Đại sứ Mỹ: Châu Á không buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc
Washington không buộc các công ty hay các quốc gia châu Á phải lựa chọn giao thương với Mỹ hay Trung Quốc, một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ khẳng định.
Đại sứ Mỹ tại Indonesia Joseph Donovan.
SCMP đưa tin, Đại sứ Mỹ tại Indonesia Joseph Donovan đã khẳng định các điều đó tại một sự kiện ở Hong Kong ngày 5/3. Nhưng trong các bình luận dường như nhắm tới Bắc Kinh, nhà ngoại giao này đã chỉ trích “các biện pháp bảo hộ không công bằng” vốn làm kìm hãm sự tăng trưởng.
“Tầm nhìn của chúng tôi về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở không loại trừ quốc gia nào. Cần nhấn mạnh rằng chúng tôi không đề nghị bất kỳ ai phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc”, ông Donovan nói.
“Giống Mỹ, Trung Quốc là một quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương. Chúng tôi hoan nghênh sự tham gia mang tính xây dựng của họ trong việc duy trì một hệ thống quốc tế dựa trên các quy tắc rõ ràng và minh bạch. Trên thực tế, chúng tôi hoan nghênh sự đầu tư từ tất cả các quốc gia nếu nó được thúc đẩy về thương mại một cách minh bạch và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế”, nhà ngoại giao Mỹ nói.
Mỹ đầu tư 1.000 tỷ USD vào Ấn Độ – Thái Bình Dương
Đại sứ Donovan nói thêm, “không quốc gia nào khác đầu tư vào khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương nhiều như Mỹ. Không giống các nước khác, nơi chúng tôi đầu tư, chúng tôi tạo ra việc làm”.
Đại sứ Donovan, cựu Tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong và từng là nhà ngoại giao tại Seoul, Đài Bắc, Tokyo, đã đưa ra các bình luận trên tại một sự kiện của Phòng thương mại Mỹ (AmCham) ở Hong Kong.
Video đang HOT
Bài phát biểu của ông đã cố gắng vạch ra một viễn cảnh cho cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ – Thái Bình Dương dựa trên “các mối quan hệ đầu tư và thương mại song phương cân bằng và đối ứng”.
Ông Donovan nêu bật việc Mỹ đầu tư gần 1.000 tỷ USD vào khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương năm 2017, tăng gần gấp đôi kể từ năm 2009.
Tuy nhiên, các bình luận của Đại sứ Donovan cũng diễn ra trong bối cảnh quan hệ thương mại Mỹ – Trung dường như ngày càng xấu đi.
Ngoài cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn, một cuộc tranh cãi ngoại giao cũng nổ ra liên quan tới vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei. Vụ việc có nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng quốc tế toàn tiện.
Bà Mạnh được cho là sẽ kiện chính phủ Canada, vốn cho phép dẫn độ bà về Mỹ để đối mặt với phiên tòa, trong khi hai công dân Canada tại Trung Quốc đang bị buộc tội đánh cắp các bí mật quốc gia.
Trên thực tế, dưới sức ép được cho là từ Mỹ, một loạt các quốc gia đã cấm Huawei đấu thầu các hợp đồng triển khai mạng 5G, trong đó có Australia.
“Mỹ rút khỏi TPP là điều ngớ ngẩn nhất”
Bài phát biểu của Đại sứ Donovan cũng diễn ra vào thời điểm có nhiều câu hỏi về cam kết của Mỹ đối với hệ thống thương mại đa phương, một phần do quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm rút khỏi Hiệp định Đối xác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Quyết định của ông Trump đã bị chỉ trích nhiều lần trong chương trình kéo dài 2 ngày của AmCham tại Hong Kong.
Một diễn giả khác, James McGregor, Chủ tịch khu vực của công ty tư vấn APCO Worldwide, miêu tả việc Mỹ rút khỏi TPP là “điều ngớ ngẩn nhất” mà Washington có thể làm nếu nghiêm túc về việc duy trì sự hiện diện nổi bật tại châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoài điều đó và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, chính quyền Trump cũng áp thuế lên các hàng hóa nhập khẩu, như thép và nhôm, lên các đối tác thương mại khác của Mỹ trong khu vực, đáng chú ý nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong bài phát biểu tại cùng sự kiện hôm 4/3, Tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong Kurt Tong cũng nhấn mạnh về tầm nhìn của Mỹ đối với khu vực là “sâu sắc hơn nhiều so với việc từ chối một hành vi không tốt và ủng hộ hành vi tốt, tìm kiếm đầu tư và thương mại chất lượng cao và cùng có lợi”.
Đại sứ Donovan chọn tập trung vào mối quan hệ đầu tư và thương mại quan trọng của Mỹ với phần còn lại của châu Á và khả năng mở rộng các quan hệ này, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế số, cơ sở hạt tầng và năng lượng.
Đặc biệt, ông nói trữ lượng lớn khí đốt tự nhiên của Mỹ có thể giúp thỏa mãn nhu cầu lớn về năng lượng của châu Á trong những tháng tới.
“Tiêu thụ khí tại Ấn Độ – Thái Bình Dương chiếm 80% lượng tiêu thụ trong thập niên tới, cần gần 80 tỷ USD đầu tư vào hạ tầng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chỉ riêng tại Asean và Ấn Độ. Ngày nay, Mỹ có 30 tỷ m3 LNG để xuất khẩu, và con số này dự kiến sẽ còn tăng”, ông Donovan nói.
An Bình
Theo Dân Trí/SCMP
Bí ẩn vụ cướp Đại sứ quán Triều Tiên tại Tây Ban Nha
Cảnh sát Tây Ban Nha đang điều tra vụ cướp táo bạo nhằm vào Đại sứ quán Triều Tiên và không loại trừ giả thuyết "tình báo chính trị".
Khung cảnh bên ngoài Đại sứ quán Triều Tiên tại Madrid
ẢNH: REUTERS
Vụ việc xảy ra hồi tuần trước nhưng đến nay mới được công bố chi tiết. Tờ El Confidencial dẫn lời nhân chứng cho hay tổng cộng 10 người đàn ông bất thần xông vào Đại sứ quán CHDCND Triều Tiên hôm 22.2, tay lăm lăm súng ngắn, sau đó được xác định là đồ giả, để khống chế các nhân viên, trói họ lại và nhét giẻ vào miệng. Sau đó, nhóm này bắt đầu đi khắp các phòng thu thập hồ sơ, máy tính và điện thoại di động trước khi tẩu thoát bằng 2 xe hơi mang biển số ngoại giao của đại sứ quán. Sau đó, cảnh sát đã tìm thấy 2 chiếc xe bị bỏ lại bên đường tại một khu vực cách xa hiện trường.
Theo nhà chức trách, chỉ có một phụ nữ Triều Tiên bị thương nhẹ trong vụ việc. Bà bị xây xát khi cố gắng chạy thoát ra ngoài và hét to cầu cứu, đánh động người dân xung quanh gọi điện báo cảnh sát. Nguồn tin cảnh sát tiết lộ một nhân viên công lực đến nơi kiểm tra nhưng chỉ gặp một người đàn ông ra mở cổng. Người này nói mọi chuyện "vẫn bình thường" nhưng không lâu sau, "cổng chính mở bung và 2 ô tô hạng sang lao vút ra ngoài với tốc độ chóng mặt rồi nhanh chóng mất hút". Một trong hai chiếc chở theo người đàn ông đã mở cổng. Trong khi đó, Sở Cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha chỉ xác nhận đã hỗ trợ một phụ nữ Triều Tiên bị chấn thương nhưng không cho biết thêm thông tin.
Hiện tấm màn bí ẩn vẫn đang bao phủ lên vụ cướp. Cảnh sát Tây Ban Nha được cho là gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tra do tính chất nhạy cảm về ngoại giao. Tờ The Independent dẫn thông tin từ Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết chưa có ai nộp đơn trình báo về vụ việc và chưa có hình ảnh trích xuất từ máy quay an ninh nào được công bố. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra như làm cách nào bọn cướp vượt qua được vòng bảo vệ bên ngoài hay tại sao chỉ lấy đi hồ sơ và máy tính thuộc các bộ phận khác nhau của sứ quán. Theo tờ El Paischo, giới điều tra đang cố gắng xác định nội dung thông tin lưu giữ trong số máy tính nói trên và không loại trừ khả năng liên quan tới "tình báo chính trị". Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu đây thật sự là một hành động của gián điệp thì lại quá liều lĩnh và lộ liễu.
Đến nay, phía Triều Tiên chưa đưa ra tuyên bố nào. Còn ông Alejandro Cao de Benos, Chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị Triều Tiên (KFA) và được cho là một "phát ngôn viên không chính thức" của Bình Nhưỡng ở nước ngoài, thì nói ngắn gọn: "Theo tôi được biết, đây là một vụ trộm cắp", theo AFP.
Hôm qua, một quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cho hay cơ quan này sẽ không bình luận về vụ việc vì đây là "vấn đề của cảnh sát". Tuy nhiên, ông tiết lộ chính quyền sở tại đang làm việc với Tham tán So Yun-sok, nhà ngoại giao cấp cao nhất tại Đại sứ quán Triều Tiên hiện nay. Trước đó, Đại sứ Kim Hyok-chol và một số quan chức khác bị Tây Ban Nha trục xuất vào tháng 9.2017 để phản ứng các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Kể từ khi về nước, ông Kim được bổ nhiệm làm đặc phái viên chuyên trách về Mỹ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa qua tại Hà Nội.
Theo TPO
Trước thềm thượng đỉnh Hà Nội, Triều Tiên nhận thêm tin tốt từ Liên Hợp Quốc Thêm ba tổ chức nhân đạo được Liên Hợp Quốc tạo điều kiện để hoạt động tại Triều Tiên. Yonhap đưa tin, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc quyết định miễn trừ cấm vận cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hai tổ chức phi chính phủ khác là Concern Worldwide của Ai-len và Deutsche Welthungerhilfe của Đức. Điều này...