“Đại tướng đau với vết thương của mỗi người lính”
Đại tướng biêt đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh. Ông luôn tìm ra cách đánh vừa độc đáo, vừa sáng tạo, vừa đảm bảo thắng lợi cao nhất nhưng luôn làm sao để hạn chế mức thấp nhất thương vong cho tướng sỹ.
Ông Trương Quang Được – nguyên uy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội – xúc động chia sẻ tâm tư cam xuc sau sư ra đi cua Đai tương Vo Nguyên Giap.
“Đại tướng là tượng đài trong lòng dân”
Là một người gắn bó và dành nhiều tình cảm đối với Đại tướng nên khi biết sự ra đi của Đại tướng – người Thầy đã truyền dạy những kiến thức quý giá nhất cho các thế hệ kế cận về nghệ thuật chiến tranh nhân dân, về xây dựng thế trận lòng dân để chắc thắng kẻ thù – ông Trương Quang Được đã rất xúc động: “Dẫu biết rằng quy luật sinh – lão – bệnh – tử không ai tránh được nhưng nghe tin này tôi vẫn rất đau đớn, luyến tiếc và cảm thấy nỗi nhớ thương trào dâng trong lòng mình:
Mỗi khi đánh tan quân giặc, ta tung hô muôn năm:
Đồng chí Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp,
- Nguyên Giáp
- Nguyên Giáp
- Nguyên Giáp
Là khi trong lòng ta chan chứa tình:
- Anh Văn
- Chú Văn
Video đang HOT
- Đồng Chí Văn…:
Tài dụng Binh nơi chiến trường Văn hóa Võ, đánh giặc trăm trận thắng,
Đức dụng Nhân chốn hậu phương Võ hóa Văn, giúp dân vạn sự thành;
Biến hóa Văn Võ song toàn,
Thế trận lòng Dân,
Lũy thần bằng hữu
Muôn đời hưng…”.
Những vần thơ này được bật ra chân thành, bình dị như chính tình cảm của người cán bộ lão thành dành cho vị Tổng Tư lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. “Ngoài đời, Cụ có một nếp sống bình dị, đơn giản, hàng ngày Cụ vẫn tập thể dục, tập Yoga, ngồi Thiền và chơi cả đàn piano. Tác phong quân sự đã hài hoà với phong thái văn hóa nhân gian vốn có trong con người Võ Đại tướng, nên mỗi khi kể về nhân cách lớn của vị tướng huyền thoại này, nhân dân ta thường nhắc đến các tình huống “Võ hóa Văn và Văn hóa Võ ” là thế”, ông Trương Quang Được nói.
Những ngày qua, chứng kiến những tình cảm đồng bào cả nước dành cho Đại tướng, ông Trương Quang Được đã rất xúc động: “Đại tướng đã ra đi trong lòng dân. Nỗi đau của cả dân tộc đã hòa một nhịp… Tôi được biết, có rất nhiều đồng bào ở xa, có đồng bào người dân tộc, những đồng bào ở miền Nam xa xôi, những kiều bào nước ngoài, cả những người chưa bao giờ có dịp gặp Đại tướng ngoài đời nhưng tất cả đều kính cẩn, rơi lệ. Tôi cũng được biết, có những người để được vào tiễn biệt Đại tướng đã phải xếp hàng nhiều đồng hồ dưới nắng, hay thức trắng đêm trước cửa căn nhà số 30 Hoàng Diệu. Nhiều người trong số đó không chỉ xếp hàng một lần. Mỗi ngày họ đều mong muốn đến đây để được gần hơn với Đại tướng, để được cảm nhận nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp nổi…”. Tướng Giáp là một tượng đài trong lòng dân, được kết tinh từ sự yêu thương, kính trọng của nhân dân nên càng thiêng liêng, bền chặt và sống mãi. Trong thời khắc đau thương này, cả dân tộc xích lại gần nhau, tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác Hồ và gương sáng của Bác Văn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đai thành công!”.
“Không phải chiến thắng bằng mọi giá”
Nói về tình cảm của mình dành cho Đại tướng, ông Trương Quang Được xúc động cho biết: “Ngay từ lúc còn tuổi thiếu nhi, tôi đã đuợc ở trong xưởng Quân giới với các anh, các bác công nhân quốc phòng, được nghe kể chuyện về Võ Đại tướng, về tài ba của người thầy giáo biết cầm binh. Mặc dù lúc đó,tôi chưa hiểu nhiều về thế sự, nhưng trong tôi đã khơi dậy một niềm yêu thương, kính trọng. Tôi tham gia gác máy bay cho công binh xưởng. Có lần, tôi được nghe kể lại tâm sự giữa hai anh bộ đội rằng: Một anh hỏi: “Đánh giặc xong, hoà bình thì mày làm gì?”; Anh kia trả lời: “Tao về nhà cày ruộng giúp mẹ”. Ước mơ thật giản dị, thiết tha từ lòng yêu nước, yêu thương cha mẹ không bờ bến, không toan tính vụ lợi của những người lính thế hệ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, đã khiến tôi xúc động, ghi nhớ trong lòng đến bây giờ.
Có thể nói trải qua những năm tháng đau thương mà hào hùng của cả dân tộc, hình ảnh của những người lãnh đạo, vị Tướng tài ba lại càng bền chặt và lớn dần lên trong lòng mỗi người dân. Cao hơn đó không chỉ là tình cảm dành yêu quý một con người nữa mà đã được chuyển hóa thành tình yêu đối với đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc…”.
Ông Trương Quang Được lặng lẽ lật dở từng mảng ký ức, ông đưa cho chúng tôi xem những bức ảnh chụp chung với Đại tướng.
Ông xúc động nhắc lại từng kỷ niệm: “Tôi đã nhiều lần được gặp Đại tướng, trên những cương vị khác nhau, trong đó có 5 lần gặp gỡ mà đến giờ tôi không thể nào quên. Một vị tướng lừng danh, công lao lẫy lừng nhưng lại là một con người sống cực kỳ bình dị. Sự bình dị toát ra từ con người ông, không tô vẽ phô trương. Một con người chân thành, vừa nghiêm khắc vừa độ lượng với cấp dưới; bình thản, kiên nhẫn, quyết đoán vượt qua khó khăn… Trong những lần gặp gỡ ấy, lần nào Đại tướng cũng ân cần căn dặn, từ cách thức làm việc, đến việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, kinh tế với khoa học, với xã hội sao cho đồng bộ. Đặc biệt, Đại tướng nhấn mạnh đến chủ trương “lấy dân làm gốc như thế nào”, “dựa vào dân ra làm sao”? Những bài học giản dị, chân tình, sâu sắc khiến cho các cán bộ lãnh đạo và những nhà khoa học, nhà kinh tế và những người dân thường đều rất thích thú và kính trọng sự hiểu biết sâu rộng của Đại tướng.
Có lần, Quốc hội mời Cụ đến dự họp Quốc hội, khi ấy Đại tướng đã về nghỉ hưu. Giờ khai mạc, Cụ đến rất sớm vào phòng tiếp khách của Ban thường vụ Quốc hội, nói chuyện với chúng tôi một cách vui vẻ và tình cảm như là người cha đối với con, người anh đối với người em. Cụ đặc biệt quan tâm đến tư cách đại diện của Đại biểu Quốc hội. Cụ nhắc nhở, những người Đại biểu là đại diện cho nhân dân, cho mọi tầng lớp từ nông dân, công dân, trí thức, dân tộc thì làm sao phải lắng nghe đầy đủ phản ánh một cách trung thực đến Quốc hội để Quốc hội bàn cho thật là tốt… Tình cảm của Cụ đối với dân với nước hết sức sâu đậm”.
Không phải ngẫu nhiên khi nhân dân ta vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò suất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong mọi hoàn cảnh, tình huống Đại tướng luôn biết học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, đặc biệt là “thế trận lòng dân”… Mỗi người lính thời đại cụ Hồ, cụ Võ Nguyên Giáp đều được dạy phải gần dân, sống trong dân. Bộ đội coi dân như cha mẹ, dân quý bộ đội như con cái… Chính tư tưởng gần dân này đã tạo nên một hình ảnh Đại tướng bất tử trong lòng đồng bào cả nước.
Việt Nam, một nước đất không rộng, người không đông, kinh tế còn nghèo đã chiến thắng 2 đế quốc lơn, nhưng không phải “chiến thằng bằng mọi giá”, ông Trương Quang Được đã chia sẻ: Đại tướng là vị Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh. Trong mỗi trận đánh, ông luôn tìm ra cách đánh vừa độc đáo, vừa sáng tạo, vừa đảm bảo thắng lợi cao nhất nhưng luôn làm sao để hạn chế mức thấp nhất thương vong cho tướng sỹ. Trong việc “cầm quân” khi chưa chắc thắng, ông kiên trì “đánh chắc, tiến chắc” không bao giờ manh động, phiêu lưu.
Trước đây, có lần Đại tướng đã từng tâm sự : “Nếu không có chiến tranh tôi đã bình yên là một thầy giáo dạy Sử…”. Điều này đủ để thấy một nhân cách đẹp đẽ, yêu chuộng hòa bình của Đại tướng. Tất cả những phẩm chất cao đẹp này đã làm nên một vị tướng: Tài – Đức; Văn – Võ song toàn bất tử của lòng dân.
Hà Trang – Xuân Ngọc
Theo Dantri
Có thể kéo dài thời gian viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Sáng nay (11/10) Ban tổ chức Lễ tang Nhà nước đã có cuộc họp rà soát lại công tác chuẩn bị ở mọi mặt và nhiệm vụ của từng bộ phận, đơn vị. Tất cả đã sẵn sàng cho Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính thức diễn ra vào ngày mai.
Thiếu tướngNguyễn Kim Sơn - Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu - cho biết, cuộc họp sáng nay do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Ban tổ chức Lễ tang Nhà nước đã rà soát lại tất cả các khâu trong công tác chuẩn bị và các phương án thực hiện trong những ngày Quốc tang đã hoàn tất.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
"Có rất nhiều bộ phận chuyên trách, đảm nhiệm các công việc khác nhau. Dự đoán sẽ rất đông người dân đến viếng Đại tướng, nên cùng với nhưng công việc quan trọng trực tiếp trong 2 ngày Quốc tang, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý đặc biệt tới Ban Tổ chức lễ tang và các bộ phận chuyên môn phải bảo đảm an toàn, thuận lợi nhất để nhân dân có thể vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thể hiện tình cảm với Người" - Thiếu tướng Sơn cho hay.
Theo Thiếu tướng Sơn, các phương án bảo đảm an toàn giao thông, phương án tập kết, phương án di chuyển, công tác phục vụ và bảo vệ... đều được kiểm tra kỹ lưỡng và chuẩn bị với tinh thần cao nhất.
Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ bắt đầu từ 7h30 và kết thúc vào lúc 21h ngày 12/10. Cả buổi sáng ngày mai sẽ được dành cho đoàn viếng của nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo cấp cao nước ngoài, các đoàn ngoại giao... Nửa buổi chiều là đoàn viếng của các Bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh thành phố, đoàn thể Trung ương. Như vậy, chỉ còn đúng 6 tiếng đồng hồ dành cho số lượng rất lớn đồng bào từ khắp các tỉnh thành, vùng miền về Hà Nội viếng Đại tướng. Vì thế nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về thời gian hạn hẹp.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Sơn giải thích, Quốc tang không thể tùy tiện thay đổi hay điều chỉnh nhiều vấn đề vì đã có quy định chặt chẽ. Thời gian viếng được Ban tổ chức Lễ Quốc tang đề ra là chỉ trong 1 ngày vì còn liên quan rất nhiều đến các công tác tổ chức khác nữa. Nhưng dự liệu trước việc nhân dân cả nước dồn về Hà Nội viếng Đại tướng rất đông nên Ban lễ tang sẽ tùy theo tình hình để có các phương án tiếp theo. Có thể thời gian viếng Đại tướng sẽ kéo dài sau 21h.
Quân dân cả nước dành nhiều tình cảm đặc biệt cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Thiếu tướng Sơn khẳng định, Bộ Công an đã có các phương án tốt nhất nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối trong những ngày diễn ra Quốc tang. Công an Hà Nội sẽ huy động 150 chốt trực Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, hướng dẫn người dân tham gia giao thông.
Trước giờ bắt đầu lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: "Qua việc chuẩn bị cho Lễ Quốc tang của Đại tướng, những ngày qua tôi càng thấm thía về tình cảm và uy tín lớn của Đại tướng trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế. Đại tướng là một người vĩ đại, là nhân vật lịch sử đặc biệt của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20-21.
Điều đó, theo Thiếu tướng Sơn, thể hiện ngay từ khi hay tin Đại tướng mất, người dân ở mọi miền của đất nước, từ những bậc cao niên lớn tuổi đến trẻ nhỏ đều dành rất nhiều tình cảm cho Người. Đông đảo nhân dân đã đến nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn và rất nhiều tình cảm yêu mến dành cho Đại tướng.
Chương trình dự kiến Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bắt đầu từ 12h trưa nay 11/10, Quảng trường Ba Đình (HàNội) đã diễn ra lễ treocờrủ, cả nước chính thức diễn ra lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tất cả các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ; mọi hoạt động vui chơi, giải trítạm ngừng hoạt động. Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ kết thúc sau12h ngày 13/10.
Bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Điện Biên (ảnh: Trần Hương)
Lễ viếng sẽ diễn ra từ 7h30 ngày 12/10 tại 3 nơi là Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Quảng Bình. Tại Nhà tang lễ Quốc gia Trần Thánh Tông - Hà Nội: Lễ viếng bắt đầu từ 7h30 - 21h, ngày 12/10 /2013. Buổi sáng: Từ 7h30 - 12h Các Đoàn viếng của Ban Chấp hành Trung ương, đoàn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn của Chủ tịch nước, đoàn của Chính phủ, đoàn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn Quân ủy Trung ương, gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; Các đoàn viếng của lãnh đạo cấp cao nước ngoài; Các đoàn viếng của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Các đoàn quốc tế và ngoại giao; Đoàn Cựu chiến binh Việt Nam. Buổi chiều: - Từ 12h - 14h: Các đoàn viếng của các tỉnh, thành phố; - Từ 14h - 15h: Các đoàn viếng của các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương; - Từ 15h - 21h: Các đoàn viếng còn lại và các cá nhân. Tại tỉnh Quảng Bình: Lễ viếng được tổ chức tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình cùng thời gian tổ chức Lễ viếng tại Hà Nội. Tại TP.HCM: Lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, cùng thời gian tổ chức Lễ viếng tại Hà Nội.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cả nước chính thức để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp Dù lễ viếng, lễ truy điệu chính thức tổ chức vào 2 ngày 12 -13/10, bắt đầu từ 7h30 sáng ngày mai nhưng 12h trưa nay, các cơ quan, công sở bắt đầu treo cờ rủ, cả nước để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nghi thức treo cờ rủ đã được thực hiện tại quảng trường Ba Đình, trước lăng Chủ tịch...