Đại sứ đầu tiên của UAE tại Israel chính thức nhận nhiệm vụ
Ngày 1/3, đại sứ đầu tiên của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE) tại Israel, ông Mohamed Al Khaja – đã nhận nhiệm vụ, khoảng 6 tháng sau khi hai nước đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ.
Đại sứ Khaja trình quốc thư lên Tổng thống Reuven Rivlin tại Jerusalem. Ảnh: timesofisrael.com
Đại sứ Khaja đến Israel trước đó cùng ngày, đã trình quốc thư lên Tổng thống Reuven Rivlin trong một buổi lễ được tổ chức ở Jerusalem. Cùng ngày, Ngoại trưởng Israel Gabi Ashkenazi đã tiếp Đại sứ Khaja và chúc ông thành công trong “sứ mệnh lịch sử”.
Về phần mình, Đại sứ Khaja bày tỏ vinh dự là đại sứ đầu tiên của UAE tại Israel, đồng thời cho biết ông sẽ nỗ lực để tăng cường quan hệ chính trị, phục vụ người dân hai nước và vì sự ổn định của khu vực.
Video đang HOT
UAE là quốc gia đầu tiên đồng ý thiết lập quan hệ chính thức với Israel theo Hiệp định Abraham ký kết năm ngoái do Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump làm trung gian. Với việc ký kết Hiệp định này, UAE trở thành nước Arab thứ 3 thiết lập quan hệ chính thức với Israel, sau Ai Cập vào năm 1979 và Jordan vào năm 1994.
Tháng 1/2021, Israel đã mở Đại sứ quán tại UAE. Hai nước cũng đã ký hiệp định mở đường bay trực tiếp, miễn thực thực, cùng với một loạt các bản ghi nhớ về bảo hộ đầu tư, khoa học và công nghệ.
Sau UAE, các nước Bahrain, Maroc và Sudan cũng đã ký kết Hiệp định Abraham.
Trump được đề cử Nobel Hòa bình vì 'không gây chiến'
Một thành viên Nghị viện châu Âu đề cử Trump cho giải Nobel Hòa bình 2021 vì "không gây chiến tranh" trong suốt nhiệm kỳ của mình.
"Donald Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên trong ba mươi năm qua không phát động bất cứ cuộc chiến tranh nào", Jaak Madison, thành viên Nghị viện châu Âu, đăng trên Facebook hôm 1/2, kèm theo đơn đề cử cựu tổng thống Mỹ cho giải Nobel Hòa bình năm nay.
Madison, chính trị gia cánh hữu Estonia, khẳng định dưới sự lãnh đạo của Trump, một số thỏa thuận hòa bình đã đạt được ở Trung Đông, giúp đảm bảo ổn định và hòa bình trong khu vực.
Cựu tổng thống Trump hồi tháng 8 năm ngoái thông báo UAE và Israel đã ký thỏa thuận hòa bình lịch sử do Mỹ làm trung gian. Hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, mở cửa du lịch, làm tan băng ở Trung Đông.
Madison cho biết ông đã gửi đề cử cho Trump chỉ hai giờ trước hạn chót nộp danh sách hôm 31/1, thêm rằng ông "chắc chắn không phải là người duy nhất" đề cử cựu tổng thống Mỹ cho giải Nobel Hòa bình năm nay. "Như mọi người đã biết: Càng nhiều người đề cử, khả năng thành công càng cao", Madison nhấn mạnh.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump lên chuyên cơ rời Nhà Trắng hôm 20/1. Ảnh: AFP .
Đây không phải lần đầu tiên Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình 2021. Hồi tháng 9 năm ngoái, nghị sĩ Na Uy Christian Tybring-Gjedde và nghị sĩ Thụy Điển Magnus Jacobsson đã đề cử cựu tổng thống Mỹ cho giải thưởng danh giá này. Một tháng sau đó, chính khách Phần Lan Laura Huhtasaari tiếp tục nộp đơn đề cử Trump vì nỗ lực "khuyến khích các bên xung đột đàm phán".
Nobel Hòa bình được trao cho "người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình".
Các thành viên chính phủ, tòa án quốc tế, hiệu trưởng các trường đại học, giáo sư khoa học xã hội, lịch sử, triết học, luật và thần học, lãnh đạo các viện nghiên cứu hòa bình, viện đối ngoại... là những người có quyền đề cử ứng viên cho giải Nobel Hòa bình.
318 ứng viên, gồm 211 cá nhân và 107 tổ chức, đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2020. Danh sách người được đề cử và người đề cử không được tiết lộ cho đến 50 năm sau đó. Giải Nobel Hòa bình năm 2021 sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Biden đình chỉ loạt thương vụ vũ khí tỷ đô Chính quyền Biden hoãn loạt thương vụ vũ khí với nước ngoài, bao gồm việc bán 50 tiêm kích F-35 cho UAE, được khởi xướng dưới thời Trump. "Bộ Ngoại giao Mỹ đang tạm dừng hoạt động chuyển giao và bán vũ khí để lãnh đạo sắp tới rà soát lại", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 27/1. Việc...