Đài tưởng niệm binh sĩ Mỹ tuyệt đẹp ở Manila
Nơi yên nghỉ của 36.279 của binh sĩ Philippines và người Mỹ đã dũng cảm hy sinh trong chiến tranh thế giới 2 độc đáo với những bia mộ cẩm thạch xếp đều tăm tắp thành hình tròn.
Nghĩa trang rộng gần 200ha nơi chôn cất những người lính hy sinh trong trận Thái Bình Dương đợt chiến tranh thế giới 2 nằm ở ngoại ô thủ đô Manila (Philippines) giáp ranh giữa Makati và Taguig.
Đây là một trong những nghĩa trang nước ngoài cho lính Mỹ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Normandy tại Pháp.
Đài tưởng niệm hay còn gọi là nhà nguyện nằm ở trung tâm. Mặt tiền có tác phẩm điêu khắc do tác giả Boris Lovet Lorski và Philippines Cecchetti thiết kế, nội dung miêu tả St George chiến đấu với tự do, công lý. Ở trên cùng tháp là hình ảnh một đứa trẻ tượng trưng cho tương lai.
Bao bọc xung quanh là 36.279 ngôi mộ, trong số này có 16.636 người Mỹ và 570 Philippines. Ngoài ra 3.744 binh sĩ vô danh cũng yên nghỉ tại đây.
Các ngôi mộ được đánh dấu bằng bia đá cẩm thạch trắng xếp hình tròn thoai thoải theo sườn dốc.
Video đang HOT
Bên trong khu vực thờ được thiết kế bằng đá cẩm thạch Sicilia.
Trên tường khắc tên của của các anh hùng liệt sĩ.
Các sàn đá cẩm thạch được trang trí phù hiệu lớn của Mỹ và con dấu của của Liên minh quận Columbia và Puerto Rico.
Phòng bản đồ với 25 chiếc ở trung tâm của nghĩa trang, nó mô tả các trận đánh lớn của cuộc chiến tranh và sự vất vả của quân đội Mỹ. Các bản đồ được làm từ bê tông màu tối và chèn khảm, nhựa.
Mỗi ngày vào lúc 9h sáng và 17h chiều, một điêu nhac chuông vang lên báo hiệu giờ mở cửa và đóng cửa, trong đó có quốc ca của cả Mỹ và Philippines.
Lực lượng công nhân liên tục cắt cỏ và trang trí hàng ngày.
Để đến được đây cách dễ nhất là bằng taxi, thời gian hết khoảng 10-15 phút tính từ trung tâm thủ đô Manila.
Theo 24h
Trượt tuyết vào mùa hè ở Jungfraujoch
Trên đỉnh Apls, những dãy núi được tuyết phủ lấp trùng trùng điệp điệp. Một vài điểm tuyết hội tụ phản chiếu dưới ánh sáng mặt trời như những viên kim cương lấp lánh.
Vào mùa hè, những người yêu thích môn trượt tuyết có thể leo lên đỉnh Jungfraujoch - Thụy Sĩ để thỏa mãn niềm đam mê.
Dòng sông Aera trong veo cứ âm thầm lượn lờ chảy xuyên qua những khu phố cổ kính trong lòng thành phố Interlaken. Dòng nước xanh ngọc bích tuyệt đẹp được đổ về từ hai hồ nước Thun và Brienz nằm cách đó không xa. Interlaken xinh đẹp hiền hòa và yên bình bên những màu xanh của những đám rừng bao lấy thành phố, và nơi đó, tôi tìm thấy quán ăn của người Việt ở cuối phố trong những ngày lang thang nơi đây.
Một góc thành phố Interlaken
Từ thành phố Interlaken, tôi bắt tàu lửa tại ga Ost để đến vùng Jungfraujoch. Từ đây, tôi sang tàu của hãng Bernese Oberland để lên đỉnh Jungfraujoch thuộc dãy núi Apls huyền thoại, nơi đặt trạm hỏa xa cao nhất châu Âu và là điểm lý tưởng đi trượt tuyết mùa hè của người Thụy Sĩ. Jungfraujoch cao 3.466m so với mực nước biển, nhưng là điểm thấp nhất giữa hai đỉnh núi Jungfrau và Mnch nằm trong dãy Apls và nằm về phía tây Thụy Sĩ. Ý tưởng đưa tàu lửa lên đỉnh Jungfraujoch ra đơi từ năm 1893 bởi ông Adolf Guyer-Zeller và được tiến hành vào ngày 27/7/1896. 16 năm sau, công trình mới hoàn thành.
Tàu lăn bánh và tăng dần độ cao trên những triền núi. Qua ô cửa sổ, thung lũng Lauterbrunnen như bức tranh cổ tích tuyệt đẹp dần hiện ra. Hình ảnh những ngôi nhà gỗ nằm thơ mộng bên những rặng tuyết tùng xanh ngát, trên những đồng cỏ nhấp nhô thật ấn tượng. Trên những ngọn núi cao, những đám mây trắng bồng bềnh vờn nhau. Chúng thoăt ẩn thoăt hiện tạo thành những cảnh sắc nửa thực nửa hư khi phủ trùm cả thung lũng. Hình ảnh những ngôi nhà gỗ nhỏ cứ nhỏ dần và mất hút khi tàu lên cao.
Du khách trên đỉnh Jungfraujoch
Tôi cảm thấy khó thở khi đoàn tàu lửa bắt đầu lên cao hơn. Không khí loãng và áp suất thấp đã ảnh hưởng đến sức khỏe. Anh kiểm soát vé tàu dặn dò, trường hợp cảm thấy khó thở vì thiếu ô xy, hãy nhanh chóng sử dụng những bình ô xy được treo dọc theo thân tàu. Tuyết bắt đầu xuất hiện trên núi cao. Rồi hình ảnh đó lại mất dần khi bao quanh ô cửa sổ chỉ còn màu trắng tinh khôi của tuyết.
Sống ở xứ sở nhiệt đới, ít khi thấy tuyết nên tôi khá vội vã, chạy nhanh lên các bậc thang dẫn ra các núi tuyết khi tàu vừa lên tới đỉnh Jungfraujoch. Anh kiểm soát vé tàu vội vã ngăn lại và hướng dẫn cho tôi một ít kinh nghiệm khi đang trên đỉnh cao: hãy bước đi từ từ, hít thật sâu để cơ thể dần dần thích nghi với điều kiện mới. Trường hợp đi nhanh hay chạy có thể làm cơ thể thiếu ô xy và máu lưu dẫn không kịp, gây tình trạng ngất, nặng hơn có thể dẫn đến đột quỵ. Theo hướng dẫn của anh, tình trạng chóng mặt, xây xẩm hay lảo đảo bước chân đã giảm dần và 15 phút sau tôi đã trở lại trạng thái bình thường.
Thung lũng Lauterbrunnen
Tôi luôn giữ nhịp bước chân chậm rãi trong suốt hành trình trên núi cao. Tôi cũng chuẩn bị đôi giày có đế bám dính tốt và kính mát khi đi trên tuyết.
Trên đỉnh băng giá ấy, tưởng chừng như mọi hoạt động của con người không thể vươn tới, nhưng người ta vẫn đặt bưu điện cùng các phức hợp hoạt động giải trí khác. Jungfraujoch được xem là nơi có trạm hỏa xa cao nhất châu Âu là vậy. Tôi mải mê chơi đùa với tuyết và ngắm nhìn các bạn Thụy Sĩ đang "say" trong môn trượt tuyết vào mùa hè. Lâu đài băng nằm trên đỉnh núi với nhiều tượng được cắt gọt tuyệt đẹp và ngộ nghĩnh đa khiên tôi thêm thich thu va ngây ngât.
Theo ngôi sao
7 ngôi đền tôn giáo Jain tuyệt đẹp Jain là một tôn giáo theo đuổi hoà bình và một con đường không bạo lực đối với tất cả chúng sinh. Mục đích của Jain là hoàn tác tác động xấu của nghiệp thông qua việc làm trong sạch ý nghĩ và thân thể. Quá trình này dẫn tới sự giải thoát và sự tĩnh tâm. Có khoảng 4.2 triệu người theo...