, 135.000 khẩu trang y tế, 45.000 khẩu trang vải và 9.000 chai dung dịch sát khuẩn tay với tổng trị giá gần 2,8 tỉ đồng. Hỗ trợ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương 2 tỷ đồng và 470 tấn hàng hóa nông sản phòng, chống dịch.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của tỉnh Sơn La, tính đến ngày 7/10, toàn tỉnh đã có 252 ca mắc COVID-19, chủ yếu là các công nhân, người lao động trở về từ các tỉnh có dịch như Bình Dương 154 người, Hà Nội 36 người, Bắc Giang 1 người, Phú Quốc 1 người, người huyện Phù Yên 60 người. Đến nay đã điều trị khỏi bệnh 214 ca (không có ca tử vong), hiện đang điều trị là 39 ca, sức khoẻ các bệnh nhân tương đối ổn định. Dự kiến ngày 14/10 sẽ ra viện 18 bệnh nhân và đến ngày 21/10 ra viện thêm 22 bệnh nahan sẽ được xuất viện.
Yên Bái: Hỗ trợ chi phí cách ly cho người dân trở về từ miền Nam Ngày 9/10, bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: Người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về địa phương đợt này được tỉnh hỗ trợ chi phí cách ly. Chuẩn bị bữa ăn cho những người đang cách ly tại Trung đoàn 121, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Yên...