Đại sứ Pháp yêu tiếng Việt, thích phở bò
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noel Poirier.
Bên khung cửa sổ rợp bóng lá chuối, lá cau, Jean Noel Poirier nói về phở và cà phê, về các mối liên hệ giữa Việt Nam và Pháp. Những câu bông đùa bằng tiếng Việt của ông khiến mọi người rộ lên những tràng cười.
Poirier có nhiều mối duyên với Việt Nam. Bà nội của ông chào đời ở Hội An. Thời tuổi trẻ Poirier học tiếng Việt tại đại học Paris 7 và thấy ngôn ngữ này “thật là đẹp”. Các con của Poirier đều mang trong mình một phần dòng máu người Việt. Bản thân Poirier đã làm tổng lãnh sự Pháp tại TP HCM cách đây 12 năm, và từ tháng trước, ông trở thành đại sứ tại Việt Nam.
Trong ba năm tới, nhiệm vụ mà Poirier sẽ dành nhiều công sức nhất là tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước này làm ăn tại Việt Nam và giảm thâm hụt trong cán cân thương mại hai chiều. Ông cũng sẽ xúc tác để có thể tổ chức được nhiều chuyến thăm của các quan chức cấp cao giữa hai bên.
Trong năm qua đã có nhiều đoàn doanh nghiệp Pháp đến tìm hiểu thị trường Việt Nam. “Điều mà họ mong muốn là một môi trường đầu tư ổn định và không có các khoảng trống về pháp lý để tránh việc giải thích thế nào cũng được”, đại sứ nói.
Hiện có khoảng 300 doanh nghiệp Pháp đang hoạt động tại Việt Nam. Các sản phẩm Pháp trong lĩnh vực dược mỹ phẩm và hàng không có chỗ đứng vững chắc, song vị trí này vẫn có thể được củng cố hơn nữa. Pháp đang có những dự án lớn chờ được thực hiện, mà nổi bật trong đó là kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội.
Video đang HOT
Đến thời điểm này, Chính phủ và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) cam kết tài trợ 360 triệu euro cho công trình được công chúng nóng lòng chờ đợi này. Dự kiến một nhà thầu Pháp sẽ triển khai thi công giai đoạn đầu tiên của một trong số các tuyến đường sắt. Tuy nhiên, những gì hiện có mới chỉ là các mô hình và một vài buổi lễ động thổ mang tính hình thức. Poirier cho biết phía Pháp thực sự mong muốn dự án đường sắt thí điểm số ba được khởi công.
Đại sứ Pháp Jean Noel Poirier sinh năm 1962, công tác trong ngành ngoại giao Pháp đã 23 năm trong đó có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến 2004, ông là Tổng lãnh sự Pháp tại TP HCM. Ông có bằng cao học về ngôn ngữ và văn hóa phương Đông.
“Chúng tôi rất sốt ruột”, Poirier nói. “Người ta thường bảo các nhà ngoại giao chậm chạp, nhưng trong trường hợp này thì các thủ tục hành chính chậm hơn chúng tôi nhiều”, ông cười lớn và tỏ ý muốn dự án sẽ thực sự bắt đầu vào năm sau.
Năm 2013 đánh dấu 40 năm quan hệ song phương, và hai nước đang tràn đầy hy vọng dịp này sẽ tạo ra xung lực thúc đẩy mối quan hệ lâu bền vốn có. “Năm Pháp tại Việt Nam” tới đây sẽ chứng kiến hàng loat hoạt động lớn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngôn ngữ và giáo dục. Hợp tác văn hóa, luôn là một trong các ưu tiên của Pháp ở Việt Nam, sẽ tiếp tục được củng cố. Poirier cho rằng sự hiện diện vè văn hóa và lối sống Pháp ở Việt Nam đã có nhiều hơn 40 năm, và rất bền bỉ bởi nó đan vào trong cuộc sống hàng ngày của người cả hai nước. “Chúng ta tuy cách xa về địa lý nhưng gần gũi về tình cảm và các thói quen”, ông nói.
Một trong những thói quen mà Poirier nói ông rất thích, đấy là cách người Việt chơi chữ. “Ngôn ngữ của các bạn có nhiều thanh điệu, nên tôi cố gắng nghe chứ chưa chơi được”, Poirier, từng dành 4 tháng theo học tại Đại học Khoa học xã hội nhân văn TP HCM, khiêm tốn nói.
Poirier cho biết ông đặc biệt say mê và tìm hiểu kỹ lưỡng về ẩm thực Việt và “đánh giá cao sự sáng tạo và hòa trộn của các nguyên liệu và gia vị” trong việc chế biến thức ăn Việt Nam.
“Tôi được biết phở có ngon hay không chủ yếu phụ thuộc vào nước dùng”, Poirier nói. “Món phở bò của các bạn tổng hợp được thật nhiều mùi hương và vị”.
Đại sứ nói rằng các nhà ngoại giao thường thì hay đề cập đến chính trị, nhưng với ông, ẩm thực là một trong những lĩnh vực quan trọng gắn kết mọi người. Những điểm chung trong lối sống như đi cà phê với bạn bè, hay sự ưa thích món phở nóng sốt được Poirier nhắc đến như minh chứng cho mối tương giao giản dị và sâu sắc giữa người Việt và người Pháp.
Theo VNE
Thơm ngon chả bò Đà Nẵng
Nếu như người dân Ước Lễ (Thanh Oai - Hà Nội) tự hào với nghề gia truyền làm giò lụa, chả quế thì người dân Đà Nẵng cũng không thua kém gì với món chả bò.
Nhiều người cho rằng, chả bò là món ăn đơn giản dễ làm theo công thức sẵn có. Để làm được món chả bò đúng điệu và người ăn cứ nhâm nhi khen ngon thì không phải ai cũng có thể làm được.
Ảnh: vietnamfoods.com.vn.
Theo bà Vân, chủ một quán chả bò nổi tiếng ở Đà Nẵng, "muốn chả bò ngon phải chọn được thịt đùi bò còn tươi nguyên, lọc bỏ gân, xay nhuyễn thêm hành, tỏi, tiêu, ớt, đường, nước mắm với một lượng vừa đủ nhất". Chả như thế mới dai, giòn mà không cần phải thêm một nguyên liệu nào khác.
Để làm nên món chả bò lừng danh này phải kể đến cách gói, nấu sao cho vẫn giữ được vị ngọt dịu của thịt bò, thơm nguyên mùi gia vị. Chả được gói bằng lá chuối, thông thường lá chuối được rửa sạch và luộc qua trước để đảm bảo độ mềm, nên khi gói lá không bị gãy, trông đòn chả đầy đặn và chắc nịch.
Luộc, vớt chả là khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Để giữ được độ thơm ngọt của chả chỉ được luộc vừa đủ chín tới, lửa phải đều trong khoảng 45-60 phút vớt ra ngay, nếu để lửa quá già làm chín quá độ thì chả sẽ bị rỗ trên bề mặt, không được đẹp mắt và hương vị ngọt đậm đà của chả cũng mất đi ít nhiều.
Chả bò Đà Nẵng. Ảnh: Linh Phương.
Mỗi khi đòn chả vừa được vớt ra, khói bốc lên nghi ngút, dậy mùi thơm phức làm ai đi ngang cũng xuýt xoa.
Chả bò Đà Nẵng có mùi thơm đặc trưng, vị dịu ngọt nên rất được người dân thành phố và cả du khách ưa chuộng. Trong những dịp lễ Tết, giỗ chạp, chủ nhà thết khách bằng khoanh chả bò có màu đỏ hồng, vị hơi ngọt nhưng rất đậm đà, giòn và dai kèm thêm múi tỏi, cây hành tươi, rau thơm.
Ăn chả bò nếu biết kết hợp vài món ăn khác thì sẽ tạo ra được nhiều hương vị ngon lạ lẫm. Có thể ăn kèm chả với dưa chua, nem... hoặc ăn với bánh mì. Ngon hơn thì ăn cùng với cháo bò, và có thể đó là món nhâm nhi rất khoái khẩu của quý ông.
Nguyễn Linh Phương
Theo VNE
Bình dị bánh rò xứ Quảng Tuy còn xa lạ với nhiều người, nhưng bánh rò là một đặc sản của người xứ Quảng, là thành phần không thể thiếu trong các ngày lễ tết hay giỗ chạp. Thành phần chính của bánh là nếp và đậu xanh, cách gói bánh cũng tương tự như cách gói bánh chưng nên bánh rò còn được xem như là một bản...