‘Đại tiệc’ 2.200 năm tuổi dưới đáy Địa Trung Hải
Các nhà khảo cổ phát hiện một con tàu đắm La Mã có niên đại gần 2.200 năm ngoài khơi bờ biển Palermo, Sicily chứa đầy bình rượu và dầu ô liu.
Bên trong con tàu đắm 2.200 năm tuổi dưới đáy Địa Trung Hải
Con tàu dưới đáy Địa Trung Hải này ví như là nơi diễn ra một ‘bữa tiệc’ thật sự với rất nhiều rượu ngon và đồ ăn. Con tàu đắm từng hoạt động trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, được tìm thấy dưới đáy Biển Địa Trung Hải ở độ sâu 92 mét, gần Isola delle Femmine.
Con tàu đắm La Mã cổ đại có niên đại gần 2.200 năm, chứa đầy những chiếc bình đựng rượu và dầu ô liu.
Những chiếc bình cổ có hai tay cầm thẳng đứng để đựng rượu và dầu oliu, được sử dụng nhiều trong suốt lịch sử cổ đại từ người Phoenicia đến người La Mã, giao hàng bằng đường bộ hoặc đường biển. Chúng thường làm từ gốm.
Những bình cổ là một trong nhiều hình dạng xuất hiện trong bức tranh bình cổ Hy Lạp. Chúng góp phần giúp các nhà khoả cổ chỉ ra tuổi của một con tàu đắm và nguồn gốc địa lý hàng hoá. Trong một số trường hợp hiếm hoi, phần chất lỏng hay đồ khô bên trong vẫn còn nguyên vẹn, cung cấp thông tin về thực phẩm thời xưa.
Video đang HOT
Những chiếc bình cổ thường dùng để dựng rượu và dầu oliu
Được biết, việc buôn bán rượu vang ở Sicily là ‘một trong những hoạt động phổ biến và mang lại lợi nhuận cao nhất cho các doanh nhân vào thời điểm đó’.
Trong đó, loại rượu nổi tiếng, thu hút sự chú ý nhiều nhất là Mamertino của Caesar.
Cơ quan quản lý vùng biển vùng Sicilia chịu trách nhiệm bảo vệ các vật thể lịch sử và tự nhiên tìm thấy ở vùng biển ngoài khơi hòn đảo Italia.
Valeria Li Vigni, trưởng đoàn thám hiểm và giám đốc vùng biển của Sicily, cho biết: “Khám phá xác nhận sự hiện diện của nhiều di tích khảo cổ học trong các dải đo độ sâu trên 50/80 mét. Điều này kích thích chúng tôi tiếp tục nghiên cứu dưới đáy biển sâu”.
Các nhà khoa học đã sử dụng tàu hải dương học Calypso South để điều tra xác tàu, sử dụng phương tiện điều khiển từ xa của tàu để chụp ảnh rõ nét.
Việc nghiên cứu và giám sát môi trường biển tiếp tục làm phong phú thêm bức tranh về những vẻ đẹp quý giá hiện diện ở biển Sicilia.
Việc phát hiện ra xác tàu và bình rượu cũng có thể báo hiệu một thời kỳ hòa bình trong khu vực, mà người La Mã cổ đại gọi là Mare Nostrum.
Năm 2012, các thợ lặn đã tìm thấy một con tàu đắm 2.000 năm tuổi ngoài khơi thị trấn Varazze thuộc tỉnh Liguria, là một con tàu thương mại thời La Mã.
Các phát hiện bất ngờ từ thành phố cổ đại bị nhấn chìm
Các thợ lặn tại Ai Cập đã phát hiện những phần hiếm hoi còn sót lại của một con tàu quân sự cùng với một khu mai táng ở thành phố cổ bị chìm Thônis-Heracleion.
Thợ lặn kiểm tra phần còn lại của con tàu quân sự cổ đại REUTERS
Một đội tìm kiếm Ai Cập-Pháp do Viện Khảo cổ học Dưới nước Châu Âu (IEASM) dẫn đầu đã tìm thấy con tàu quân sự bị chìm vào thế kỷ 2 trước Công nguyên tại thành phố cổ Thônis-Heracleion, theo Reuters đưa tin gần đây.
Thành phố cổ bị chìm Thônis-Heracleion - từng là cảng lớn nhất của Ai Cập trên Địa Trung Hải và là thành phố chính của khu vực trong nhiều thế kỷ trước khi Alexander Đại đế thành lập thành phố Alexandria vào năm 331 trước Công nguyên.
Thônis-Heracleion cùng với một khu vực rộng lớn của đồng bằng sông Nile đã bị phá hủy và nhấn chìm bởi một vài trận động đất và sóng thần. Sau đó vào năm 2001, nó được tìm thấy tại vịnh Abu Qir gần Alexandria, hiện là thành phố lớn thứ hai của Ai Cập.
Phần còn lại của con tàu quân sự bị chìm REUTERS
Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, một nghiên cứu sơ bộ cho thấy con tàu được tìm thấy là loại tàu đáy bằng, có mái chéo và cánh buồm lớn, thân dài 25 m, được đóng theo lối cổ điển và cũng mang các đặc điểm của lối thiết kế Ai Cập cổ đại.
Khi đang neo đậu cạnh ngôi đền thờ thần Amun nổi tiếng, con tàu bị nhấn chìm khi ngôi đền bất ngờ đổ sụp.
Tại một khu vực khác của thành phố, đội tìm kiếm đã phát hiện ra phần còn sót lại của một khu mai táng lớn của Hy Lạp có niên đại từ những năm đầu tiên của thế kỷ 4 trước Công nguyên.
Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, khám phá này chứng minh sự hiện diện của các thương nhân Hy Lạp tại Thônis-Heracleion, đồng thời cho thấy người Hy Lạp đã được phép định cư ở khu vực đó vào cuối thời kỳ của Ai Cập cổ đại. "Họ xây những nơi thờ phượng của họ gần ngôi đền khổng lồ Amun. Chúng bị phá hủy đồng thời và tàn tích được tìm thấy nằm lẫn với những tàn tích của đền thờ Ai Cập", Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết.
Hơn 40 vụ cháy rừng nhấn chìm miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ trong biển lửa Hơn 40 vụ cháy rừng trên 13 tỉnh trên bờ biển Aegean và Địa Trung Hải, khiến một số khu dân cư bị nhấn chìm trong biển lửa. Nhiều hộ gia đình buộc phải sơ tán để tránh nguy hiểm.