Đại Quang Minh được giao dự án mới, chấp thuận đầu tư khu phức hợp 7.300 tỷ tại Thủ Thiêm
Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Đại Quang Minh tiếp tục được giao dự án mới
Theo đó, đối với việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại 3 lô đất thuộc khu 38,4 ha ở phường Bình Khánh, quận 2, để chuẩn bị quỹ nền đất bố trí tái định cư, UBND TPHCM chấp thuận chủ trương giao Công ty CP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh làm chủ đầu tư và tự bỏ chi phí để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại 3 lô đất 7-5, 7-9, G-9 mà không yêu cầu TPHCM hoàn trả.
UBND quận 2 được giao chủ trì, phối hợp với các sở ngành và đơn vị liên quan tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công dự án trên, đảm bảo kết nối đường bộ khu dân cư 38,4 ha làm cơ sở để Công ty Đại Quang Minh triển khai xây dựng theo đúng quy định.
Công ty Đại Quang Minh cũng được chấp thuận tự bỏ chi phí đầu tư xây dựng Trụ sở hành chính phường An Lợi Đông và bàn giao lại cho UBND quận 2 quản lý, sử dụng mà không đề nghị TPHCM hoàn trả.
Ngoài ra, UBND TPHCM cũng chấp thuận đề xuất của Tổ Công tác đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm về điều chỉnh dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam trong Thủ Thiêm theo hình thức Hợp đồng BT.
UBND TPHCM chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở – ngành và đơn vị liên quan khẩn trương thẩm định, trình duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam trong Khu đô thị Thủ Thiêm (bổ sung các hạng mục công trình xây dựng 4 cầu, công trình nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới).
Sẽ có khách sạn 5 sao tại Thủ Thiêm
Song song đó, Chủ tịch UBND TPHCM còn giao Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm chủ trì, phối hợp với UBND quận 2, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu, đề xuất UBND TP về nguồn vốn thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu.
Bên cạnh đó, UBND TPHCM còn chấp thuận sử dụng ngân sách Thành phố để đầu tư xây dựng 2 cầu trên tuyến đường N2 và đường N4 để kết nối giao thông với lô đất ký hiệu 7-1 thuộc Khu chức năng số 7 tại Thủ Thiêm, nhằm nâng cao giá trị sử dụng lô đất khi tổ chức đấu giá. Chi phí đầu tư xây dựng 2 cầu sẽ được phân bổ vào giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Video đang HOT
Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng 2 cầu nêu trên; chịu trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, gửi Sở Kế hoạch – Đầu tư thẩm định, trình đề xuất UBND TPHCM báo cáo HĐND TPHCM quyết định chủ trương đầu tư, bổ sung dự án vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm và các sở – ngành, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện công tác thẩm định giá đất và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất lô đất ký hiệu 7-1 với mục tiêu xây dựng dự án khách sạn nghỉ dưỡng đô thị đạt chuẩn 5 sao.
Được biết, dự án có quy mô 450 phòng, tầng cao tối đa 10 tầng, tổng mức đầu tư khoảng 2.700 tỉ đồng. Theo quy hoạch, đây là một công trình điểm nhấn của khu đô thị Thủ Thiêm, được bố trí trên một cù lao nhỏ, có bốn hướng giáp rạch Cá Trê Lớn, kiến trúc độc đáo, hài hòa cảnh quan sông nước và thảm thực vật xung quanh, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
BQL KĐT Thủ Thiêm cho biết theo quy định, có hai phương án lựa chọn nhà đầu tư: Tổ chức đấu thầu đối với đất chưa hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tổ chức đấu giá đối với đất đã hoàn tất công tác này. Lô đất tại KĐT Thủ Thiêm đã hoàn thành giải phóng mặt bằng nên đủ điều kiện để đấu giá.
Việc đấu giá sẽ rút ngắn thời gian lựa chọn nhà đầu tư so với đấu thầu, tiến độ nộp tiền sử dụng đất cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, do dự án này là công trình đặc biệt tại KĐT Thủ Thiêm nên BQL cho rằng ngoài năng lực tài chính, nhà đầu tư tham gia đấu giá phải đảm bảo cả yêu cầu về năng lực kinh nghiệm. Về điều kiện năng lực kinh nghiệm, nhà đầu tư tham gia đấu giá phải “đã hoặc đang làm chủ đầu tư ít nhất một dự án cùng loại có quy mô tương đương trở lên trong lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng, du lịch”.
Chấp thuận đầu tư khu phức hợp Sóng Việt
Tại văn bản này, UBND TPHCM cũng giao Sở Kế hoạch – Đầu tư khẩn trương xem xét nội dung đề xuất của Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm về tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu phức hợp Trung tâm Hội nghị triển lãm trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Khu phức hợp Trung tâm hội nghị triển lãm có vị trí tiếp giáp mặt tiền sông Sài Gòn tạo công trình điểm nhấn quan trọng của Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo phương án hình tượng “Cánh hoa sen”, điểm nhấn chính là mái vòm của khu Trung tâm hội nghị triển lãm được thiết kế đặc biệt, được nhìn thấy từ xa (bên phía bờ Tây sông Sài Gòn từ khu trung tâm hiện hữu hoặc trên cầu Thủ Thiêm 1 và 2).
Theo công bố của Ban Quản lý Thủ Thiêm, dự án trên có diện tích khoảng 16,8 ha, trong đó diện tích đất phát triển dự án khoảng 83.183 m2, công viên cây xanh khoảng 76.000 m2 và phần còn lại là đường giao thông. Khu phức hợp sẽ gồm các tòa nhà cao từ 6 – 20 tầng, diện tích sàn xây dựng khoảng 300.000 m2.
Sở Kế hoạch – Đầu tư cũng được giao khẩn trương tham mưu, trình đề xuất UBND TPHCM duyệt điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 4664/2017 về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở đối với dự án Khu phức hợp Sóng Việt thuộc Khu chức năng số 1, phường An Khánh, quận 2 do Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát làm chủ đầu tư.
Theo tìm hiểu, dự án có tên thương mại The Metropole Thủ Thiêm chính là dự án Khu đô thị phức hợp Sóng Việt tại Khu chức năng số 1 – Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, Quận 2, TP.HCM. Khu đô thị phức hợp Sóng Việt có tổng mức đầu tư 7.300 tỷ đồng, quy mô 7,6ha, toạ lạc ngay chân cầu Thủ Thiêm 2, bên trái là Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm. Dự án Khu phức hợp Sóng Việt được UBND TPHCM giao cho Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát từ cuối năm 2017.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại ùn tắc, quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất
Đại diện một số Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cho biết sự quá tải về hạ tầng ở TPHCM, đặc biệt là tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là khu vực sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng trầm trọng và sự chậm trễ trong triển khai các dự án metro đang làm nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lo ngại và thất vọng.
Sáng 23/3, Thành ủy - HĐND -UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TPHCM và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với chủ đề "TPHCM hội tụ nguồn lực, kiến tạo tương lai".
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Australia bày tỏ: Gần đây, vấn đề ùn tắc, quá tải về hạ tầng giao thông đang làm nhiều nhà đầu tư nước ngoài thất vọng, làm giảm sự hấp dẫn của TPHCM trong thu hút đầu tư.
Ông kiến nghị chính phủ cải thiện tình trạng ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất như mở rộng sân bay, cải thiện hệ thống giao thông kết nối để giảm kẹt xe khu vực xung quanh sânb bay.
Theo ông Carlos Dominguez Agulleiro, Phó Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế và Thương mại Tây Ban Nha tại TPHCM, sự chậm trễ của các dự án metro, cũng như các dự án quan trọng khác như sân bay ảnh hưởng đến sự phát triển của các dự án đầu tư nước ngoài đến từ Tây Ban Nha. Việc thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác vì nó làm tăng chi phí sản xuất.
Từ khi Tây Ban Nha hỗ trợ tài chính cho việc phát triển tuyến Metro số 5, đến hỗ trợ kỹ thuật cho các tuyến khác, các doanh nghiệp Tây Ban Nha đã tham gia vào các lĩnh vực như: xử lý nước, năng lượng (truyền thống và tái tạo), vận tải đường bộ, đường sắt, sân bay. Hiện nay, yếu tố thu hút các công ty Tây Ban Nha là tỷ lệ tăng trưởng hiệu quả, nền tảng kinh tế vĩ mô mạnh, ổn định và một chính sách hợp tác toàn cầu rõ ràng.
"Mặc dù có những cải tiến lớn đạt được về thủ tục hành chính, vẫn thiếu sự minh bạch trong các thủ tục, gây ra sự chậm trễ và không chắc chắn cho các doanh nghiệp và dự án đầu tư", ông Carlos Dominguez Agulleiro chia sẻ.
Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, tình trạng ùn tắc ở khu vực xung quanh sân bay đang làm nhiều doanh nghiệp nước ngoài lo ngại
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam kiến nghị lãnh đạo thành phố đẩy mạnh thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng như mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất; đảm bảo hoàn thành dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên vào năm 2020; xử lý ngập lụt; nâng cao chất lượng các trạm giao thông công cộng; cải thiện trật tự đô thị và quy hoạch giao thông nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc.
"Metro sẽ không giải quyết được ùn tắc nếu không kết nối với hệ thống xe buýt kèm với các dịch vụ tiện lợi khác", ông chia sẻ.
Theo Phó giám đốc điều hành Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm, hạ tầng giao thông TPHCM còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc đang có xu hướng giảm. Từ 38 vị trí ùn tắc năm 2017 đến cuối năm 2018 đã giảm còn 28 điểm và sẽ còn tiếp tục giảm. Vấn đề khó khăn của thành phố là phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh. Trong năm 2018, số mô tô đang ký mới tăng 8%, ô tô tăng 17% so với cùng kỳ.
"Từ năm 2015 -2020, TPHCM có 94 dự án, trị giá gần 4 tỷ USD, trong đó tập trung vào việc cải thiện kết nối giao thông sân bay, cảng biển, xây dựng đường vành đai 2. Các dự án metro đang được triển khai. Tuyến số 1 đến cuối 2020 chạy thử. Tuyến số 2 đang làm thủ tục giải tỏa, dự kiến hoàn thành năm 2025. Tuyến số 5 đang làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự kiến hoàn thành vào 2027", ông Lâm cho hay.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết đầu tư nước ngoài của TPHCM chiếm 35,4% quy mô GDP. Trong năm 2018, TPHCM hut hút hơn 7,4 tỷ USD vốn đầu tư nước noài (FDI).
Bí thư Thành ủy TPHCM cho hay trong năm 2019, TPHCM sẽ tập trung thực hiện 9 nhóm giải pháp, trong đó có việc tháo gỡ khó khăn cho các chương trình, đề án chậm triển khai trong thời gian vừa qua như chương trình giảm ngập, chống ùn tắc giao thông, chỉnh trang đô thị...
"Như dự án tuyến metro số 1, vừa qua lãnh đạo TPHCM đã làm việc với các nhà đầu tư. Tuy chậm nhưng chúng tôi cam kết đến cuối 2020 sẽ hoàn thành để đầu 2021 vận hành. Chủ tịch UBND TPHCM cũng vừa ký tạm ứng hơn 2.000 tỷ đồng để thanh toán cho các nhà thầu thi công", ông Nhân cho biết.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
Vị lãnh đạo cao nhất TPHCM cho biết chủ đề năm 2019 của TPHCM là đột phá về CCHC. Người dân đến phường xã làm thủ tục hành chính sẽ đánh giá cán bộ. Các phường xã đều trang bị phương tiện để dân đánh giá chất lượng phục vụ và TPHCM phấn đấu đạt 80% hài lòng trở lên.
"Quận Bình Thạnh có chương trình trực tuyến để dân có thể phản ánh thông tin, chụp ảnh gửi về quận. Từ thông tin phản ánh của người dân, quận gửi cho chủ tịch UBND các phường và trong vòng 2 giờ phải giải quyết thông tin phản ánh và thông báo kết quả cho người dân. Người dân tham gia quản trị cùng với chính quyền và năm nay TPHCM sẽ đẩy mạnh mô hình này", ông Nhân nói.
Ông Nguyễn Thiện Nhân thông tin thêm: TPHCM sẽ phát triển nhà ở cho người nhập cư. Cứ sau 5 năm TPHCM có thêm 1 triệu người nhập cư và phải có giải pháp phát triển nhà ở.
Theo Huy Thinh
Tiền phong
TPHCM 'nói không' với dự án treo, chuyển nhượng kiếm lời Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tại phiên họp thường kỳ về kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách 10 tháng đầu năm 2018 diễn ra ngày 1/11. Tại cuộc họp, đề cập việc chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên...