Đại lý Internet phải xin giấy phép cung cấp game online
Theo quy định mới trong Nghị định 72/2013/NĐ-CP, các đại lý Internet công cộng và cung cấp trò chơi điện tử công cộng được quản lý bằng các biện pháp hành chính: Cấp giấy phép, quản lý bằng giờ mờ cửa, bằng diện tích các phòng máy… thay vì các biện pháp quản lý kỹ thuật như trước đây.
Theo quy định mới, các đại lý Internet cung cấp dịch vụ game online không được mở cửa quá 22 giờ và phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ này. Ảnh minh họa: Internet
Ngày 24/12/2013, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 23/2013/TT-BTTTT quy định về điểm truy nhập Internet công cộng và trò chơi điện tử công cộng (Thông tư 23/2013). Nội dung chính của Thông tư 23/2013 hướng dẫn khoản 3 điều 35 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quy trình, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và một số nội dung khác có liên quan đến điểm truy nhập Internet và điểm cung cấp trò chơi điện tử.
Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ – Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, điểm mới của Nghị định 72/2013/NĐ-CP so với quy định trước đây là các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ này. Đồng thời, phải kèm theo các điều kiện: Có đăng ký kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, có địa điểm cách trường học từ 200m trở lên, có biển hiệu và đặc biệt là phải đáp ứng về diện tích, đảm bảo các điều kiện khác như ánh sáng, phòng cháy chữa cháy… Đồng thời, các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không được mở cửa từ 22h đến 8h sáng ngày hôm sau.
Cũng theo Nghị định 72/2013, việc quản lý các điểm truy nhập Internet công cộng được chuyển từ biện pháp quản lý bằng kỹ thuật sang biện pháp quản lý hành chính. Quy định quản lý đại lý Internet trước đây yêu cầu các đại lý phải cài đặt phần mềm quản lý giờ chơi, các nhà cung cấp dịch vụ phải cắt đường truyền nếu đại lý vi phạm… Với quy định mới thì các biện pháp kỹ thuật nêu trên không còn được áp dụng nữa, thay vào đó là quản lý bằng giấy phép, giờ mờ cửa hay quy định diện tích các phòng máy. Chính quyền địa phương các cấp sẽ tham gia sâu hơn vào công tác quản lý các đại lý Internet.
Video đang HOT
Cũng theo bà Mơ, quan điểm của Chính phủ là thúc đẩy phát triển Internet băng rộng đến các điểm truy cập công cộng, cách phổ cập tốt nhất là đẩy mạnh đưa Internet băng rộng đến các trường học, thư viện, điểm Bưu điện Văn hóa xã và các hộ gia đình. Nhà nước không chủ trương khuyến khích phát triển các đại lý Internet công cộng và điểm cung cấp game online công cộng do đó sẽ siết chặt quản lý những đối tượng này.
“Với việc quản lý bằng quy định diện tích phòng máy và khoảng cách 200m từ các trường học chắc chắn số lượng đại lý Internet sẽ giảm đi nhưng các ISP phải chấp nhận do yêu cầu phải đảm bảo sử dụng Internet một cách an toàn tích cực. Khi Thông tư 23/2013 có hiệu lực, điểm nào mới mở phải đáp ứng ngay các yêu cầu của Nghị định 72/2013/NĐ-CP. Còn những điểm đang hoạt động sẽ có một khoảng thời gian chuyển tiếp là 12 tháng để chủ các đại lý đầu tư, nâng cấp phòng máy cho đáp ứng điều kiện kinh doanh”, bà Mơ phát biểu.
Theo Thông tư 23/2013, Sở TT&TT hoặc UBND cấp quận, huyện được UBND các tỉnh, thành phố giao chủ trì việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động các điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng.
Theo ICTnews
Thói quen "đi chợ" của nhiều chị em đã khác!
Khi mua hàng là lướt web, tham khảo giá và học cách chế biến qua tivi. Đi du lịch lên mạng đặt tour, mua vé tàu xe trực tuyến. Ở nước ngoài cũng có thể mua hàng, thanh toán từ xa để tặng sinh nhật người yêu. Việc mua bán qua mạng và thói quen ứng dụng công nghệ trong cuộc sống đang thay đổi thói quen của nhiều gia đình Việt...
Thời gian qua, cả thế giới, trong đó có Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của mô hình mua chung trên Internet. Mua chung hay còn gọi là Groupon (Groupon = Group (nhóm khách hàng) Coupon (phiếu mua hàng)), từ mô hình do một chàng sinh viên trường nhạc ở Mỹ sáng lập, đến nay đã trở thành một trào lưu mua sắm trên toàn thế giới.
Nguyên tắc hoạt động của hình thức này là khách hàng có thể được giảm từ 30 - 90% giá thành sản phẩm từ nhà sản xuất nếu có số lượng người mua nhất định trong một thời gian nhất định thông qua một website thương mại. Với hình thức này, website thương mại, khách hàng, công ty bán sản phẩm đều có lợi. Khách hàng mua được hàng với giá rẻ; nhà cung cấp sản phẩm được quảng cáo, bán hàng với chi phí thấp; công ty bán hàng trực tuyến nhận được chiết khấu từ việc bán sản phẩm.
Ngay sau khi "nhập tịch" về Việt Nam, mô hình này nhanh chóng nảy nở. Các website hoạt động theo mô hình Groupon có những câu slogan rất "kêu" như: "Mua chung giá rẻ", "Càng đông càng rẻ", "Chung tay mua rẻ", "Phá giá tập thể"... Những lời mời chào này đánh đúng tâm lý "buôn có bạn, bán có phường" của người Việt, giảm bớt tâm lý e ngại của từng người về một loại sản phẩm/dịch vụ nào đó.
Trong bối cảnh lương tăng không kịp giá như hiện nay thì hình thức bán sỉ, giá rẻ này tạo ra sức hút lớn. Nghiên cứu mới đây của Nielsen (một công ty nghiên cứu thị trường) cho thấy, mức độ nhạy cảm với hàng khuyến mại của người Việt hiện cao nhất trong số các nước châu Á. Có đến 51% người tiêu dùng có thu nhập trung bình tại Hà Nội và TP. HCM cho biết sẵn sàng mua nhiều nhãn hàng khác nhau trong dịp khuyến mại, sẵn sàng thay đổi nơi mua sắm tùy thuộc chương trình khuyến mãi nào có lợi nhất.
Nhóm khách hàng bị tác động nhanh nhất, mạnh nhất đối bởi hình thức bán hàng này là giới công chức, nhân viên văn phòng, sinh viên... Nhiều chị em khi săn được một sản phẩm ưng ý đã lên các diễn đàn để kêu gọi các thành viên khác vào cùng mua sản phẩm; các bà mẹ hô hào con cái, bà con cô bác cùng mua.
Thói quen mua hàng trực tiếp, "sờ tận tay, day tận mặt" của người Việt đã thay đổi, dần dần nhường chỗ cho cách thức mua sắm mới. Một thói quen thông thường nhất trong các gia đình ở thành phố hiện nay là, trước khi đi đến một quyết định mua sắm, người ta thường "dạo một vòng" trên Internet hoặc chăm chú theo dõi các chương trình truyền hình để xem hàng và khảo giá rồi mới quyết định đi đến chỗ mua hàng. Ở mức độ cao hơn, nhiều người đã quen với hình thức mua hàng và thanh toán trực tuyến.
Thói quen, xu hướng mua sắm mới này diễn ra ở nhóm sản phẩm dịch vụ được chọn mua. Từ các sản phẩm đơn giản, có giá trị nhỏ như quyển sách, bộ quần áo đến các sản phẩm có giá trị như tủ lạnh, ti vi, máy vi tính...cũng đã được mua qua mạng.
PGS.TS. Lê Danh Vĩnh - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng: Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax, bằng khoảng 0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện; chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10-20% chi phí thanh toán theo lối thông thường.
Hình thức mua chung phù hợp với tinh thần cấu kết cộng động, "lá lành đùm lá rách" lâu đời của người Việt Nam. Người Việt cũng có câu "buôn có bạn, bán có phường" thể hiện sự đoàn kết trong kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, hình thức mua chung cũng gần gũi với nhược điểm mua sắm theo "hội chứng đám đông" của người Việt. TS Hoàng Thọ Xuân, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng nhiều người có thói quen mua sắm mang tính "bầy đàn", a dua, chạy theo số đông, thấy cái gì hay, mới là mua sắm theo phong trào. Không ít người có thu nhập vừa phải cũng bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua xe gắn máy ngoại nhập, thay điện thoại di động đời mới... Vì vậy, trong trào lưu mua chung cần phân biệt giữa tính cấu kết cộng đồng để cùng hưởng lợi ích với hội chứng đám đông không cần thiết.
Xuất hiện muộn hơn nhưng đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ là Chương trình Gia đình Online lên sóng từ ngày 10/3 trên kênh Style TV (VTV Cab 12) với thời lượng 30 phút khung giờ 11-11h30 Chủ nhật hàng tuần.
Người đẹp Thân thiện Thùy Linh tham gia chương trình. Ngoài việc cùng những nhân vật nổi tiếng thảo luận các chủ đề xung quanh đời sống gia đình và xã hội, chương trình còn là một cẩm nang thú vị để các bà nội trợ chia sẻ kinh nghiệm tiêu dùng, mua bán, tham khảo giá cả thị trường. Ngoài ra, sức sự tương tác trực tiếp giữa truyền hình và khán giả là lợi thế khiến Gia đình Online hút người xem. Những mẹo hay chia sẻ kinh nghiệm nội trợ của các gia đình gửi về sẽ được chương trình lựa chọn ghi hình phát sóng và trao những phần quà giá trị của nhà tài trợ LG.
Ca sỹ Lan Hương và MC Thanh Mai trong buổi ghi hình. Chương trình phát sóng vào trưa Chủ nhật hàng tuần. Gia đình Online đã trở thành người bạn thân thiết của nhiều gia đình. Công ty điện tử LG Electronics Việt Nam là nhà tài trợ cho chương trình này.
Theo Giadinhnet
Dọn dẹp và tối ưu máy tính cuối năm ngay từ "đám mây" Do đang trong giai đoạn thử nghiệm nên Agomo còn hạn chế người dùng, nhưng may mắn là tôi đã có trong tay một thư mời dùng thử công cụ này từ Piriform. Hãng phần mềm Piriform vừa tung ra một công cụ mới mang tên Agomo, công cụ giúp người dùng có thể tối ưu hóa và dọn dẹp máy tính trực...