Đại Nghĩa: ‘Đời tôi rất giống kép Tư Bền’
“Có người hỏi, “một mình vậy hoài có buồn không”. Có gì đâu mà buồn, quen rồi nên một mình lại thấy hay, đủ tĩnh lặng để đối diện nỗi buồn và chiến thắng nó”, nam nghê si noi.
Lạ một nỗi, buồn cứ hay lẽo đẽo theo mỗi lúc tôi ở chốn đông người. Như khi nắm chặt tay lái đưa xe về nhà, ngó thấy bên này là người, bên kia cũng là người, tiếng đời chộn rộn, hối hả bên tai mà mình tôi lạc lõng…
Nghê si Đai Nghia.
1. Tôi là con một. Ngày sinh tôi ra, ba xé tờ lịch năm ấy, viết : “Ngày sinh của đứa con trai đầu lòng, ta đặt tên cho con là Bùi Đại Nghĩa và biết bao kỳ vọng ở tương lai”. Nhà không khá giả gì nên vài ước mơ từ thời thơ bé trở thành điều xa xỉ. Mà ước mơ của tôi xa xỉ thật, tôi muốn có một cây vĩ cầm. Tôi nói với mẹ, mẹ nhỏ nhẻ vuốt đầu nhìn tôi cười buồn xo,”cây đàn đó mắc lắm, 2 chỉ vàng mới mua nổi à con”. Tôi cầm tay mẹ, chỉ vào khoanh nhẫn cưới nhỏ xíu, nói : “Vàng nè, mẹ mua cho con đi”. Mẹ cười, “cái này đâu có đủ”. Mẹ thương tôi lắm, giả sử, chiếc nhẫn cưới mà đủ 2 chỉ vàng chắc mẹ cũng đổi lấy cây đàn cho tôi.
Tôi chết hụt nhiều lần, nhớ nhất là cái năm tôi vừa lên 6. Năm ấy phía sau nhà có cái cầu thang sắt, chỗ giếng trời. Cầu thang làm theo kiểu bậc hở, nên ba mẹ luôn dặn là không được leo trèo lên đó chơi. Nhưng con nít mà, thứ gì càng cấm thì lại càng tò mò, tôi cứ tranh thủ lúc ba mẹ vắng nhà là lại lò dò bò lên cầu thang sắt hứng nắng. Hôm ấy mẹ đi làm về, mua cho tôi cái bánh cam, tôi bò lên cầu thang sắt, bị hụt chân lọt xuống cái khe giữa 2 bậc cầu thang. Một tay còn đu lại được, tay kia cầm chặt cái bánh cam không buông. Tôi nhớ, lúc đó tôi đang ở trên cao lắm, ngó xuống thấy cái hồ đá chứa nước lạnh tanh, xám ngắt, sâu thăm thẳm, tôi khóc ré lên. Ba mẹ nghe tiếng chạy ra, không ai bảo ai, mẹ ở dưới đợi “hứng” lấy tôi. Còn ba từ từ leo lên cầu thang bồng lấy tôi đưa xuống. Lần đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời tôi thấy ba khóc. Sau đó, ba lẳng lặng hàn kín chiếc cầu thang.
Lớn lên một chút tôi đòi làm diễn viên, mẹ nói, “thôi, nghề đó cực lắm”, còn ba chỉ cười bảo, “làm được mới nói à nghen”. Tôi lẳng lặng đi đăng kí khóa học diễn xuất tại Câu lạc bộ điện ảnh Tân Sơn Nhất. Trong hai năm học, lúc nào tôi cũng đạt danh hiệu học viên xuất sắc, đã vậy tôi lại giỏi văn nên đến khi thi vào trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh tôi luôn tin rằng mình sẽ đậu.
Nhưng mà tôi rớt.
Đến khi công bố điểm, tôi tự biết mình sẽ rớt. Bởi dù thi được đến 27 điểm, hơn mức trúng tuyển tới 7 điểm, nhưng môn năng khiếu tôi chỉ được có 6 là rơi vào điểm liệt. Tôi buồn và thất vọng ghê gớm. Giống như, mình tưởng đã bắt được trái bóng rồi, cuối cùng lại tuột tay. Tuổi 18, ai cũng nghĩ cảnh cổng Đại học là con đường duy nhất để bước vào đời, tôi cũng thế.
Nên tôi buồn, buồn thật sự.
Tôi xin ba mẹ cho về quê ngoại ở Bình Dương chơi vài ngày cho khuây khỏa. Nhà ngoại có vườn cây ăn trái rất to. Tôi sáng sáng tưới nước, buổi trưa mắc võng nằm đu đưa, chiều về cầm cây đi khều trái. Bóng lá ken đầy trong ký ức. Lòng ngẫm nghĩ, thôi, nếu mà không học hành được thì về đây làm anh chủ vườn luôn cho rồi. Nghĩ thì nghĩ vậy thôi, chứ lòng vẫn quyết năm sau sẽ thi lại trường Sâu khấu Điện ảnh. Lỡ mê rồi, biết làm sao.
Vậy mà 1 tháng sau, tôi lại nhận giấy báo trúng tuyển. Tôi đậu vớt. Kệ, đậu vớt cũng đâu có sao, miễn là tôi bước chân được vào ngôi trường này, được học những điều mà tôi hằng mơ ước. Tôi thấy mình như đang bước trên mây, bồng bềnh từng bước chân rất nhẹ.
Tôi lao vào học để xóa đi mặc cảm của một người đậu vớt. Và mấy năm liền tôi luôn được học bổng của trường. Đôi khi cũng lén thầy cô, bớt giờ học đi đóng vài vai phụ, mời cả ba mẹ đi coi, diễn xong mà cứ len lén nhìn xuống dưới, thấy ba mẹ lấp lánh cười.
Video đang HOT
Đối với Đại Nghĩa, nỗi buồn cứ lẽo đẽo theo anh không rời.
2. Tôi tốt nghiệp ra trường, thời đó sân khấu, điện ảnh khó lắm, không có đa dạng và sôi động như bây giờ. Nên thất nghiệp cả năm trời mà không tìm ra được việc. May đâu tôi được về sân khấu kịch Idecaf, đứng giữa một dàn những bậc anh chị, cô chú dày dạn kinh nghiệm mà tôi không cảm thấy choáng ngợp, chỉ thấy mừng vì mình sắp học hỏi được nhiều điều. Và ròng rã mấy năm liền tôi đóng vai quần chúng, vai “phụ của phụ”, vẫn thấy không sao, vì còn được theo nghề là đã đủ vui rồi. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ bỏ cuộc, vì chưa bao giờ tôi hết vui khi được đứng trên sân khấu. Vai nhỏ cũng được, vai phụ cũng được, chỉ cần cố gắng làm hết sức mình, diễn cho tròn vai.
Dần dà tôi được giao nhiều vai lớn hơn một chút, và cho đến năm 2006, vai diễn “cá mặt ngu” trong vở Na Tra đại náo thủy cung của chương trình Ngày xửa, ngày xưa đã tạo nên bước ngoặc trong sự nghiệp của tôi. Tôi còn nhớ những tràng cười giòn giã, ánh mắt em thơ háo hức chờ sự xuất hiện của “cá mặt ngu”, tôi nghĩ thầm, “ba mẹ ơi, con thành công rồi”. Nhưng lúc đó ba mẹ đang cách xa tôi đến nửa vòng trái đất. Mẹ hay gọi điện về kể rằng ba cứ khoe về tôi luôn, nói “thằng Nghĩa con tui giờ ngon lành lắm”. Tôi cũng vui, sau ngần ấy năm cuối cùng cũng đã… ngon lành.
3. Rồi ba về nước, về là vì ba muốn được trút hơi thở cuối cùng trên quê cha đất tổ. Ba bị bệnh gan. Những ngày trong bệnh viện, ba cứ kể hoài những câu chuyện về tôi từ lúc còn nhỏ xíu. Kể mệt, ba lại bật ti vi lên coi chương trình của tôi. Những lúc ba nhìn tôi, lóng lánh tự hào tôi lại nhớ về những dòng chữ xô nghiêng phía sau tờ lịch cũ, ngày xưa ba viết khi tôi vừa cất tiếng khóc chào đời.
Ngày ba hấp hối, tôi đang ở phim trường đóng Trâu vàng như ý. Mẹ gọi báo tin cho tôi, từng hơi, từng hơi đứt quãng. Tim tôi ai nắm trong tay bóp nghẹt, tôi hụt cả bước chân. Nhưng đoàn làm phim từ ngoài Bắc lặn lội vào, tôi không thể dùng sự bất hạnh của mình mà làm đình trệ cả một dây chuyền đang hồi gấp rút. Mà nếu vậy, thì tôi biết phải làm sao. Tôi rối rít diễn, rối rít làm việc, sự gì cũng trật. Đến 4 giờ chiều, không chịu nổi nữa tôi đành phải nói thật và xin đạo diễn cho về thăm ba.
Mỗi khi đến giờ diễn, Đại Nghĩa lại đem “cất” nỗi buồn để sống cùng nhân vật
Tôi đứng lặng ở cửa phòng rất lâu, thấy mẹ ngồi ngay đầu giường, xung quanh bạn bè thân hữu của ba đã đầy đủ. Lâu lâu ba lại đưa mắt nhìn đồng hồ, rồi ngó xung quanh kiếm tìm. Tôi biết, ba chỉ chờ tôi nữa thôi là nhắm mắt, là tự buông, là giải thoát cho mình những đớn đau mà chuỗi ngày qua ba phải gồng mình gánh chịu. Tôi đứng đó, chưa dám vào, vì sợ những giọt nước mắt đang nặng mi của mình sẽ làm ba ra đi mà mất phần thanh thản. Khi tôi đến gần giường, mắt ba bừng sáng lên, như khi tôi ùa vào lòng ba lúc tỉnh cơn mộng mị.
Ba bình thường lắm, không có vẻ gì là người sắp phải ra đi. Ba an ủi, dặn dò, giọng ba nhỏ lại, nhỏ lại, rồi lặng hẳn. Tôi biết ba còn tỉnh táo, nhưng không thể nói được nữa. Tôi cầm tay ba, niệm Phật nhỏ nhỏ vào tai. Môi ba cũng mấp máy đều đều theo tiếng kinh cầu. Cứ thế ba chìm vào giấc ngủ. Bình thản như chưa bao giờ đặt chân vào những bon chen ở cõi trần này. Tôi muốn khóc lắm chứ, nhưng mẹ cạnh bên đã như cành cây khô đổ gục tự bao giờ. Nếu tôi mà khóc, thì mẹ còn biết dựa vào ai.
Thi thể ba được quàng ở chùa Vĩnh Nghiêm. Trời sụp tối, tôi tháo chiếc khăn xô xếp gọn, thay đồ rồi đi đóng phim. Thấy mình sao mà giống “ kép Tư Bền”, rời khỏi linh cữu của ba là nước mắt đuổi nhau rớt đều xuống áo. Gió lồng lộng thổi rát mặt, lần đầu tiên thấy gió không thể hong khô được nước mắt.
Tôi chỉ được khóc trong lúc này thôi, vì chút nữa khi đến phim trường là tôi đã phải vui, phải hài để chọc cười thiên hạ. Thấy nghề nhiều khi khắc nghiệt quá, nhưng chưa bao giờ tôi dám giận nghề. Chỉ không hiểu tại sao, đời lại đẩy đưa mình đến những cảnh ngộ éo le như thế này. Nước mắt ráo khô, tôi hoàn thành vai diễn.
Ba mất được mấy ngày là tới sinh nhật mẹ. Tôi mua ổ bánh kem, tối đó ngồi với mẹ. Mẹ cắt một miếng bánh thật to để trên bàn thờ ba, khấn rằng, “Anh à, về vui sinh nhật em cùng với con”; rằng, “anh à, ở đó, lỡ có chuyện gì, anh về báo mộng cho em với con”. Nếu chết là hết, là tan vào cát bụi thì cái chết thật đáng sợ, nhưng nếu người chết vẫn còn một linh hồn, vẫn sống tiếp ở thế giới bên kia, vẫn có thể đạp mây, theo gió về vướng vít ở dương trần thì cái chết có gì đáng sợ nữa đâu. Mà vốn dĩ người đã chết là hết, chỉ đau người ở lại.
Rồi mẹ lại qua Mỹ, rồi tôi lại một mình. Như một thói quen, nhưng mà, thói quen chưa hẳn là sở thích…
Theo Hồ Ngọc Giàu/ANTG
Khánh My sexy bên các danh hài nổi tiếng
Cô người mẫu xinh đẹp lấn sân sang lĩnh vực hài kịch.
Mới đây, Khánh My đã góp mặt trong tiểu phẩm hài tình huống Thót cùng với nhiều khách mời nổi tiếng như: Lê Khánh, Đức Thịnh, Đại Nghĩa, Lan Phương... Vào vai một cô giáo sexy, Khánh My bị các học trò vô cùng cao thủ vây quanh. Sau một hồi đấu tranh quyết liệt, cô giáo xinh đẹp bị quát tháo và "chặt chém" quá lợi hại nên đành chịu thua và bò lết trên sàn khá hài hước.
Khánh My chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên My tham gia một vở kịch hài tình huống nên cảm giác rất thú vị. Vui nhất là được đóng chung với các anh chị đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này. Ngày thường cũng khá tự tin với khả năng ăn nói của mình nhưng khi vào vai, đứng trước các học trò cao thủ thì cứ cứng đơ. Hi vọng sau khi xem xong, quý vị khán giả sẽ tìm được những phút giây thư giãn".
Xuất hiện tại hậu trường đêm diễn, Khánh M y diện trang phục gợi cảm và tạo dáng tự tin bên các đồng nghiệp của mình.
Một số hình ảnh của Khánh My:
Khánh My tất bật chuẩn bị trong hậu trường.
Tạo dáng bên diễn viên Lý Hùng.
Nữ người mẫu cực gợi cảm khi chụp ảnh cùng Đại Nghĩa.
Khánh My và Lan Phương.
Băng Di chụp ảnh nhí nhảnh cùng Khánh My.
Chiếc váy giúp Khánh My khoe vòng một đẫy đà.
Khánh My làm cô giáo sexy trên sân khấu.
Thu Thủy dễ thương với gương mặt trang điểm nhẹ nhàng Sự có mặt của quán quân "Bước nhảy Hoàn vũ" Thu Thủy khiến 6 thí sinh nhí có thêm sức mạnh đua tranh ngôi vị cao nhất trong đêm chung kết BNHV nhí. Trải qua 5 đêm liveshow, chương trình Bước nhảy Hoàn vũ nhí đã tìm ra 6 gương mặt xuất sắc bước vào đêm chung kết. Trong đêm thi quan trọng...