Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc hỗ trợ nhóm thuyền viên trong vụ chìm tàu
Ngày 20/12, Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã gặp gỡ và trao hộ chiếu cho 17 thuyền viên gặp nạn trong vụ chìm tàu ngoài khơi đảo Ulleung của Hàn Quốc hôm 1/12 vừa qua.
Tàu tuần duyên Hàn Quốc cứu hộ một tàu cá gặp nạn trên biển. Ảnh minh họa: Yonhap
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, tại cuộc gặp ở khách sạn gần sân bay Incheon – nơi các thuyền viên đang lưu trú và hoàn tất các thủ tục để chuẩn bị về nước, bà Tạ Thị Thanh Thúy, Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã động viên, tặng quà cho 17 thuyền viên. Do tàu chìm nên các thuyền viên bị mất toàn bộ giấy tờ tùy thân. Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã hỗ trợ cấp lại hộ chiếu và giúp đỡ các thủ tục để nhóm thuyền viên có thể sớm về nước. Dự kiến, các thuyền viên sẽ về nước trên chuyến bay ngày 25/12.
Anh Đặng Văn Duy (SN 1982), Thuyền trưởng thay mặt cho anh em thuyền viên trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Đại sứ quán Việt Nam, Ban quản lý lao động, cùng các tổ chức cá nhân trong sự cố lần này.
Video đang HOT
Theo lời anh Duy, đoàn thủy thủ đều là những người có kinh nghiệm đi biển, người lâu năm nhất là khoảng 25 năm. Hôm xảy ra sự cố, thời tiết tại khu vực tàu đi qua ở vùng biển ngoài khơi phía Đông Hàn Quốc có gió mạnh, sóng lớn đánh nhiều hướng khiến nước tạt lên tàu. Do tàu có trọng tải không lớn, không có mui kín nên nước tràn vào tàu, gây ra mất thăng bằng. Toàn bộ thủy thủ đoàn đã nỗ lực cứu tàu trong hơn 5 giờ trước khi quyết định rời tàu lên xuồng cứu hộ để thoát hiểm. Ở thời điểm đó, sóng rất lớn và thời tiết đang ở nhiệt độ âm, toàn bộ thủy thủ đoàn đều ướt, đuối sức và tình trạng rất nguy hiểm. May mắn, họ được một tàu Nga phát hiện, lai dắt và phát tín hiệu định vị để các tàu cứu hộ Cảnh sát biển Hàn Quốc tiếp cận kịp thời và giải cứu thành công.
Sau sự cố chìm tàu, Công ty INLACO-HP, đơn vị cung cấp và quản lý 18 thuyền viên cho tàu Houei Crystal của Panama đã và đang phối hợp tích cực với chủ tàu để giải quyết các quyền lợi cho thuyền viên Việt Nam.
Tàu Houei Crystal, đăng ký Panama, trọng tải 5.765 tấn chở 18 thuyền viên Việt Nam đã bị chìm ở vùng biển giáp ranh giữa Hàn Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Các thuyền viên được tìm thấy sau khi trôi dạt vào vùng biển của Hàn Quốc và được lực lượng Cảnh sát biển Hàn Quốc giải cứu đưa về cảng Donghae thuộc tỉnh Gangwon hôm 2/12. Thuyền trưởng Đặng Văn Duy cùng các thuyền viên đều bày tỏ nỗi buồn khi thuyền viên duy nhất còn mất tích và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ với gia đình.
Xuất khẩu lao động ngành ngư nghiệp sang Hàn Quốc: Cơ hội và thách thức
Ngày 29/11, tại Seoul, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề "Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và hỗ trợ lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp".
Lao động Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Incheon, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Mạnh Hùng/TTXVN
Tham dự hội thảo có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, đại diện Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc, đại diện nhiều doanh nghiệp và Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài tại Hàn Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, hội thảo tập trung thảo luận một số vấn đề trong công tác quản lý, hỗ trợ lao động ngành ngư nghiệp cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này. Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, bà Tạ Thị Thanh Thúy cho biết lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp hiện nay có hai hình thức là thuyền viên tàu cá gần bờ do các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam cung ứng sang Hàn Quốc (visa E-10) và lao động ngư nghiệp do Trung tâm lao động ngoài nước cung ứng theo Chương trình EPS (visa E-9). Hiện có 17 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình cung cấp thuyền viên cho tàu đánh bắt cá biển gần Hàn Quốc. Tổng số lao động visa E-10 đang làm việc tại Hàn Quốc là 8.602 người.
Lao động thuyền viên Việt Nam được chủ tàu Hàn Quốc đánh giá tốt về trình độ tay nghề và khả năng đi biển. Trong thời gian qua, dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19 nhưng chỉ tiêu nhận thuyền viên Việt Nam đã tăng lên, từ 1.000 thuyền viên/năm giai đoạn trước năm 2018 lên 1.500 thuyền viên/năm như hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cho rằng thị trường lao động thuyền viên biển gần Hàn Quốc đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ thuyền viên các nước khác. Nhiều chủ tàu ưu tiên nhận thuyền viên các nước khác do ý thức kỷ luật của thuyền viên Việt Nam còn hạn chế, hay chuyển tàu. Bên cạnh đó, hạn chế về ngôn ngữ cũng là lý do gây bất đồng trong công việc, cuộc sống của những thuyền viên.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra tình trạng lao động ngư nghiệp bỏ hợp đồng ra ngoài làm bất hợp pháp là vấn đề cần được các bên giải quyết. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do chênh lệnh thu nhập giữa lao động hợp đồng và lao động bất hợp pháp. Các chủ tàu Hàn Quốc chấp nhận trả mức lượng cao gấp 2 hoặc 3 lần để tìm kiếm lao động về làm việc. Bên cạnh đó, thuyền viên là nhóm công việc khá đặc thù do làm việc đơn lẻ, khó hỗ trợ khi xảy ra tranh chấp. Những vấn đề này khiến tỷ lệ thuyền viên yêu cầu chuyển tàu cao và khó giữ chân lao động khi hết hợp đồng.
Công ty C&P (Hàn Quốc) cho rằng việc phối hợp với các công ty Việt Nam trong khâu tuyển chọn lao động là rất quan trọng. Công ty này cho rằng thuyền viên chưa được định hướng đúng đắn về đặc thù của từng ngành nghề hoạt động trên biển nên không chọn được ngành nghề phù hợp với thể lực của bản thân, dẫn đến phát sinh bất mãn sau khi nhập cảnh. Công ty này kiến nghị cần trang bị cho thuyền viên cẩm nang những tình huống thường gặp trên tàu để tránh những mâu thuẫn không đáng có phát sinh giữa chủ tàu và thuyền viên. Một đại lý cung ứng thuyền viên lớn khác thì cho rằng Hiệp hội Thúy sản Hàn Quốc cần có kiến nghị để đưa ra biện pháp xử phạt nặng các chủ tàu Hàn Quốc sử dụng lao động bất hợp pháp khi có tố cáo hoặc bị phát hiện. Việc các chủ tàu Hàn Quốc sử dụng lao động bất hợp pháp khiến tỷ lệ thuyền viên bỏ trốn gia tăng.
Ông Kim Jae Man thuộc Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc cho rằng tổ chức này thời gian qua đã nỗ lực để bảo vệ quyền lợi cho thuyền viên, không phân biệt khiếu nại đối với thuyền viên trong nước hay nước ngoài. Hàng năm, Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc trích khoản chi khoảng 600 triệu won cho công tác hỗ trợ, tuyên truyền đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho thuyền viên. Ông Kim Jae Man đề nghị các cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cung ứng lao động tăng cường công tác giáo dục định hướng cho người lao động để giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn cũng như không tham gia các hoạt động tội phạm.
Có thể thấy lao động ngư nghiệp là lĩnh vực có tiềm năng nhưng cũng rất đặc thù. Việc Chính phủ Hàn Quốc quy định tỷ lệ lao động bỏ trốn là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá phân bổ chỉ tiêu cấp phép lao động hàng năm đang đặt ra vấn đề quản lý đối với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cung ứng lao động ngư nghiệp Việt Nam. Mặt khác, lựa chọn các chủ tàu phù hợp với thuyền viên và có chế tài xử phạt những chủ tàu sử dụng thuyền viên bất hợp pháp được coi là những giải pháp cơ bản giúp đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động, giảm tỷ lệ bỏ hợp dồng. Để mở rộng thị trường lao động ngư nghiệp một cách lành mạnh, bền vững và tận dụng được nguồn lao động lành nghề tái ký hợp đồng đang là vấn đề cần sự phối hợp của các doanh nghiệp, ban ngành hữu quan của cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Bão tan, cảnh báo mưa lớn mở rộng ra phía Bắc Đêm qua (23/9), bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào đất liền khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam. Sáng nay (24/9), áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Vị trí và hướng di chuyển của vùng áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: NCHMF). Theo Trung tâm Dự báo khí tượng...