Đại sứ Nga tại Mỹ về nước khi chưa rõ người thay thế
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Ivanovich Antonov đã trở về Moskva ngày 5/10. Nhiệm kỳ của ông kết thúc vào thời điểm quan hệ giữa hai quốc gia đang ở giai đoạn nhiều căng thẳng.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin TASS (Nga) trích thông báo của Bộ Ngoại giao nước này nêu rõ: “Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Ivanovich Antonov kết thúc nhiệm vụ tại Washington và trở về Moskva”.
Ông Antonov (69 tuổi), sinh ra ở Siberia, được coi là một nhà ngoại giao theo trường phái diều hâu nhưng vẫn có khả năng đạt được thỏa hiệp.
Ông Antonov đứng đầu phái bộ Nga tại Washington từ năm 2017. Vào tháng 7, Antonov cho biết nhiệm vụ của ông sắp kết thúc. Không có thông tin nào đề cập đến nhân vật sẽ thay thế ông.
Ông Antonov từng giữ chức Thứ trưởng Bộ quốc phòng trong giai đoạn Nga sáp nhập Bán đảo Crimea vào năm 2014. Châu Âu xếp ông Antonov vào danh sách bị trừng phạt, ở thời điểm Tổng thống Vladimir Putin bổ nhiệm ông làm đại sứ Nga tại Mỹ.
Video đang HOT
Ông Antonov tốt nghiệp Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva năm 1978, nơi đào tạo ngoại giao chính của Liên Xô.
Ba thập niên sau đó, ông Antonov dần thăng tiến qua các cấp bậc của bộ ngoại giao. Trước khi đến Washington công tác, ông Antonov nổi tiếng là nhà đàm phán kiểm soát vũ khí sắc sảo. Ông đã dẫn đầu các phái đoàn Nga tham dự một số cuộc đàm phán vũ khí chiến lược và quốc tế.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8 với TASS, ông Antonov cho biết Nga đã sẵn sàng xem xét một hiệp ước với Washington về kiểm soát vũ khí.
Ngoài ra, ông cũng chia sẻ: “Chiến thuật của tôi để đàm phán rất đơn giản: bạn và tôi cần lấy một tờ giấy và viết ra những gì bạn muốn và những gì tôi muốn. Cố gắng tìm ra điểm chung ở 2 tờ giấy đó, ngay cả khi đó là điểm chung tối thiểu, nhưng hãy bắt đầu từ điểm chung này khi giải quyết vấn đề”.
Nga cảnh báo Mỹ về thảm họa hạt nhân
Đại sứ Nga cảnh báo chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đẩy thế giới tới thảm họa hạt nhân.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov (Ảnh: Tass).
"Tôi đã nói với người Mỹ, tôi đã nói với các đồng nghiệp của mình tại Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ rằng các ngài đang đẩy thế giới tới thảm họa hạt nhân", Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh Channel One của Nga hôm 3/10.
"Ý tôi muốn nói đến là cuộc khủng hoảng Ukraine và các chính sách hiện tại của Mỹ ở Trung Đông. Họ đang ủng hộ một bên trong cuộc xung đột và điều này hoàn toàn không có lợi cho hòa bình", ông Antonov nói thêm.
Đại sứ Antonov cũng cho biết ông đã cố gắng giải thích bản chất của các sửa đổi mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất đối với học thuyết hạt nhân của Nga cho các quan chức tại Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ.
"Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với tôi, bởi vì về bản chất, Mỹ đang tiến hành cuộc chiến chống lại chúng tôi, nhưng thông qua Ukraine", đại sứ Nga cho biết.
Sergey Naryshkin, giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR), cho biết tuyên bố của Tổng thống Putin về các sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân đã trở thành lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các chính trị gia phương Tây khi họ đang suy đoán về khả năng vượt qua lằn ranh đỏ của Nga trong các vấn đề như tấn công bằng vũ khí tầm xa.
"Theo các nguồn tin của Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga, lời cảnh báo này đã truyền tải thông điệp đến hầu hết các nước phương Tây. Mặc dù vẫn còn một số chính trị gia vô trách nhiệm đang cố gắng chứng minh rằng không nên tuân thủ bất kỳ lằn ranh đỏ nào mà Nga vạch ra. Đây là một thái độ mạo hiểm và tôi hy vọng lời cảnh báo của Nga sẽ đi vào nhận thức của phần lớn giới tinh hoa chính trị của thế giới phương Tây", ông Naryshkin nói.
Ông chỉ ra rằng những suy đoán về khả năng vượt qua ranh giới đỏ của Nga về vấn đề tấn công bằng vũ khí tầm xa của phương Tây là một ảo tưởng lớn.
"Cả một nhóm chính trị gia vô trách nhiệm ở các nước phương Tây nghĩ rằng để đạt được mục tiêu đánh bại chiến lược Nga, các nước phương Tây không nên tuân thủ bất kỳ lằn ranh đỏ nào mà Nga đã vạch ra. Điều này được thấy trong các cuộc thảo luận về khả năng sử dụng các hệ thống vũ khí tầm xa có độ chính xác cao của phương Tây để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Đây là một quan niệm sai lầm lớn", quan chức Nga cảnh báo.
Trước đó, Tổng thống Putin tuyên bố, theo phiên bản sửa đổi của học thuyết hạt nhân Nga, bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Nga từ một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia có vũ khí hạt nhân, đều có thể được coi là "cuộc tấn công chung" và vượt qua ngưỡng hạt nhân.
Sự thay đổi này ngụ ý rằng các quy tắc mới của học thuyết hạt nhân có thể áp dụng cho một cuộc tấn công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí tiên tiến do Mỹ, Anh hoặc Pháp cung cấp.
Tổng thống Putin cảnh báo, Nga có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân ngay khi nhận được "thông tin đáng tin cậy" về một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn hoặc cuộc không kích do một quốc gia khác tiến hành nhằm vào Nga.
Ông Putin chưa nêu rõ thời điểm những thay đổi trong học thuyết hạt nhân của Nga sẽ có hiệu lực. Về lý thuyết, học thuyết hạt nhân cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp một quốc gia khác sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Moscow hoặc nếu "sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa".
Nga chưa có khung thời gian cụ thể về hoàn tất chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine Ngày 6/9, người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ hoàn tất chiến dịch quân sự đặc biệt khi đạt được các mục tiêu đề ra. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) đang diễn ra ở thành phố Vladivostoc của Nga, ông...