Đại sứ Anh từ chức sau khi bị Tổng thống Trump tuyên bố “không giao thiệp”
Đại sứ Anh Kim Darroch đã chính thức nộp đơn từ chức sau vụ lùm xùm rò rỉ điện tín “nói xấu” Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Kim Darroch đã đệ đơn từ chức Đại sứ Anh tại Mỹ. Ảnh: NYDaily
Hãng Reuters dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Anh cho biết, Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch đã chính thức nộp đơn từ chức.
Ông Darroch cho biết ông muốn chấm dứt những hoài nghi về vị trí của ông và nhiệm kỳ còn lại của ông với tư cách đại sứ.
“Tình huống hiện tại khiến cho tôi không thể thực hiện vai trò của mình như tôi mong muốn”, ông Darroch viết trong đơn từ chức. “Mặc dù nhiệm kỳ đại sứ của tôi phải đến cuối năm nay mới kết thúc, tôi tin rằng với hoàn cảnh hiện tại, việc làm có trách nhiệm sẽ là bổ nhiệm một đại sứ mới”.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt nói rằng ông “vô cùng buồn bã” về việc từ chức của Đại sứ Anh tại Mỹ cũng như “phẫn nộ” về vụ rò rỉ điện tín. Ông Hunt cũng cho biết mình chấp nhận đơn từ chức của ông Darroch với “sự nuối tiếc sâu sắc”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Theresa May nói đây là một việc “vô cùng đáng tiếc”. Theo bà, chính phủ Anh nợ ông “lòng biết ơn”. “Một chính phủ tốt phụ thuộc vào việc các quan chức nhà nước có thể đưa ra các lời khuyên đầy đủ và chân thật”, Bà May nói với Hạ viện.
Trước đó, vụ rò rỉ điện tín được đăng trên tờ Daily Mail đã tạo nên bầu không khí ngoại giao căng thẳng giữa Mỹ và Anh.
Trong các bức điện tín từ năm 2017 và hồi tháng 6/2019, ông Darroch nói rằng Tổng thống Donald Trump là người “không có kỹ năng, thiếu chắc chắn và bất tài”, và chức vị tổng thống của ông có thể “đổ vỡ và bùng cháy bất cứ lúc nào”.
Những thông tin rò rỉ này đã được bộ Ngoại giao Anh xác nhận và đã vấp phải sự giận dữ và chỉ trích mạnh mẽ của Tổng thống Trump. Ông Trump tuyên bố Mỹ quyết định “không giao thiệp” với ông Darroch.
Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ là người thay thế vị trí của ông Darroch.
Vi An (T/h)
Theo ĐS&PL
Iran nổi giận vì bình luận của Anh về vụ tấn công tàu chở dầu
Tehran đã nổi giận vì Bộ Ngoại giao Anh đã đổ lỗi cho Iran gây ra các vụ tấn công nhằm vào tàu chở dầu gần vùng biển vịnh Péc-xích.
Theo Dân trí, Bộ Ngoại giao Iran ngày 15/6 đã triệu tập Đại sứ Anh tại Tehran để phản đối mạnh mẽ lập trường của London về các vụ tấn công gần đây nhằm vào 2 tàu chở dầu gần vùng biển vịnh Péc-xích mà Mỹ cáo buộc Iran là thủ phạm.
Theo truyền thông Iran, Đại sứ Anh Robert Macaire đã được triệu tập để tham dự một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Iran hôm qua, để lắng nghe phản đối của Tehrean đối với tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Anh đổ lỗi cho Iran gây ra các vụ tấn công nhằm vào tàu chở dầu.
Một tàu chở dầu bốc cháy sau khi bị tấn công ở vịnh Oman. Ảnh: Reuters
Giới chức Iran nói với ông Robert rằng lập trường chống Iran của Anh là "không thể chấp nhận được", và rằng chính sách London đồng tình với tất cả những gì Mỹ nói mà không hỏi bằng chứng phải chấm dứt.
"Các vụ tấn công mới nhất diễn ra do hành động gây bất ổn của Iran và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực", ông Hunt nói trong một tuyên bố ngày 14/6.
Được biết, các nhóm đối lập tại Anh đã lên tiếng chỉ trích chính phủ vì những cáo buộc nhằm vào Iran trong các vụ tấn công tàu chở dầu, cho rằng điều đó có thể làm gia tăng nguy cơ về một cuộc xung đột không mong muốn ở vùng Vịnh Péc-xích.
Theo TTXVN, eo biển nơi xảy ra vụ tấn công tàu chở dầu được xem là có vị trí chiến lược, án ngữ các tuyến vận tải biển ở vịnh Péc-xích. Khoảng một phần ba lượng dầu mỏ xuất khẩu vận chuyển đường biển đi qua eo biển này. Nơi đây đã trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng sau khi Washington tăng cường trừng phạt Tehran và điều động thêm các lực lượng quân sự đến khu vực.
Theo Tuổi trẻ, hôm 12/5, 4 tàu chở dầu gồm 2 tàu của Saudi Arabia, 1 tàu Na Uy và 1 tàu của UAE cũng đã bị tấn công trong khu vực vịnh Oman nằm ở lối vào eo biển Hormuz.
Hồi cuối tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc Iran đứng đằng sau các vụ tấn công tàu chở dầu nước ngoài nhằm tăng giá dầu thế giới. Chính quyền Mỹ hiện đang áp các lệnh trừng phạt lên Iran, trong đó có việc cấm các nước mua dầu thô của nước này.
Vũ Đậu (T/h)
Theo ĐS&PL
Anh: Đảng Bảo thủ ngăn Công đảng đối lập chi phối nghị sự Quốc hội Công đảng chuẩn bị thúc đẩy cuộc bỏ phiếu về khả năng Quốc hội tự kiểm soát chương trình làm việc, tạo cơ hội cho các nghị sỹ giới thiệu dự luật ngăn chặn thực hiện kế hoạch Brexit không thỏa thuận. Lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn (phía trước). (Nguồn: THX/TTXVN) Ngày 12/4, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May...