Đại sứ Trung Quốc kêu gọi Mỹ “cạnh tranh lành mạnh”
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cho rằng cuộc cạnh tranh giữa hai nước không phải là “một trận đấu quyền anh” mà nên là “một cuộc đua” để hai bên cùng có lợi.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương (Ảnh: Xinhua).
Trong cuộc phỏng vấn chung với phóng viên của các hãng truyền thông lớn của Mỹ hôm 25/12, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương cho rằng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc không nên được xem như “một trận đấu quyền anh”, trong đó một bên đánh bại bên còn lại.
Thay vì cạnh tranh với nhau trong trò chơi “tổng số bằng không” (bên được – bên mất), nhà ngoại giao Trung Quốc cho rằng Washington và Bắc Kinh nên bước vào một “cuộc đua”, trong đó cả hai bên có thể thúc đẩy lẫn nhau và thể hiện tốt nhất khả năng của mình.
Đại sứ Tần Cương cho rằng, cả hai nước đều có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác trong cạnh tranh để có thể làm cho mình trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng cũng cho phép bên còn lại phát triển. Ông cho rằng sự cạnh tranh cần được kiểm soát một cách công bằng và lành mạnh.
“Tổng thống Joe Biden cho biết ông hy vọng có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Ông Biden không muốn làm xáo trộn mối quan hệ này. Nhưng Mỹ lại đang xác định xu hướng chủ đạo của quan hệ Mỹ – Trung là cạnh tranh. Chúng tôi không đồng ý với điều đó”, ông Tần Cương nói. Theo ông, xu hướng như vậy bỏ qua thực tế rằng, hợp tác đã trở thành xu hướng chủ đạo trong quan hệ của hai nước trong 40 năm qua.
Video đang HOT
“Nếu tiếp tục cạnh tranh với nhau, nó sẽ làm tăng nguy cơ đối đầu và xung đột. Nó giống như một bệnh nhân cao huyết áp. Nếu bệnh nhân cao huyết áp đi khám, việc đầu tiên của bác sĩ là hạ huyết áp xuống. Đừng đợi đến khi bệnh nhân lên cơn đau tim hoặc đột quỵ”, Đại sứ Trung Quốc nói.
Đề cập đến việc cạnh tranh công bằng và lành mạnh, ông Tần Cương cho rằng “công bằng có nghĩa là cả hai bên cần tuân thủ các chuẩn mực điều chỉnh quan hệ quốc tế”.
“Chúng ta có các quy tắc được quốc tế công nhận, như các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, “sự cạnh tranh hiện tại là không công bằng. Phía Mỹ đang dùng sự cạnh tranh để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc”, Đại sứ Tần Cương nói, trích dẫn việc các công ty Trung Quốc bị kìm hãm.
Đại sứ Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang cố gắng vận động các đồng minh gạt Trung Quốc ra khỏi hệ thống quốc tế. Ông nói rằng Trung Quốc đang bị gạt ra ngoài trên quy mô toàn cầu, không chỉ ở Mỹ, về dây chuyền công nghiệp, dây chuyền cung ứng và dây chuyền công nghệ cao.
“Đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh và phải dừng lại”, ông Tần Cương nhấn mạnh.
Trước đó, Đại sứ Tần Cương ngày 20/12 cho biết Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc chỉ đứng sau Mexico và Canada khi xét về thương mại với Mỹ. Ông dự đoán kim ngạch thương mại song phương Mỹ – Trung sẽ vượt mức 700 tỷ USD trong năm nay.
Theo ông Tần Cương, việc Washington sử dụng khái niệm cạnh tranh để xác định mối quan hệ giữa hai nước là sai lầm. Ông cho rằng Mỹ không nên dùng cạnh tranh như một cái cớ để kiềm chế Trung Quốc, bằng cách đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen và cố gắng loại bỏ Bắc Kinh ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc tức giận vì Mỹ trục xuất sinh viên
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington phản đối việc Mỹ thẩm vấn "bừa bãi" và trục xuất một sinh viên nước này.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington ngày 29/9 nói một sinh viên Trung Quốc đã bị thẩm vấn trong hơn hai ngày và bị lực lượng chức năng Mỹ trục xuất tại sân bay Houston, bang Texas.
"Sau khi bị giam trong căn phòng nhỏ hơn 50 giờ mà không được ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, anh ấy đã bị phía Mỹ trục xuất qua một nước thứ ba mà không có lý do chính đáng. Hành động của Mỹ đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của sinh viên này, đồng thời gây thiệt hại lớn về vật chất và tinh thần cho anh ấy và gia đình", đại sứ quán Trung Quốc nói.
Trung Quốc cho biết "kiên quyết phản đối" hành động này và bày tỏ sự bất bình với phía Mỹ.
"Trong một thời gian, Mỹ đã cản trở trao đổi văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân với Trung Quốc. Chúng tôi đã ghi nhận một số trường hợp sinh viên Trung Quốc bị thẩm vấn tùy tiện và thậm chí bị trục xuất tương tự", đại sứ quán nói thêm.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương tại một cuộc họp trực tuyến ở Washington hôm 13/9. Ảnh: Xinhua .
Tháng 9 năm ngoái, Bộ An ninh Nội địa Mỹ thu hồi thị thực của hơn 1.000 sinh viên và các nhà nghiên cứu Trung Quốc, cho rằng họ có quan hệ với quân đội Trung Quốc. Hành động này được giải thích là nhằm ngăn chặn nguy cơ gián điệp.
Trong cuộc họp báo ngày 29/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi Mỹ ngừng ngay "viện cớ an ninh quốc gia để xâm phạm quyền và lợi ích công dân Trung Quốc".
"Theo chúng tôi được biết, khi thẩm vấn, phía Mỹ liên tục đặt câu hỏi liệu sinh viên Trung Quốc có phải là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc hay phục vụ cho chính phủ Trung Quốc hay không, cố tình gắn việc trao đổi học thuật và nhân văn với vấn đề chính trị", bà nói.
Vụ việc xảy ra sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương kêu gọi nỗ lực chung để thúc đẩy quan hệ song phương Mỹ - Trung trở lại đúng hướng càng sớm càng tốt. Hồi đầu tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh với Tổng thống Mỹ Biden rằng hai nước cần cải thiện quan hệ.
Ngoại trưởng Vương Nghị ngày 29/9 bày tỏ quan ngại về quan hệ đối tác ninh mới của Mỹ với Australia và Anh, hay hiệp ước AUKUS, liên minh mà nhiều người cho là nhằm đối đầu Trung Quốc. Ông Vương nói điều này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng địa chính trị trong khu vực và có thể dẫn tới Chiến tranh Lạnh.
Đại sứ Trung Quốc nêu điều kiện hạ nhiệt căng thẳng với Mỹ Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ tuyên bố Bắc Kinh sẽ không tham gia vào nỗ lực chung để hạ nhiệt căng thẳng, trừ khi Washington có động thái để ngăn cạnh tranh giữa hai cường quốc trở thành đối đầu. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương (Ảnh: Xinhua). "Cạnh tranh từ phía Mỹ thường diễn ra dưới hình thức đối...