Đại sứ Việt Nam tại Mỹ dự toạ đàm về an ninh châu Á – Thái Bình Dương
Ngày 02.10 tại Washington DC, Mỹ, Viện Nghiên cứu Chính sách Asia Society đã tổ chức buổi toạ đàm về “An ninh châu Á – Thái Bình Dương”, trong đó công bố Báo cáo mới đây của Asia Society về “Duy trì hoà bình tại châu Á: Xây dựng thể chế an ninh lâu dài khu vực”. Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh tham gia với tư cách là khách mời của buổi tòa đàm.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh (ngoài cùng bên phải) dự tòa đàm an ninh châu Á – Thái Bình Dương tại Washington DC
Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chính sách Asia Society, nguyên Thủ tướng Australia Kevin Rudd chủ trì buổi toạ đàm, với sự tham gia của các khách mời là Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và nguyên Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ, Shivshankar Menon.
Giới thiệu báo cáo của Asia Society, Chủ tịch Kevin Rudd cho rằng đang có những biến đổi và chuyển dịch đáng chú ý tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với sự trỗi dậy và gia tăng cạnh tranh giữa các cường quốc, cùng nhiều thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống, như Biển Đông, Triều Tiên, biến đổi khí hậu, khủng bố…
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh (ngoài cùng bên phải)
Điều này đặt ra thách thức cần tăng cường và đổi mới các cấu trúc an ninh khu vực của châu Á – Thái Bình Dương, nhằm bảo đảm được nền hoà bình lâu dài ở khu vực. Đánh giá cao sự phát triển của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, Chủ tịch Kevin Rudd cho rằng trong bối cảnh mới, ASEAN và khu vực cũng cần phải xem xét và đổi mới để có thể đáp ứng được những thay đổi nêu trên.
Theo đó, báo cáo của Asia Society đã đưa ra một số đề xuất để các nước khu vực xem xét, trong đó trọng tâm là về cơ chế Cấp cao Đông Á (EAS), có phép EAS vai trò lớn hơn trong việc quản lý và giải quyết các tranh chấp. Ông Shivshankar Menon, một đồng tác giả của Báo cáo, cho rằng để giải quyết các thách thức mới của khu vực, châu Á – Thái Bình Dương cần một cấu trúc an ninh đủ tin cậy, năng động, cởi mở và chuyên nghiệp hơn, có khả năng ứng phó được với các thách thức bao gồm cả về an ninh hàng hải, an ninh mạng, các vấn đề quân sự và xử lý khủng hoảng.
Video đang HOT
Chia sẻ ý kiến tại buổi toạ đàm, Đại sứ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh vai trò của các cơ chế khu vực trong việc thúc đẩy xây dựng lòng tin và hợp tác về hoà bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực.
Bài học kinh nghiệm cho thấy, việc xây dựng cấu trúc khu vực ở châu Á – Thái Bình Dương phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với tính đa dạng của khu vực; xây dựng các quy tắc ứng xử ở khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế; tiếp tục củng cố và tăng cường các cơ chế hiện có ở khu vực theo hướng hiệu quả hơn.
Bình luận về báo cáo, Đại sứ đặc biệt nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác và xây dựng cấu trúc khu vực, nhất là vai trò trung tâm của ASEAN trong việc dẫn dắt và tăng cường hiệu quả của EAS, với tư cách là diễn đàn của lãnh đạo cấp cao, bàn về các vấn đề mang tính chiến lược cả về chính trị, an ninh và kinh tế của khu vực.
Đại sứ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiến chương ASEAN và các Tuyên bố của Cấp cao Đông Á, trong đó có các Tuyên bố Kuala Lumpur thành lập EAS năm 2005, Tuyên bố Hà Nội 2010 và Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về kỷ niệm 05 và 10 năm EAS, Tuyên bố Bali về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi ở khu vực, tiếp tục là cơ sở để củng cố và tăng cường các thể chế của ASEAN trong đó có EAS. Nhân kỷ niệm 50 thành lập, với vai trò trung tâm, ASEAN cần tăng cường hơn nữa đoàn kết, xây dựng cộng đồng và vai trò của mình trong việc thúc đẩy quan hệ với các đối tác, vì hoà bình, hợp tác, phát triển ở khu vực.
Viện Nghiên cứu Chính sách Asia Society, thành lập năm 1956, là tổ chức giáo dục phi lợi nhuận hàng đầu tại Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiểu biết và tăng cường quan hệ đối tác giữa người dân, lãnh đạo và các tổ chức của châu Á với Mỹ trên các lĩnh vực chính sách, thương mại, văn hoá, giáo dục và nghệ thuật. Asia Society hiện có chi nhánh tại New York, Houston, Washington DC, Los Angeles, San Francisco và nhiều nơi trên thế giới như Hong Kong, Manila, Mumbai, Seoul, Thương Hải, Sydney, và Zurich.
Theo Danviet
Mỹ khó có cớ gây chiến khi Triều Tiên nổ bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương
Vụ thử hạt nhân trên Thái Bình Dương của Triều Tiên không thể bị coi là hành động tuyên chiến vì vấn đề chính sách và pháp lý.
Một vụ thử hạt nhân trên Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: USAF.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho ngày 23/9 tuyên bố Bình Nhưỡng có thể cho nổ bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương để đáp trả các tuyên bố cứng rắn từ Washington. Giới chuyên gia nhận định ngay cả khi Triều Tiên tiến hành vụ nổ bom nhiệt hạch này, nó cũng không bị coi là hành động tuyên chiến nhằm vào Mỹ và đồng minh, theo National Interest.
Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình chống phổ biến vũ khí tại Đông Á (EANP), cho rằng một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên ở Thái Bình Dương khó bị xếp vào nhóm hành động chiến tranh. "Thái Bình Dương là vùng biển rất rộng, khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân ở đây, nhiều tàu thuyền sẽ thấy vụ nổ nhưng ít có khả năng bị ảnh hưởng", ông Lewis nói. Điều đó khiến Mỹ và đồng minh ít có lý do để tấn công trả đũa nhằm vào Triều Tiên sau vụ thử.
Dưới quan điểm pháp lý, Mỹ đã từ chối tham gia Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton. Năm 2003, Bình Nhưỡng cũng đã rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ngày 7/7/2017, Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân được Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua, nhưng không quốc gia nào trong 9 nước sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên và Israel, tham gia đàm phán hay bỏ phiếu.
Bởi vậy, từ góc độ chính trị và pháp lý, khó có thể coi vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trên Thái Bình Dương là sự vi phạm luật pháp quốc tế và đòi hỏi biện pháp trừng phạt quân sự, giáo sư James R. Holmes tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho hay.
Nguy cơ lớn nhất là tên lửa Triều Tiên gây hư hại, phá hủy tàu bè và máy bay. Ảnh: Reuters.
Chuyên gia quân sự Dave Majumdar cho rằng Mỹ có thể thuyết phục Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) thảo luận về giải pháp quân sự sau vụ nổ, nhưng còn tùy vào mức độ thiệt hại từ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trên Thái Bình Dương. "Mỹ có thể vận động chính trị để HĐBA thông qua một nghị quyết dựa trên Chương 7 trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhưng còn tùy vào thiệt hại do vụ thử hạt nhân gây ra và đối tượng bị ảnh hưởng", ông Holmes cho biết.
Chương 7 trong Hiến chương LHQ cho phép HĐBA xác định thực trạng các mối đe dọa hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược, đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định biện pháp nào nên áp dụng để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.
Giới chuyên gia cho rằng rất khó để một quốc gia cấm một vùng biển quốc tế, nhằm phục vụ hoạt động bắn đạn thật hoặc thử tên lửa. Việc bắn trúng tàu bè nước ngoài sẽ dẫn đến những tác động xấu về chính trị và nhân đạo. Khó khăn càng gia tăng gấp bội khi bên thử nghiệm không thể thông báo đầy đủ cho tàu bè và máy bay tránh xa khu vực bắn thử. Hiệu ứng từ một vụ nổ hạt nhân trên không và mặt biển là rất lớn, kéo theo thiệt hại trên diện rộng và ảnh hưởng lâu dài.
Nếu kịch bản này xảy ra, có khả năng HĐBA sẽ cho phép các nước sử dụng vũ lực để đáp trả Triều Tiên, hoặc Mỹ đơn phương phát động chiến tranh để tự vệ trong trường hợp chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nêu vấn đề này trước LHQ và ông sẽ phải giữ lời.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra ICBM Hwasong-14. Ảnh: KCNA.
Tuy nhiên, Mỹ hiểu rất rõ rằng một cuộc chiến giữa hai nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc nên khó có thể gây chiến với Triều Tiên. Nhiều khả năng Bình Nhưỡng sẽ cần thêm thời gian trước khi phóng ICBM mang đầu đạn hạt nhân, cũng như phải đưa ra thông báo trước khi thử nghiệm.
"Việc Triều Tiên cảnh báo trước khi thử hạt nhân trên Thái Bình Dương khiến tên lửa của họ có nguy cơ bị Mỹ đánh chặn. Tuy nhiên, họ có thể chỉ cần báo trước một ngày và phóng đạn về phía nam Thái Bình Dương. Việc thử thành công ICBM mang đầu đạn hạt nhân sẽ xóa tan mọi nghi ngờ về năng lực của nước này", ông Joshua H. Pollack, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu phi hạt nhân James Martin nêu quan điểm.
Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân trên Thái Bình Dương có thể được coi là hành động tuyên chiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 25/9 chỉ khẳng định đó là việc làm vô trách nhiệm mà không trả lời trực tiếp câu hỏi. Hàng loạt khó khăn về chính sách và yếu tố pháp lý là nguyên nhân dẫn tới phản ứng này, chuyên gia Dave Majumdar nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Triều Tiên dọa khiến Mỹ 'sớm đối diện ngày tận thế' Triều Tiên hôm nay yêu cầu Mỹ ngừng chính sách thù địch, đồng thời đe dọa biến Washington thành biển lửa. Tên lửa Triều Tiên trong một lần phóng thử. Ảnh: KCNA. Ủy ban Hòa bình châu Á - Thái Bình Dương Triều Tiên hôm nay lên án Tổng thống Mỹ Donald Trump vì đã ký sắc lệnh hành pháp về các biện...