Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: Cảnh báo về những “chiêu lừa” du học
Thông tin từ Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT cho biết, Cục vừa nhận thêm thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về thông tin các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với lưu học sinh tại Nhật Bản.
Theo Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GD-ĐT, hiện nay một số website của các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với lưu học sinh tại Nhật Bản, Bộ Giáo dục và đào tạo và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng thực hiện kiểm tra và có thông tin phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Vừa qua, Cục Đào tạo với nước ngoài- Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thêm thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề nêu trên. Cục Đào tạo với nước ngoài chia sẻ để các bạn học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu du học tại Nhật Bản có thêm nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy trong quá trình lựa chọn, tổng hợp thông tin trước khi đi học.
Phụ huynh và học sinh cần lưu ý có rất nhiều “chiêu lừa” đi du học Nhật Bản ở một số công ty tư vấn du học
Cảnh giác tư vấn đi du học “Có thể vừa đi làm vừa đi học”
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý, cần chú ý đến những lời mời mà các công ty tư vấn du học vẫn thường nhấn mạnh là “Có thể vừa đi làm vừa đi học”
Trong những năm gần đây, một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đăng tải thông tin không chính xác về du học Nhật Bản trên trang web của mình rằng đi học ở Nhật Bản có thể kiếm được nhiều tiền.
Ví dụ: “Tùy theo trình độ tiếng Nhật vừa đi học vừa đi làm cũng có thể nhận được mức lương từ 170 nghìn Yên (~35 triệu đồng) đến 300 nghìn Yên (60 triệu đồng) một tháng”.
Thực tế: Những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách “lưu học” về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm các công việc “không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú” như là đi làm thêm cần “Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú”.
Những người đã được cấp phép cũng chỉ được đi làm thêm trong một khoảng thời gian quy định (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không dược đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm.
Dù bạn có vừa đi học vừa đi làm thì bằng việc làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 170 nghìn yên (35 triệu đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo.
Video đang HOT
Chỉ những kỳ nghỉ dài hạn mới được cho phép làm việc đến 8 tiếng 1 ngày. Ví dụ: “Về cơ bản nếu đi du học Nhật Bản thì thu nhập có được từ việc làm thêm sẽ giúp bạn trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt, hơn nữa còn tiết kiệm được một số tiền.”
Thực tế: Mức sinh hoạt phí trung bình của sinh viên đại học bao gồm cả tiền nhà tại Tokyo là 150 nghìn Yên (~30 triệu đồng), tại các vùng khác là 110 nghìn Yên (22 triệu đồng).
Thực tế, nếu bạn tham gia các buổi họp mặt ăn uống với bạn bè thì sẽ phải mất thêm từ 20.000 đến 30.000 Yên (4 triệu – 6 triệu).
Đi làm thêm ở những nơi trả lương cao như ở Tokyo thì với thời lượng làm thêm tối đa là 28 tiếng/tuần thì bạn cũng chỉ thu được 100 nghìn Yên (20 triệu đồng), còn thông thường bạn vừa đi học vừa đi làm thì chỉ có được mức thu nhập thêm khoảng 50 nghìn Yên (10 triệu đồng) một tháng mà thôi. Như vậy tiền làm thêm cũng không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bạn được bao gồm cả tiền nhà.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm.
Hơn nữa, ngoài chi phí sinh hoạt bạn còn phải trả học phí cho trường. Các trường tiếng Nhật và trường đại học ở Nhật Bản thông thường sẽ thu ở mức chi riêng học phí thôi vào khoảng 500 nghìn Yên đến 1 triệu 500 nghìn Yên 1 năm (ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như tiền nhập học …)
Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm. Vì vậy, tất cả những người có nguyện vọng đi du học Nhật Bản cần không bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đưa ra.
Những thông tin cần thiết về chi phí sinh hoạt, học tập và việc đi làm thêm ở Nhật Bản xem tại: http://www.jasso.go.jp/study_j/sgtj_viet.html
Theo Dantri
GS Ngô Bảo Châu: Ai là người rà soát đánh giá chất lượng sách giáo khoa?
Trên trang web hocthenao.vn, GS Ngô Bảo Châu đã xây dựng bàn tròn "Đổi mới Sách giáo khoa" nhằm trao đổi, chia sẻ quan điểm thẳng thắn cùng những người quan tâm đến đổi mới chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015.
GS Ngô Bảo Châu. (Ảnh: Hồng Hạnh)
GS Ngô Bảo Châu đã đặt nhiều câu hỏi, thảo luận để cùng tìm ra câu trả lời. Cụ thể:
Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa một lần?
Không có lập luận thực sự thuyết phục cho việc đổi sách giáo khoa (SGK) định kỳ 10 năm một lần. Tại sao phải đổi SGK theo định kỳ? Nếu định kỳ thì tại sao lại là 10 năm, chứ không phải 5 năm, 20 năm hay 50 năm. Việc cần làm định kỳ là đánh giá chất lượng SGK thông qua thực tế sử dụng.
Lấy gì làm luận cứ cho việc thay đổi SGK?
Để làm lại sách giáo khoa, cần phải chỉ ra những nội dung nào trong SGK hiện hành là lạc hậu, hay thiếu chính xác, những phương pháp tiếp cận nào là không phù hợp. Để thay đổi một cái gì đó, cần phải phân tích, đánh giá chính cái mà mình muốn thay đổi. Luận cứ cho việc đổi mới SGK chỉ có thể là kết quả của việc đánh giá chất lượng SGK thông qua thực tế sử dụng.
Kết quả này có thể cho thấy SGK tốt rồi, không cần thay đổi gì cả, hoặc SGK cơ bản là tốt, nhưng cần sửa sai, cập nhật ở một số chỗ nhưng không cần thay đổi cấu trúc chung, hoặc là SGK hiện hành hỏng cơ bản, phải làm lại từ đầu.
Ai là người rà soát đánh giá chất lượng SGK? Ai là người kiến nghị việc thay đổi SGK?
Quốc hội, chính phủ là cơ quan quyết định việc thay đổi SGK, nhưng những cơ quan này không thể tự kiến nghị việc này. Đánh giá định kỳ chất lượng SGK và kiến nghị thay đổi nếu cần thiết cũng không thể giao cho những người làm SGK, như Nhà xuất bản hay Viện Khoa học giáo dục, vì họ có quyền lợi liên quan.
Việc giám sát và kiến nghị thay đổi SGK này cần được uỷ thác cho một Ủy ban Giáo dục Quốc gia độc lập với các cơ quan hành chính sự nghiệp của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Nếu làm lại SGK, thì làm SGK trước, hay làm chương trình trước?
Trên lý thuyết thì phải có chương trình rồi mới viết SGK, không ai xây nhà xong mới mời kiến trúc sư vẽ thiết kế. Trên thực tế, xây dựng chương trình trước khi viết sách là một việc khó, không có ai được đào tạo và có kinh nghiệm để làm tổng công trình sư cho việc xây dựng chương trình học và SGK. Trong thực tế, chúng ta viết SGK xong rồi mới soạn chương trình.
Những người viết sách đều biết, ít khi viết mục lục trước khi viết sách. Những người đã từng viết sách đều biết, phải bắt đầu soạn một mục lục nháp, viết một vài chương sẽ thấy mục lục không ổn, sửa lại mục lục rồi lại viết tiếp...
Việc làm SGK phức tạp hơn nhiều vì cần có sự phối hợp của nhiều người. Phối hợp như thế nào cần được thiết kế trước. Theo thông lệ quốc tế thì cần có hai nhóm độc lập, một nhóm làm chương trình, một nhóm viết sách, nhóm làm chương trình thẩm định công việc của nhóm viết sách, nhóm viết sách phản biện lại nhóm làm chương trình trên cơ sở những bất cập gặp phải trong quá trình viết sách.
Tại sao không dịch nguyên SGK nước ngoài?
SGK nước ngoài rất khác nhau, ở mỗi nước, các bộ SGK thường cũng rất khác nhau. Không có luận cứ vững chắc cho việc chọn ra một bộ nào đó, coi nó là tốt nhất, thích hợp nhất với Việt Nam rồi dịch nguyên xi. Khó có thể làm khác với cách chúng ta vẫn làm từ trước đến nay là chọn ra một số bộ SGK tốt của nước ngoài, "tích cực" tham khảo để viết ra sách cho mình.
Cần thay đổi gì nhất trong chương trình và SGK hiện hành?
Ngoại ngữ: Chất lượng học tiếng Anh là yếu tố bất bình đẳng căn bản trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Trẻ xuất thân từ các gia đình khá giả được học tiếng Anh tốt hơn nhiều.
Nhân văn: Nếu như sách giáo khoa về toán và khoa học tự nhiên của Việt nam không khác đáng kể so với SGK nước ngoài, SGK và chương trình về xã hội và nhân văn khác nhiều cả về nội dung và phương pháp. Hiểu biết và khả năng của trẻ Việt Nam về toán và khoa học cũng không khác nhiều so với trẻ em các nước khác, nhưng hiểu biết về nhân văn và khả năng ứng xử xã hội thì lại có một khoảng cách rất lớn. Vì vây, cần có những thay đổi cơ bản trong chương trình và SGK nhân văn, cả về nội dung và phương pháp.
Sức khoẻ, lối sống, đạo đức: Xã hội thay đổi nhanh, nhiều gia đình mất phương hướng, nhà trường phải đảm nhiệm một phần vai trò giáo dục của gia đình: trẻ em cần được học những kỹ năng cơ bản để giữ gìn sức khoẻ, những nguyên tắc cụ thể để sống chan hòa với cộng đồng.
Kỹ thuật: Cần mở rộng việc dạy lập trình từ rất sớm.
Hồng Hạnh (ghi)
Nguồn: www.hocthenao.vn
Những số phận hành khách trên chuyến bay AirAsia xấu số Cả thế giới đang dõi theo và cầu nguyện sự bình an cho chiếc máy bay chở 162 người của hãng hàng không AirAsia, hiện đang mất tích. Câu chuyện về những nạn nhân trên chuyến bay được đăng tải trên nhiều trang tin. Chú rể tương lai trên chuyến bay xấu số Alain, một doanh nhân 27 tuổi, là một trong số...