Đại Thiên Lộc: 2 vợ chồng tráo đổi vị trí Chủ tịch và Phó chủ tịch
Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc (mã ĐTL, sàn HoSE) vừa có thay đổi nhân sự cao cấp trong Hội đồng quản trị Công ty.
Đại Thiên Lộc là doanh nghiệp ngành thép
Theo đó, Hội đồng quản trị Công ty đã miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Nguyễn Thanh Nghĩa và miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch Hội đồng quản trị đối với bà Nguyễn Thị Bích Liên.
Đồng thời, Hội đồng quản trị cũng đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Bích Liên vào ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị và bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghĩa giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Bà Nguyễn Thị Bích Liên và ông Nguyễn Thanh Nghĩa có quan hệ là 2 vợ chồng. Trong đó, ông Nghĩa sinh năm 2963 và và Liên sinh năm 1964.
Video đang HOT
Hiện tại, ông Nghĩa đang nắm giữ 29,2 triệu cổ phiếu DTL, tương ứng với 48,19% cổ phần công ty này.
Trong khi đó, bà Liên nắm giữ 7,9 triệu cổ phiếu ĐTL, tương ứng với tỷ lệ 13,03% cổ phần Công ty.
Bà Liên từng làm Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thép Thiên Lộc từ năm 2000 đến năm 2005 và làm Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc từ năm 2004 đến năm 2011.
Bà trở thành thành viên Hội đồng quản trị Công ty từ năm 2011.
Trong khi đó, ông Nghĩa từng công tác tại Công tác tại Công ty Tài chính Tín dụng Seaprodex và sau đó làm việc tại Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản TP. Hồ Chí Minh.
Trong giai đoạn 2012 – 2013, ông Nghĩa là thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre và sau đó là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre đến năm 2017.
Đại Thiên Lộc là doanh nghiệp kinh doanh sắt thép với vốn điều lệ là 614 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 888,5 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Công ty tại thời điểm 30/6/2020 có giá trị cao khoảng gấp gần 2 lần vốn chủ sở hữu với 1.645,8 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 1.136,7 tỷ đồng.
Quý II/2020, Đại Thiên Lộc đạt doanh thu thuần 386 tỷ đồng, sụt giảm còn nửa so với 797 tỷ đồng cùng kỳ năm trước; doanh thu thuần lũy kế 96 tháng là 797 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 1.444 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý II/2020 của Công ty là âm hơn 13 tỷ đồng, lỗ nặng hơn cùng kỳ năm trước với mức lỗ hơn 6,2 tỷ đồng trong quý II/2019.
Lức lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 là hơn 100,9 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần mức lỗ của 6 tháng đầu năm 2019 (âm hơn 32 tỷ đồng).
Tổ chức kinh tế hạch toán phụ thuộc không thuộc đối tượng xóa nợ
Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ là tổ chức kinh tế hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, do đó không thuộc đối tượng xóa nợ tiền thuế.
Theo Tổng cục Hải quan, Khoản 2, Điều 2 và Khoản 2, Điều 3 Thông tư 179/2013/TT-BTC ngày 2/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng, điều kiện xóa nợ đối với DN nhà nước đã giải thể: "DN nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 1/7/2007 (bao gồm tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cửa khẩu hạch toán phụ thuộc, đơn vị vãng lai hạch toán phụ thuộc của DN). Đối với DN nhà nước đã giải thể nêu tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư này thì phải đảm bảo các điều kiện sau: a) DN nhà nước hạch toán độc lập. b) Đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền".
Cũng theo công văn 5432/BNN-QLDN ngày 30/7/2019 của Bộ NN&PTNT thì Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ là tổ chức kinh tế hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam theo Quyết định số 31/2005/QĐ-BTS ngày 6/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) về việc chuyển Tổng công ty Thủy sản Việt Nam tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Do đó, theo quy định này thì khoản nợ của Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ không thuộc đối tượng xóa nợ.
Về trách nhiệm thanh toán khoản nợ thuế, theo Tổng cục Hải quan, Khoản 2, Điều 55 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định: "DN bị tách, bị hợp nhất, bị sát nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sát nhập DN. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì DN bị tách và các DN mới được thành lập từ DN tách, hợp nhất, sát nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế".
Cũng tại Khoản 1, Điều 4 Quyết định số 31/2005/QĐ-BTS ngày 6/12/2005 thì hội đồng quản trị Tổng công ty Thủy sản Việt Nam có trách nhiệm giải thể 3 đơn vị trong đó có Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ nên sau khi giải thể thì khoản nợ này thuộc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam.
Ngày 14/3/2011 Bộ NN&PTNT có Quyết định số 456/QĐ-BNN-ĐMDN về việc hợp nhất 3 tổng công ty gồm: Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, Tổng công ty Thủy sản Hạ Long và Tổng công ty Hải quan Biển Đông thành Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - công ty TNHH MTV nay là Tổng công ty Thủy sản Việt Nam -CTCP.
Với các quy định dẫn trên thì Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - CTCP có trách nhiệm thanh toán khoản nợ của Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ với số tiền thuế NK còn nợ là 310 triệu đồng.
Cấp tập thoái vốn nhà nước: Đừng để mang đến lại mang về Seaprodex, Vocarimex là những cái tên được kỳ vọng giúp Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) hoàn thành kế hoạch doanh thu thoái vốn năm 2020. Ở các bộ, ngành khác, tâm lý khẩn trương cũng tương tự. Ít tên tuổi lớn Tuy số lượng doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện...