Đại sứ EU nói về hợp tác với Việt Nam chống biến đổi khí hậu
Liên minh châu Âu sử dụng khoảng 60% trong tổng viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam trị giá 356 triệu Euro đến năm 2020 cho chương trình năng lượng nhằm thúc đẩy cải cách ngành năng lượng, nhằm khiến năng lượng trở nên sạch, hiệu quả và rẻ hơn nữa.
Đại sứ Bruno Angelet (phải) tham gia một hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nội cùng Đại sứ Séc tại Việt Nam Vítzslav Grepl (Ảnh: Phái đoàn Liên minh châu Âu)
Nhân Tuần lễ ngoại giao môi trường EU (24-30/9), Đại sứ Bruno Angelet – Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam – có bài viết chia sẻ về các nỗ lực của liên minh nhằm chống lại biến đổi khí hậu, cũng như sự trợ giúp đối với Việt Nam trong cuộc chiến này. Dưới đây là bài viết của ông.
***
Sự bền vững sinh thái
Từ nhiều thập kỷ qua, “nền kinh tế thị trường xã hội” của châu Âu đã theo đuổi các mục tiêu hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội. Ngày nay, với những mối lo ngại ngày một gia tăng của các nhà khoa học và từ công chúng, chúng tôi đã thêm một mục tiêu thứ ba: sự bền vững sinh thái. Khi EU theo đuổi những mục tiêu này trong nội khối và ở bên ngoài, thì việc chống lại biến đổi khí hậu là một mục tiêu trọng tâm của Chiến lược Toàn cầu mới mà EU đã thông qua trong năm 2016.
Điều này liệu có ý nghĩa với Việt Nam? EU và Việt Nam hiện đang củng cố mối quan hệ đối tác trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những điều khác mà EU cùng với 28 nước thành viên của mình cần được nhắc tới trên thế giới ngày nay. EU hiện là:
đối tác thương mại lớn nhất (20% tổng lượng thương mại toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện với EU, nhiều gấp đôi kim ngạch thương mại với Trung Quốc hay gấp ba kim ngạch thương mại với Hoa Kỳ)
nhà tài trợ lớn nhất (60% lượng vốn ODA công của thế giới đến từ EU)
nhà đầu tư lớn nhất (các công ty EU là những nhà đầu tư lớn nhất ở ASEAN, Ấn Độ, Hoa Kỳ. Đồng thời trong tất cả đầu tư nước ngoài trên thế giới thì EU cũng chiếm phần lớn nhất).
Do đó, EU thực sự có ý nghĩa đối với Việt Nam. EU cũng đồng thời theo đuổi các mục tiêu của mình thông qua một cấu trúc đa phương, thúc đẩy pháp quyền quốc tế và phát triển bền vững, cụ thể là đối với vấn đề Biến đổi khí hậu. Các nước thành viên của EU vì thế đã đóng góp trên 30% ngân sách thường xuyên của Liên Hợp Quốc (LHQ) và 32% ngân sách cho gìn giữ hòa bình của tổ chức này.
Vì sao EU quan tâm tới biến đổi khí hậu?
Video đang HOT
Nhưng vì sao EU lại bận tâm rất nhiều về vấn đề Biến đổi khí hậu? Bởi vì chính mối đe dọa đang lớn dần của nó đối với tương lai của chúng ta. Bằng chứng khoa học của sự nóng lên toàn cầu đã có rất nhiều. Nó gây ra tác hại đối với mùa màng và sinh kế, đặc biệt là ở những cộng đồng nghèo nhất trong chúng ta. Đó là lý do vì sao chúng tôi lo lắng.
Cho phép tôi được nói với các bạn về những gì chúng tôi làm tại châu Âu và ở bên ngoài. Nhưng trước hết, hãy lưu ý ba điểm sau:
1. EU từng thất bại với những niềm tin rằng tăng trưởng kinh tế có nghĩa là tăng sản lượng công nghiệp và phát thải khí CO2. Chúng tôi chứng minh điều ngược lại: các nền kinh tế châu Âu càng phát triển, chúng tôi lại càng giảm được lượng phát thải CO2 (kể từ năm 1990 đã giảm được 23% phát thải khí CO2 trong khi GDP tăng trưởng 53%).
2. EU đã tạo ra một thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu và có lợi nhuận. Với việc trợ giá trong hàng thập kỷ đối với sản xuất và tiêu thụ năng lượng tái tạo, EU đã thúc đẩy nhu cầu đồng thời giảm chi phí sản xuất năng lượng mặt trời và gió. Ngày nay, việc sản xuất 1 Kwh điện mặt trời còn rẻ hơn 1 Kwh điện than.
3. EU đã phát triển một nền kinh tế tuần hoàn ở quy mô công nghiệp: 88% nguyên vật liệu trong xây dựng và phá hủy, 66% bao bì, 55% nước thải, 46% chất thải đô thị, 40% bao bì nhựa và 32% chất thải điện tử hiện đang được tái tạo trong nền kinh tế của EU.
Chúng tôi làm điều này bằng cách nào? Với một chiến lược tham vọng (“EU 2020″), chúng tôi nhằm tới cắt giảm 20% lượng phát thải khí CO2 cho tới năm 2020, tạo ra trên 20% lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo và tăng 20% hiệu quả sử dụng năng lượng. Chúng tôi đã đạt được những mục tiêu đó từ trước năm 2020. Trong năm 2015, 20% lượng điện đã được tạo ra từ năng lượng tái tạo ở châu ÂU. Có thể nói EU đã đạt tới một nền kinh tế xanh nhất, nhưng vẫn đảm bảo duy trì công bằng xã hội. Giờ đây, chúng tôi còn tham vọng hơn nữa nhằm hỗ trợ cho Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu: Chúng tôi sẽ cắt giảm tới 80% lượng phát thải CO2 của mình cho tới năm 2050 và nâng tỷ trọng của năng lượng tái tạo lên 32% trong sản xuất điện cho tới năm 2040.
Chúng tôi mở rộng sự hỗ trợ của mình trên khắp thế giới với những mục tiêu tương tự. EU tài trợ trên 50% Quỹ Khí hậu Xanh của LHQ, trong khi đó trên 50% nguồn viện trợ toàn cầu dành cho “Hành động Khí hậu” là đến từ châu Âu. Ở các khu vực lân cận và tại châu Phi, chúng tôi hy vọng sẽ nâng lên mức 44 tỷ Euro vốn của tư nhân hoặc khu vực công vào công nghệ hoặc cơ sở hạ tầng có liên quan tới biến đổi khí hậu.
Sát cánh với Việt Nam
Nhưng khi đất nước Việt Nam thân yêu của các bạn đang đứng trước những nguy cơ nguy hiểm của Biến đổi khí hậu, chúng tôi cũng rất tích cực giúp đỡ cho đất nước các bạn. Tại Việt Nam, chúng tôi tập trung vào việc cải cách ngành năng lượng nhằm khiến nó trở nên sạch, hiệu quả và rẻ hơn nữa. Chương trình năng lượng của chúng tôi hiện chiếm khoảng 60% tổng nguồn hỗ trợ tài chính (tổng viện trợ không hoàn lại là 356 triệu Euro) cho tới năm 2020. Chúng tôi cũng tài trợ cho các dự án thí điểm như thúc đẩy việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái nhà tại Đà Nẵng, hay thử nhiệm pin năng lượng mặt trời đặt nổi trên mặt hồ ở hai trạm thủy điện tại Gia Lai. Ngân hàng Đầu tư châu Âu cùng với phía Pháp hiện đang tài trợ vốn cho tuyến đường sắt đô thị số 2 tại Hà Nội, và cùng với Đức tại tuyến đường sắt đô thị số 3 tại TP HCM, qua đó đóng góp vào các hoạt động giao thông vận tải xanh hơn tại cả hai thành phố.
Cùng với Pháp, EU đã tài trợ cho các nghiên cứu khoa học về vấn đề xói mòn bờ biển tại Tiền Giang, Cà Mau và Quảng Nam, đồng thời đang xem xét cấp vốn cho việc các tỉnh này xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm chống lại mực nước biển dâng. Các dự án khác dành cho khu vực đồng bằng sông Hồng cũng đang trong quá trình chuẩn bị với sự tham gia của Hà Lan và Đức.
Thông qua chương trình ERASMUS , Ý, Ba Lan và các trường đại học thuộc CH Síp đang cùng với các đối tác Việt Nam xây dựng các khóa đào tạo về năng lượng tái tạo và đưa các sinh viên sang châu Âu để thăm quan các dự án về năng lượng tái tạo. Đức đang giúp đỡ chính phủ Việt Nam trong việc cụ thể hóa các hành động nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam tại COP21, bên cạnh đó EU cũng đang có sự giúp đỡ tương tự ở cấp địa phương dành cho 18 tỉnh, thành lớn của Việt Nam. Các nước thành viên EU khác phụ trách việc xây dựng năng lực, đào tạo về nền kinh tế tuần hoàn cho khu vực tư nhân Việt Nam. Bỉ hiện đang hỗ trợ về nâng cao năng lực quản lý nước có liên quan tới biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Như các bạn có thể thấy, châu Âu đã và đang có rất nhiều hoạt động trong nội khối và cũng đồng thời dành những nỗ lực cao nhất cho đối tác của chúng tôi, Việt Nam.
Bruno Angelet, Đại sứ – Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam
Theo Dantri
Trưởng đại diện Liên minh châu Âu: Làm đại sứ EU giống chơi đàn organ
Trong cuộc trò chuyện với báo chí nhân dịp cuối năm, Trưởng đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet đã có những chia sẻ thẳng thắn về công việc của ông tại Việt Nam, triển vọng thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và "thẻ vàng" của EU đối với thủy sản Việt Nam.
Trưởng đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet
Quan hệ Việt Nam - EU rất quan trọng
Ông Bruno Angelet, người có nhiều năm công tác tại Việt Nam, chia sẻ rằng vị trí Trưởng đại diện Liên minh châu Âu khó khăn hơn nhiều so với cương vị Đại sứ Bỉ mà ông từng nắm giữ.
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU đã hài hước ví von công việc của ông với chơi đàn organ và người chơi phải phối hợp nhịp nhàng giữa hai dàn phím.
"Trước tiên, tôi phải điều phối giữa các quốc gia thành viên và làm việc với tất cả các tổ chức tại châu Âu. Tôi cũng phải điều phối về chính sách với tất cả đại sứ quán các nước thành viên tại Việt Nam. Đó là một công việc phức tạp", ông nói.
Nhưng Đại sứ Bruno nhấn mạnh rằng ông đó cũng là một công việc thú vị và ông yêu thích công việc đó bởi ông yêu Việt Nam, không chỉ bởi ông có vợ là người Việt, mà vì yêu mến người dân Việt Nam nói chung. Ông nói để làm tốt công việc thì trước tiên phải cảm thấy hạnh phúc, và thứ 2 là ông cảm thấy có thể làm điều gì đó.
Theo ông Bruno, trước đây quan hệ giữa Việt Nam và EU chỉ là đơn thuần về thương mại và hợp tác phát triển. Nhưng giờ đây mối quan hệ đã mở rộng nhiều hơn thế. "Chúng tôi đã cố gắng thúc đẩy quan hệ về giáo dục, giờ đây có nhiều sinh viên Việt Nam tới châu Âu học tập hơn và các trường đại học châu Âu cũng vào Việt Nam ngày càng nhiều".
Hai bên cũng thúc đẩy quan hệ về an ninh và quốc phòng. Đầu tháng 12, Chủ tịch Ủy ban Quân sự châu Âu lần đầu tiên có chuyến thăm Việt Nam. Vào tháng 1 tới, Phó chủ tịch Ngân hàng đầu tư châu Âu tới Việt Nam cũng sẽ tới thăm để tìm kiếm các cơ hội đầu tư về cơ sở hạ tầng.
"Việt Nam là một đất nước tuyệt vời. Tôi nhận thấy mối quan hệ giữa Việt Nam và EU rất quan trọng, cho cả hai bên, và cả hai bên rất quyết tâm phát triển mối quan hệ này. EU và Việt Nam có thể chia sẻ nhiều điều", Đại sứ Bruno nói.
Triển vọng thông qua EVFTA
Về triển vọng thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Đại sứ Bruno cho biết kế hoạch mới là hai bên đặt mục tiêu ký thỏa thuận trước mùa hè năm 2018 để quốc hội mỗi bên thông qua. Ông Bruno nói lịch trình mới này chậm so với kế hoạch ban đầu 6 tháng.
"Hãy nhìn vào những vấn đề khó khăn nhất của thỏa thuận và Việt Nam cần chứng minh với quốc hội liên minh châu Âu rằng Việt Nam có thể vượt qua những rào cản đó. Các chuyên gia của châu Âu đã thảo ra một lộ trình nhằm đưa ra những gợi ý, khuyến nghị cho Việt Nam để có thể giúp EVFTA được thông qua. Dự kiến trong tháng 1 tới, quan chức của hai bên sẽ gặp nhau để thảo luận về lộ trình này", ông Bruno nói.Đại sứ EU cũng khẳng định, EVFTA được triển khai dựa trên quan điểm "đôi bên cùng có lợi". Quốc hội Liên minh châu Âu sẽ xem xét thỏa thuận và đây có thể là một quá trình chứa đựng những bất ngờ. Ông cho rằng để hiệp định sớm được ký kết và thông qua, lời khuyên của ông đối với Việt Nam là: "Không nên chỉ ngồi yên, chờ đợi hay đặt câu hỏi khi nào nó được ký kết, mà hãy hành động trước khi quá muộn".
Một lĩnh vực rất quan trọng với Việt Nam là nông nghiệp. Với thỏa thuận thương mại tự do EVFTA, Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp vào thị trường EU.
"EU là một thị trường mở cho mọi loại hàng hóa, nhưng như tôi đã nói hồi năm ngoái, nếu các bạn muốn vào thị trường EU thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn của chúng tôi. Nếu không đủ tiêu chuẩn thì sản phẩm của các bạn không thể thâm nhập. Khi có hiệp định thương mại tự do, thị trường sẽ mở cửa và các công ty Việt Nam cần gia tăng chất lượng để có thể cạnh tranh".
Đại sứ Bruno cũng bày tỏ sự lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018. Ông cho rằng Việt Nam hấp dẫn so với nhiều quốc gia trong khu vực, có nền kinh tế mở, kim ngạch xuất khẩu lớn.
Tuy nhiên, ông Bruno cũng cảnh báo về việc nền kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ông nói, 83% GDP của Việt Nam là từ xuất khẩu nhưng xuất khẩu của khu vực FDI chiếm trên 70% trong số đó.
"Về lâu dài, một quốc gia đông dân như Việt Nam cần &'tự lực cánh sinh'. Khi còn là đại sứ Bỉ và giờ là đại sứ EU, các doanh nghiệp hàng đầu châu Âu nói với tôi rằng để thiết lập sản xuất tại Việt Nam họ phải nhập khẩu rất nhiều từ các nước. Tôi cho rằng các bạn cần phải tự thành lập các công ty, tự sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng cho các công ty nước ngoài, xây dựng nền kinh tế độc lập. Bạn không thể chỉ dựa vào kinh tế trong nước vì Việt Nam là một nền kinh tế mở và chúng ta đang trong một thế giới đang toàn cầu hóa, nhưng hãy tránh phụ thuộc quá nhiều vào FDI", ông Bruno nói.
Đại sứ EU nói thêm, một vấn đề khác là phần lớn dòng vốn của Việt Nam tập trung vào lĩnh vực bất động sản và tài chính, chứ không phải lĩnh vực sản xuất hàng hóa.
Theo ông Bruno, EU hiện là nhà đầu tư lớn thứ 5 tại Việt Nam, nhưng với hiệp định thương mại tự do EVFTA, Việt Nam có tiềm năng thu hút thêm vốn đầu tư từ EU.
"Thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam
Trong bối cảnh có những lo ngại liên quan tới việc EU hồi tháng 10 công bố "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu về vấn đề kiểm soát đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý, Đại sứ Bruno cũng cho biết EU đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về vấn đề này.
"Chúng tôi nhận thấy ý chí chính trị mạnh mẽ từ phía Việt Nam nhằm cải thiện tình hình. Việt Nam đã thông
Theo ông Bruno, hiện còn quá sớm để xem các biện pháp đó có hiệu quả không, vì EU cần nhìn thấy các kết quả cụ thể. Cứ 6 mỗi tháng, EU sẽ có đoàn thanh tra tới kiểm tra thực địa và sẽ báo cáo kết quả. Nếu các biện pháp được đưa ra để cải thiện tình hình được đánh giá tốt, Việt Nam sẽ tiến tới thẻ xanh. Nếu kết quả xấu hơn hoặc không biện pháp nào được thực thi, Việt Nam sẽ tiến tới thẻ đỏ. Nhưng ông cho rằng đây là vấn đề này rất phức tạp nên rất khó có thể thay đổi tình hình trong 6 tháng.qua Luật Thủy sản sửa đổi và đưa ra chương trình hành động cũng như những cam kết mạnh mẽ và những khuyến cáo với ngư dân. Nhưng chúng tôi cũng cần nhìn thấy những tác động, hiệu quả trên thực tế", ông nói.
An Bình
Theo Dantri
Cảnh báo thứ đáng sợ nhất với nhân loại hơn khủng bố Các chuyên gia cảnh báo sự trỗi dậy của máy móc sẽ tạo ra mối đe dọa với nhân loại hơn cả khủng bố hay biến đổi khí hậu. Trí tuệ nhân tạo là tương lai của nhân loại, nhưng cũng là mối đe dọa lớn nhất. Theo Metro, đây là cảnh báo được đưa ra bởi Jim Al-Khalili, giáo sư vật lý...