Đắk Lắk: 8X quyết chặt cà phê, bỏ chanh dây trồng vườn sâm tốt bời bời, củ rất to
Ở giữa vùng đất có thế mạnh về cây công nghiệp và cây ăn trái, nhưng anh Võ Trí (thôn 2, xã Ea Wy, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) không làm nông nghiệp theo lối mòn mà có suy nghĩ, cách làm khác biệt, mới mẻ.
Anh Võ Trí thêm một lần khiến người ta ngạc nhiên khi phá bỏ vườn chanh dây, đưa vào trồng sâm bố chính
Sinh năm 1985, gắn bó với rẫy nương từ nhỏ, Trí hiểu rất rõ thực tế là người nông dân rất vất vả, nhưng thu nhập thấp do chỉ quen với cách làm cũ và những loại cây trồng quen thuộc. Năm 2017, sau khi lập gia đình, anh được bố mẹ để lại 3 ha rẫy cà phê để làm ăn.
Vườn sâm Bố Chính của anh Võ Trí.
Công việc đầu tiên của anh là chặt hết cà phê đang cho thu hoạch rồi để đất trống trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Té ra, anh cho đất nghỉ ngơi sau thời gian dài canh tác liên tục. Sau khi đất hồi phục, anh đem giống chanh dây về trồng toàn bộ diện tích vườn.
Đây là cách làm hoàn toàn khác với nông dân địa phương, bởi chanh dây thường chỉ được trồng xen trong các vườn cây dài ngày do thị trường tiêu thụ không ổn định, phụ thuộc thị trường Trung Quốc nên thu nhập bấp bênh.
Video đang HOT
Giải pháp của anh Trí là liên kết với doanh nghiệp trồng chanh dây theo phương pháp hữu cơ để xuất sang thị trường châu Âu. Với cách làm này, vườn cây của anh cho năng suất cao, trái to, đồng đều nên giá bán cao hơn nhiều so với thị trường, mỗi năm thu nhập khoảng 500 triệu đồng.
Vườn sâm Bố Chính của anh Võ Trí.
Sau khi thắng lớn từ việc trồng chanh dây và loại cây này cũng bắt đầu xuống giá, cuối năm 2019, anh Võ Trí thêm một lần khiến người ta ngạc nhiên khi phá bỏ vườn chanh dây, đưa vào trồng sâm bố chính – loại cây trên địa bàn tỉnh gần như chưa có ai trồng. Anh cho biết, qua tìm hiểu ở các tỉnh khác được biết, đây là loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao nhưng còn lạ lẫm tại địa phương nên quyết định đưa giống sâm này về trồng trên vùng đất đỏ. Bên cạnh tìm hiểu thông tin trên internet và thực tế nhiều nơi để nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, anh còn tìm cách kết nối với các doanh nghiệp dược liệu bao tiêu đầu ra rồi mới bắt tay vào trồng. Cuối năm 2019, anh tiến hành cải tạo vườn, đầu tư hệ thống tưới tự động và xuống giống 4 ha sâm Bố Chính. Theo anh, loại cây này gieo hạt từ đầu mùa mưa và thu hoạch vào cuối mùa khô năm sau; tuy chăm sóc không khó nhưng đất phải bảo đảm tơi xốp, đủ sáng, mùa khô tưới 2 ngày/lần nên đòi hỏi nguồn nước tưới ổn định. Bên cạnh đó, đất phải xử lý, rải vôi bột để diệt mầm bệnh kỹ lưỡng, việc phòng trị bệnh thực hiện bằng phương pháp sinh học hữu cơ. Ngoài ra, nhà thu mua sẽ kiểm định gắt gao về chất lượng vì sản phẩm này chủ yếu dùng cho mục đích làm dược liệu, thực phẩm, nên quá trình canh tác tuyệt đối không được sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Hiện vườn sâm của anh đã chuẩn bị bước vào thời điểm thu hoạch, năng suất đạt khoảng 5 – 6 tấn/ha, phần lớn sản lượng được doanh nghiệp bao tiêu với giá từ 60.000 – 90.000 đồng/kg, số còn lại bán lẻ với giá cao hơn, tính ra mỗi ha dược liệu thu lãi 250 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Từ thành công của vụ sâm Bố Chính đầu tiên, anh Trí cho biết, mùa mưa sắp tới sẽ xuống giống thêm 2 ha cây dược liệu này. Bên cạnh đó, anh cũng đã đưa vào trồng một số loại cây mới lạ khác tại địa phương như: cà gai leo (2 ha), dưa lưới (1 sào) và đang tìm hiểu trồng thêm các giống cây ăn trái mới giá trị kinh tế cao. Theo anh, phần lớn người dân địa phương chủ yếu trồng tiêu, cà phê, cao su, nhưng thời gian gần đây, các loại nông sản này xuống giá, bị sâu bệnh, hạn hán khiến nhiều người bỏ vườn nên anh sẵn sàng hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật, kết nối đơn vị cung cấp nguồn giống và tiêu thụ sản phẩm, qua đó giúp người dân nâng cao thu nhập. Có thể nói, tinh thần dám nghĩ, dám làm, cùng mong muốn mang một luồng gió mới cho nông nghiệp của chàng thanh niên này đáng để người dân học tập, nhất là những bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Trồng loại sâm quý, từ 3,2 triệu sau một năm "đẻ" ra 60 triệu đồng
Nhờ trồng sâm Bố Chính - sâm tiến vua trên diện tích 1.000m2, nông dân Quàng Văn Hồng ở bản Dẹ (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), bỏ túi khoảng 60 triệu đồng/năm.
Sâm Bố Chính từng là một trong những sản vật quý được người xưa dùng là lễ vật dâng cho vua chúa thời phong kiến, vì vậy loại sâm này còn được gọi với cái tên khác là sâm tiến vua.
Ông Hồng cho hay: Trồng sâm Bố chính vừa nhàn mà hiệu quả kinh tế lại cao. Ban đầu, tôi bỏ ra 3,2 triệu mua giống về trồng, nhưng lợi nhuận thu về cao gấp nhiều lần.
Trao đổi với phóng viên DANVIET.VN, ông Quàng Văn Hồng cho biết: "Cơ duyên đưa tôi đến với sâm Bố Chính là nhờ lời giới thiệu từ một người bạn. Ông bạn tôi từng làm Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thuận Châu. Ban đầu, khi chuẩn bị trồng sâm Bố Chính, tôi đắn đo mãi sợ không thành công nên chỉ dám bỏ 3,2 triệu đồng để mua 4 lạng hạt giống về trồng thử. Sau gần một tháng trời tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc loại sâm này, tôi bắt đầu trồng thử nghiệm trên diện tích 1.000m2".
Theo ông Hồng, củ sâm Bố chính to nhất nặng khoảng 3 lạng.
Chia sẻ với phóng viên DANVIET.VN về kỹ thuật trồng sâm Bố Chính, ông Hồng bảo: "Đầu tiên, gia đình tôi tiến hành cày xới cho thật tơi xốp, rồi bón lót phân NPK và sau đó tiến hành đánh luống thành từng hàng và gieo hạt sâm đã được ngâm với nước trước đó khoảng 1 ngày 1 đêm".
Thời điểm thích hợp trồng sâm Bố Chính ở đây bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4. Từ lúc trồng đến lúc hạt sâm nảy mầm phải tưới nước đầy đủ, chỉ trừ những ngày mưa. Đến khi sâm ra hoa và phát triển củ quả, mỗi tuần phải tưới nước một lần, khoảng tháng 11, 12 sâm Bố Chính bắt đầu cho thu hoạch.
Trong thời gian tới, ông Hồng sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng sâm Bố chính lên 5.000m2.
Theo ông Hồng: "Sâm Bố Chính là cây mới lạ nên lúc mới trồng tôi cũng khá lo lắng. Đến nay, tôi có thể khẳng định, trồng sâm Bố chính rất đơn giản mà hiệu quả kinh tế lại cao. Tôi mua giống hết 3,2 triệu, sau 10 tháng chăm bón thu hoặch được gần 4 tạ củ, với giá 70.000đ/kg, lãi khoảng 23 triệu đồng. Nếu tính cả 6 cân hạt giống tôi đã bán, với giá 1 lạng 800.000đ, sau gần một năm chăm sóc, tôi bỏ túi hơn 60 triệu.
Ông Hồng phấn khởi khi là người đầu tiên trồng thành công sâm Bố Chính tại mảnh đất Tông Lạnh.
Cũng theo ông Hồng, so với trồng ngô trên một đơn vị diện tích, sâm Bố Chính cho hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần. "Sâm Bố Chính là một loại cây dược liệu có khả năng phòng và điều trị được nhiều loại bệnh, như: Suy nhược cơ thể, ho, viêm phế quản, nóng sốt, đặc biệt tốt cho bà bầu mới đẻ nên nhà tôi trồng được bao nhiêu cũng không đủ bán. Mặc dù trồng với quy mô nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế đem lại cao. Trong năm nay, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng lên 5.000m2" - ông Hồng phấn khởi.
Giá bán hạt giống sâm Bố Chính hiện có giá 800.000đ/lạng.
Theo Danviet
Trồng thứ cây thuốc bổ ra củ quý, dân ở đây gọi là nhân sâm Phú Yên Ông Cao Minh Thơ (xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) đã tìm hiểu rất nhiều nơi, nắm tình hình sản xuất thực tiễn tại địa phương và các tỉnh Tây Nguyên để đầu tư trồng 2ha sâm Bố Chính theo hướng hữu cơ. Ông Thơ cho biết, hiện nay, chi phí đầu tư trồng 1ha nhân sâm Phú Yên (sâm...