Đại sứ Nga: Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược có triển vọng dưới thời Biden
Nhà ngoại giao Nga cho rằng, dưới sự lãnh đạo của Joe Biden, Nga-Mỹ có thể đạt được thỏa thuận gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược ( START) mới.
Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya cho rằng, sự thay đổi lãnh đạo chính quyền Nhà Trắng có thể mang lại triển vọng cho hai bên liên quan đến Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START).
Theo Đại sứ Nga, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden hiểu rõ về “sự cần thiết” phải gia hạn START. Ông Joe Biden giữa tháng 10 cho biết sẽ gia hạn thỏa thuận kiểm soát vũ khí Nga – Mỹ, nếu đắc cử.
Tuy nhiên, ông Nebenzya chỉ rõ mọi thứ sẽ không dễ dàng đối với Matxcơva và Washington. ” Điều đó không có nghĩa là mọi thứ sẽ suôn sẻ trong lĩnh vực vũ khí và giải trừ quân bị với Mỹ khi một chính quyền mới ra đời “, nhà ngoại giao Nga nói.
Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya.
Video đang HOT
Theo số liệu sơ bộ, chiến thắng bầu cử Tổng thống Mỹ hôm 3/11 đã thuộc về Joe Biden. Các phương tiện truyền thông lớn nhất của Mỹ đã công bố chiến thắng của ứng cử viên Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, Tổng thống Trump tuyên bố rằng cuộc bầu cử “còn lâu” mới kết thúc, và có ý định bảo vệ chiến thắng của mình trước tòa.
Hiệp ước START III giữa Nga và Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/2/2011, quy định mỗi bên sẽ cắt giảm kho vũ khí hạt nhân trong 7 năm và trong tương lai.
Theo đó, tổng số vũ khí tấn công chiến lược của mỗi bên không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng đã triển khai và chưa triển khai.
Hiện START III là hiệp ước hạn chế vũ khí duy nhất có hiệu lực giữa hai quốc gia, nhưng sẽ hết hạn vào ngày 5/2/2021. Nếu Nga-Mỹ không gia hạn, sẽ không có hiệp định nào trên thế giới hạn chế kho vũ khí của các siêu cường hạt nhân.
Hôm 12/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định, mọi quốc gia sẽ hưởng lợi nếu START mới giữa Mỹ-Nga được gia hạn, mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí chính trên thế giới?
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko tuyên bố rằng, Nga sẽ trở thành nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự chính cho các nước trên thế giới.
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko cho biết, Nga đã và đang tiếp tục cung cấp các loại vũ khí quân sự của mình cho các nước trên thế giới với một vị thế chính trị và địa chính trị hoàn toàn mới.
Hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga nhận được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay, giành vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự đối với Nga là một thành công lớn, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ báo PolitExpert.
Hoa Kỳ vẫn ở vị trí đầu tiên về xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự. Và điều này đạt được là do các nước đối tác của họ phải mua vũ khí của nước này để làm hài lòng họ. Trong khi đó, Nga phải bán vũ khí và thiết bị quân sự trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
Hiện tại, Nga rất thành công với hai lĩnh vực được xuất khẩu là hàng không và phòng không. Trong những năm gần đây, các nước trên thế giới rất quan tâm đến các hệ thống quốc phòng và chi rất nhiều tiền để sở hữu chúng. Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ điển hình. Nước này là thành viên của NATO, nhưng bây giờ họ sở hữu hệ thống phòng không S-400 của Nga và thậm chí Ankara dự định sẽ tiếp tục ký kết hợp đồng lô hàng thứ hai.
Trung Quốc cũng đã mua S-400 và đây là một cường quốc sánh ngang cùng với Mỹ. Hàng chục quốc gia đang quan tâm đế hệ thống phòng không S-400 và các thiết bị quân sự khác của Nga, đặc biệt là Tor-M2. Cuộc chiến ở Karabakh, nơi máy bay không người lái được sử dụng tích cực sẽ trở thành đông lực để Nga phát triển và cung cấp các hệ thống phòng không, ông Igor Korotchenko nói.
Ngoài ra, việc Thượng viện Mỹ sẽ thông qua luật chống lại các quốc gia mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, các nước này sẽ không được mua máy bay chiến đấu F-35 và các vũ khí hiện đại của Mỹ. Điều này sẽ tạo điều khiện cho Nga chiếm lĩnh trong lĩnh vực này.
Moscow hoàn toàn có thể cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới Su-57 cho bất kỳ quốc gia nào muốn. Các quốc gia không được Mỹ cung cấp vũ khí hiện đại đều có thể mua hệ thống phòng không S-400 và các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga, chuyên gia này kết luận.
Lưu ý rằng, ngày 4/11 đánh dấu kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Cổ phần Rosoboronexport. Đây là một trong những công ty xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất thế giới. Trong 20 năm qua, Rosoboronexport đã ký hơn 26 nghìn hợp đồng với các đối tác và cung cấp các sản phẩm cho 122 quốc gia với tổng số tiền hơn 180 tỷ USD.
Và để đóng góp vào thành công này không thể không tính đến công ty Rosoboronexport. Nhờ các chuyên gia, kỹ sư của công ty này đã tạo ra hàng nghìn loại vũ khí và thiết bị quân sự, cung cấp cho hàng trăm quốc gia trên thế giới.
Khi INF 'hết thời', Nga đề nghị Mỹ xem xét sáng kiến kiếm soát vũ khí của Tổng thống Putin Đại sứ quán Nga tại Washington cho biết, Moscow đang đề nghị Mỹ xem xét sáng kiến kiểm soát vũ khí do Tổng thống Putin đề xuất. Nga đang đề nghị Mỹ xem xét sáng kiến kiểm soát vũ khí do Tổng thống Putin đề xuất. (Nguồn: kremlin.ru) Trên trang mạng Twitter, phái bộ ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Không ai muốn xảy...