Đài Nga bình việc tàu Nga được vào cảng Cam Ranh với thủ tục đơn giản
Đài Tiếng nói nước Nga cũng khẳng định Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Phải chăng Nga đang trở lại Cam Ranh? Tiêu đề như vậy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thế giới sau khi Nga và Việt Nam ký kết thỏa thuận liên chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào vịnh Cam Ranh – một trong những cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới.
Bình luận viên của Đài Tiếng nói nước Nga Aleksei Lensov viết: Tháng Tư năm 1905, lần đầu tiên có tàu biển lớn vào đỗ cảng Cam Ranh. Đó là đội tàu Thái Bình Dương của nước Nga. Khi đó đang diễn ra cuộc chiến tranh Nga-Nhật, đội tàu này đã đi từ cảng Baltic của Nga đến khu vực chiến sự trong vùng biển Nhật Bản. Đội tàu Nga đã cập cảng Cam Ranh trong hai tuần để lấy nước, thực phẩm và than đá.
Sau ba phần tư thế kỷ, trong tình hình địa chính trị hoàn toàn mới, Liên Xô và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc sử dụng cảng Cam Ranh với tư cách là trạm hậu cần của Hải quân Liên Xô trong vòng 25 năm. Khi đó, tại Cam Ranh đã lập ra căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, với tổng diện tích 100 km2. Được thuê căn cứ này miễn phí, Liên Xô đã giúp Việt Nam khôi phục Hải quân và các lực lượng vũ trang, điều đó đặc biệt cấp thiết sau cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979. Năm 2001, ban lãnh đạo Nga đã quyết định sơ tán căn cứ trước thời hạn. Tổng biên tập tạp chí Nga “Quốc phòng” Igor Korotchenko cho biết: “Như vậy, ở đây không hề nói về căn cứ quân sự nào. Đây chỉ là thỏa thuận cho các tàu chiến của Nga vào cảng Cam Ranh bằng thủ tục đơn giản, không cần thỏa thuận ngoại giao, để bổ sung lương thực và nước, để thủy thủ đoàn có thể nghỉ ngơi và tiến hành các sửa chữa cần thiết. Định dạng chỉ có như vậy.”
Đơn giản hóa thủ tục nhập cảng có nghĩa là tàu Hải quân Nga khi vào Cam Ranh chỉ cần thông báo cho giới chức cảng. Sau đó, các tàu tự động được phép nhập cảng. Tàu có thể nhập cảng miễn phí, nhưng phải trả tiền cho tất cả các dịch vụ khác: tiếp nhiên liệu, cung cấp nước và thực phẩm, nạp điện, sửa chữa. Trong thực tế, các điều kiện như thế cũng đã được cung cấp cho hạm đội Thái Bình Dương khi các tàu Nga vào Vịnh Cam Ranh năm 1905. Hiện nay, Việt Nam là nước thứ hai sau Syria mà Nga có thỏa thuận tương tự.
Video đang HOT
Ông Igor Korotchenko nói tiếp: “Hiện nay, Hải quân Nga đang mở rộng sự hiện diện của mình trên các đại dương thế giới. Điều đó có nghĩa là sẽ có những chuyến đi xa mới, sẽ có giải pháp cho các vấn đề bên ngoài khuôn khổ cũ. Do đó, việc đơn giản hóa thủ tục nhập cảng Cam Ranh sẽ tăng cường khả năng hoạt động của Hải quân Nga.”
Trong số những cơ hội đó là những chuyến đi bất ngờ đến các khu vực. Phía Nga có thể mua nhiên liệu và thực phẩm trực tiếp tại Việt Nam cho tàu mà không phải chở tất cả từ Nga. Và các lực lượng hải quân Nga sẽ có thể đáp trả kẻ thù tiềm năng ở xa biên giới Nga.
Bình luận viên Aleksei Lensov cho rằng còn có một khía cạnh nữa là Nga không tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào xảy ra trong vùng biển cách xa Nga. Hải quân Nga chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia của đất nước mình. Nếu nói về Biển Đông thì Trung Quốc thực sự đang có tham vọng khẳng định quyền sở hữu đối với hầu hết toàn bộ vùng biển này. Nếu trường hợp tình hình trở nên phức tạp, trong khu vực này có thể xuất hiện lực lượng hải quân của Mỹ và các nước đang muốn tuyên bố chủ quyền đối với khu vực giàu tiềm năng dầu khí này. Khi ấy, rất cần nhóm tàu chiến của Nga để duy trì sự cân bằng lực lượng. Trên thực tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảng đối với tàu Nga sẽ cho phép duy trì nhóm tàu này tại Cam Ranh./.
Theo_VOV
"Sân bay phi pháp ở Chữ Thập sẽ đe dọa trực tiếp vịnh Cam Ranh"
Theo ông Banlaoi, đá Chữ Thập nằm ở "tâm chấn Trường Sa" và vị trí của nó rất chiến lược.
Ít nhất 200 lính Trung Quốc đang đồn trú trái phép trên đá Chữ Thập.
Xung quanh việc Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động xây dựng trái phép, biến một số bãi đá thành đảo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và manh nha hình thành sân bay trên đá Chữ Thập, đài VOA ngày 25/11 dẫn lời học giả Rommel Banlaoi từ Viện Hòa bình Philippines cho rằng, nếu sân bay này được sử dụng với mục đích quân sự, nó có thể đe dọa trực tiếp các hoạt động của Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Theo ông Banlaoi, đá Chữ Thập nằm ở "tâm chấn Trường Sa" và vị trí của nó rất chiến lược. Thậm chí nếu sân bay quân sự trái phép được Trung Quốc xây dựng ở đây hoàn thành nó có thể uy hiếp tất cả hoạt động của các bên tranh chấp trong khu vực.
Tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông hôm 24/11 bình luận, mối quan ngại đặc biệt của các nước láng giềng Trung Quốc là một đường băng mới được xây dựng (bất hợp pháp) trên đá Chữ Thập đã bị các vệ tinh của Anh phát hiện. Đường băng dài khoảng 3 km, rộng 200 đến 300 mét sẽ đủ lớn cho máy bay ném bom H-6 và máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20 cất hạ cánh.
Đồng thời Bắc Kinh cũng đang xây dựng một bến cảng đủ lớn cho các tàu quân sự. Các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh đang hướng tới một căn cứ chiến lược ở đá Chữ Thập và nó có thể phá vỡ cán cân quyền lực ở Biển Đông, đặc biệt là khi Chữ Thập chỉ cách vịnh Cam Ranh khoảng 460 km.
Nghê Lạc Hùng, một học giả từ đại học Thượng Hải nói rằng các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm phá vỡ cân bằng ở Trường Sa và mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh xuống Biển Đông lâu dài hơn.
Một khi Trung Quốc thiết lập được căn cứ vững chắc trong khu vực chiến lược này, họ sẽ ngay lập tức trở nên linh hoạt hơn, thậm chí Bắc Kinh có thể đoạt quyền kiểm soát các rặng san hô và đảo nhỏ đang nằm dưới sự kiểm soát của các bên khác ở Trường Sa.
Ông Hùng tin rằng các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa có thể tạo cho Bắc Kinh một đối trọng mạnh mẽ chống lại chính sách xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Căng thẳng sẽ leo thang và mức độ nguy cơ xung đột ở khu vực ngày càng hiện hữu.
Trong một động thái khác có liên quan, ngày 24/11 đài Press TV của Iran dẫn lời Barry Grossman bình luận về phát biểu của La Viện cho rằng Mỹ "thiên vị Việt Nam, Philippines" khi kêu gọi Trung Quốc ngừng sây sân bay trái phép ở đá Chữ Thập, Trường Sa. Theo Grossman, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là vấn đề gai góc và nó đang một lần nữa "bị bóp méo bởi sự thù địch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc."
"Trung Quốc là một siêu cường thống trị khu vực và đang tìm cách khẳng định yêu sách lãnh thổ (vô lý và phi pháp) của mình, Bắc Kinh thường xuất hiện như một kẻ bắt nạt trong vấn đề này", Grossman lưu ý.
Theo Giáo Dục
Báo Trung Quốc: Việt Nam hầu như triển khai toàn bộ vũ khí hải quân ở Cam Ranh Trong thời điểm Trung Quốc đẩy mạnh triển khai tàu chiến và tham vọng bành trướng ở Biển Đông, quân cảng Cam Ranh được quan tâm đặc biệt. Tàu chiến chủ lực tiên tiến của Hải quân Việt Nam ở quân cảng Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã) Tân Hoa xã ngày 31 tháng 10 đăng bài viết "Căn cứ Cam Ranh của...