Đại sứ Ukraine tại LHQ tuyên bố sẽ cho Nga một “bất ngờ khó chịu”
Có vẻ như sau khi Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết không có lợi cho Nga hồi tháng 12 năm ngoái thì Ukraine vẫn chưa hài lòng, và họ muốn nhân cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần này tạo ra “bất ngờ khó chịu” cho Nga.
Đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hợp Quốc Vladimir Yelchenko
Đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hợp Quốc Vladimir Yelchenko mới đây tiết lộ, Kiev đang chuẩn bị một số sáng kiến sẽ mang đến “bất ngờ khó chịu” cho phái đoàn Nga trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Trong một cuộc họp được đài truyền hình Ukraine phát sóng, ông Yelchenko cho biết: “Sẽ có một số bất ngờ cực kỳ khó chịu chờ đợi Nga cả về Bán đảo Crimea, và về Donbass”. Nhà ngoại giao Ukraine cũng công bố áp dụng nghị quyết về Bán đảo Crimea.
Phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 27/9. Bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Poroshenko được lên kế hoạch vào ngày 26/9.
Video đang HOT
Quan hệ Nga -Ukraine căng thẳng vì bán đảo Crimea
Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trước đây về Bán đảo Crimea đã được thông qua vào tháng 12 năm vừa rồi. Có 70 quốc gia đã bỏ phiếu thuận, 26 phiếu chống, và 76 phiếu trắng. Phần lớn các nước bỏ phiếu thuận là các nước châu Âu và Hoa Kỳ.
Gần đây, ông Poroshenko đã chỉ thị cho các nhà ngoại giao chuẩn bị một nghị quyết mới cho phiên họp tiếp theo của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Lần này, Ukraine dự định sẽ nêu vấn đề vi phạm quyền lợi của người Tatar sống trên Bán đảo Crimea.
Tòa án quốc tế Liên Hiệp Quốc, Nga đã từng tuyên bố rằng Kiev không thể cung cấp bằng chứng về sự kỳ thị chống lại người Tatar trên bán đảo Crimea được.
Điện Kremlin không đồng ý với việc thông qua nghị quyết hồi tháng 12 năm ngoái. Lãnh đạo Crimea Sergey Aksenov cho biết, nghị quyết này không phản ánh tình hình thực tế ở Crimea và nó chỉ làm lan truyền những bịa đặt hoang đường của Kiev.
Về phần mình, người đứng đầu của Vụ Xã hội Crimea, ông Grigory Ioffe cho biết nghị quyết nói trên thực ra chỉ là một cuộc cãi vã chính trị. “Tất cả những cáo buộc chống lại Nga được xây dựng trên những thứ không thực. Chẳng có ai đưa ra được bất kỳ một sự thực nào, trong đó có cáo buộc về vi phạm các quyền của người dân Crimea, người Tatar trên bán đảo Crimea, và những thứ tương tự”, ông nói.
Chủ tịch Ủy ban phát triển ngoại giao công, hợp tác nhân đạo và bảo tồn các giá trị truyền thống thuộc Vụ Xã hội của Nga, bà Elena Sutormina cho rằng nghị quyết không phản ánh thực trạng vấn đề theo bất kỳ cách nào. Theo bà, tổ chức quốc tế duy nhất, kết hợp được số lượng tối đa các quốc gia và kêu gọi họ hợp tác với nhau trong các tình huống liên quan đến vấn đề thế giới, lại đang “bắt đầu hùa theo luận điệu của một nhóm quốc gia cụ thể”.
Theo infonet
Nga phản bác chiến tích đánh chặn máy bay của không quân Anh trên Biển Đen
Nga cáo buộc không quân Hoàng gia Anh đánh chặn các máy bay nước này hoạt động trên Biển Đen là một kiểu hành động nguy hiểm nhằm khiêu kích Moscow.
Theo Reuters, lời cáo buộc được đại sứ quán Nga tại London đưa ra sau khi không quân Hoàng gia Anh tuyên bố các máy bay quân sự nước này đã đánh chặn một máy bay tuần tra trên biển của Nga hoạt động ở Biển Đen vào ngày 24/8. Trước đó, vào ngày 22/8, không quân Hoàng gia Anh cũng đã đánh chặn 2 máy bay chiến đấu được cho là của Nga.
Nga - Anh liên tiếp căng thẳng liên quan tới vấn đề chính trị và quân sự.
"Mối đe dọa mà Anh và các đồng minh gây ra cho máy bay tuần tra của Nga giữa lúc máy bay này đang hoạt động gần với bờ biển nước Nga. Thay vì tăng cường an ninh, chính quyền Anh lại lợi dụng sự hiện diện quân sự trên Biển Đen để đưa ra những hành động khiêu khích, đầy nguy hiểm", thông báo từ đại sứ quán Nga tại London hôm 25/8 viết.
Tuy nhiên, hôm 26/8, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Anh đã từ chối đưa ra lời bình luận về tuyên bố từ đại sứ quán Nga.
Trong khi đó, 3 nước có đường biên giới trên Biển Đen là Romania, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ lại là những đồng minh của Anh trong khối NATO.
Hồi tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Mark Lancaster từng tuyên bố, lực lượng không quân nước này buộc phải đánh chặn các máy bay quân sự của Nga với tần suất gấp hơn 80 lần trong 10 năm qua.
Mối quan hệ giữa Anh và Nga rơi vào sóng gió sau khi Anh cáo buộc Nga là thủ phạm hạ độc cha con cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal bằng chất độc thần kinh Novichok tại thành phố Salisbury hồi tháng Ba. Về phần mình, Moscow phủ nhận mọi cáo buộc liên quan tới vụ hạ độc cha con ông Skripal.
Không quân Hoàng gia Anh hiện duy trì sự hiện diện ở các nước Baltic và ở Romania nhằm ngăn chặn Nga có thêm động thái quân sự sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine vào lãnh thổ Liên bang Nga hồi năm 2014. Moscow khẳng định hoạt động của quân đội Nga ở Biển Đen luôn theo kế hoạch và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Theo infonet
Tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đen, Nga dọa hành động đáp trả Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mỹ đã tiến vào vùng biển kín thông qua eo biển Bosphorus khiến giới chức Nga đứng ngồi không yên. Tàu khu trục Mỹ tiến vào Biển Đen. Theo Daily Star, giới chức hải quân Mỹ nói tàu khu trục đã tiến vào Biển Đen để thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, nơi...