Đại lý bảo hiểm cấu kết với bác sĩ lập hồ sơ khống để trục lợi
Với thủ đoạn móc nối với bác sỹ, điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện để lấy hồ sơ bệnh án bệnh nhân, sau đó chỉnh sửa, kí khống theo tên của khách hàng do mình đang quản lý, một hot girl ở Hà Tĩnh đã trục lợi số tiền hơn 700 triệu đồng của bảo hiểm Manulife rồi chiếm đoạt.
Ngày 20/1, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa triệt phá thành công đường dây lập khống hồ sơ bệnh án để trục lợi bảo hiểm nhân thọ xảy ra tại Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Qua đó, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng Phan Thị Phượng (SN 1992), trú tại xã Phúc Trạch; Lê Khắc Hùng (SN 1977) và Lê Thị Diệu Trinh (1994), cùng trú tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh để điều tra về tội “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”.
Phan Thị Phượng tại Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh.
Quá trình điều tra cho thấy, Phan Thị Phượng là nhân viên đại lý của Công ty TNHH Manulife Việt Nam. Trong thời gian làm việc tại đây, Phượng nhận thấy quá trình chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng khi chẳng may phải nằm viện điều trị khá dễ dàng nên đã nảy sinh ý định lập khống hồ sơ bệnh án của các khách hàng để trục lợi tiền bảo hiểm chi trả.
Để thực hiện được ý định của mình, Phan Thị Phượng đã cấu kết, móc nối với Lê Khắc Hùng và Lê Thị Diệu Trinh, là bác sỹ và điều dưỡng đang công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê để tìm kiếm bệnh nhân bị gãy xương, vỡ hộp sọ thực tế tại bệnh viện, sau đó chỉnh sửa phim chụp X-quang, ký khống tài liệu liên quan để lập khống hồ sơ bệnh án theo thông tin cá nhân của một số khách hàng do mình quản lý.
Cơ quan CSĐT làm việc với Lê Thị Diệu Trinh và Lê Khắc Hùng.
Từ các bộ hồ sơ bệnh án khống trên, Phan Thị Phượng đã mạo danh các khách hàng để yêu cầu Công ty TNHH Manulife Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm. Bước đầu, cơ quan Công an xác định nhóm tội phạm đã lập khống 8 bộ hồ sơ bệnh án, đồng thời thực hiện 17 yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm đối với Công ty TNHH Manulife Việt Nam, trục lợi tổng số tiền chi trả 726.940.000 đồng.
Video đang HOT
Ngày 12/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án hình sự với tội danh “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm” xảy ra tại Công ty TNHH Manulife Việt Nam. Đồng thời, bắt tạm giam Phan Thị Phượng để phục vụ công tác điều tra. Tiếp đó, vào ngày 16/1, các đối tượng Lê Khắc Hùng và Lê Thị Diệu Trinh cũng bị khởi tố để điều tra về cùng tội danh nói trên.
Bộ trưởng Y tế phản hồi kiến nghị bỏ thủ tục xin giấy chuyển viện
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định giấy chuyển viện ghi lại tình trạng bệnh cũng như lịch sử điều trị nên vẫn rất cần thiết.
Sáng 20/11, sau khi một số đại biểu quốc hội nêu ý kiến liên quan lĩnh vực Y tế, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã trả lời, giải trình một loạt vấn đề.
Giấy chuyển viện vẫn rất cần thiết
Về việc Đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu khó khăn, phiền toái của người dân khi chuyển viện, đặc biệt là kiến nghị bỏ giấy chuyển viện, Bộ trưởng Y tế khẳng định: "Vai trò giấy chuyển viện rất cụ thể, ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị cũng như bệnh án, nên khi chuyển tuyến dù là giấy hay điện tử cũng rất cần thiết".
Theo bà Lan, việc giảm thủ tục phiền hà cho người dân khi đi khám chữa bệnh phải đảm bảo sự bền vững của hệ thống y tế, tránh quá tải dồn lên tuyến trên.
Luật Khám chữa bệnh cũ chia làm 4 cấp chuyên môn khám chữa bệnh, luật mới hiện hành là 3 cấp, đảm bảo các cấp nào được khám chữa bệnh đến mức độ nào, căn cứ khả năng đáp ứng của cơ sở và tình trạng người bệnh
Do đó, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết: "Giải quyết bài toán quá tải cũng qua nhiều đời bộ trưởng phải giải trình. Trước đây, bệnh nhân phải chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên, nhưng từ năm 2016 đã thông tuyến cấp huyện và 2021 đã thông tuyến toàn tỉnh. Bước chuyển tuyến tạo thuận lợi cho người dân đã cơ bản hoàn tất. Nhưng vấn đề là từ tuyến huyện, tuyến tỉnh có được chuyển thẳng lên tuyến Trung ương hay không?".
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan trả lời tại Quốc hội sáng 20/11.
Bộ trưởng thông tin thêm hiện việc chuyển tuyến được chia làm 2 luồng:
- Từ tuyến dưới lên tuyến trên nếu cơ sở không đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
- Từ tuyến trên xuống tuyến dưới khi bệnh tật ổn định, đảm bảo công tác điều trị lâu dài.
Tuy nhiên, để giảm thủ tục hành chính Bộ Y tế sẽ tiếp thu và đang tập trung sử dụng việc chuyển tuyến điện tử, giải tỏa khó khăn cho người dân.
Chính sách đấu thầu đã được tháo gỡ, tại sao vẫn thiếu thuốc, thiết bị y tế?
Về thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế đã nhiều lần báo cáo Quốc hội và cử tri và được Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ. Ngành y tế được áp dụng quy định chỉ cần một báo giá để tạo thuận lợi cho mua sắm.
Về quy định đấu thầu chọn giá thấp nhất, ngành y tế cũng được tháo gỡ, trường hợp cần thiết không phải giá thấp nhất vẫn được mua sắm nếu được Hội đồng khoa học đồng ý. Luật Đấu thầu cũng đưa ra nhiều nội dung mua sắm đặc thù cho ngành y tế.
Các nghị quyết của Quốc hội đã tháo gỡ nguồn cung thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, cơ chế chính sách mua sắm cũng đã được tháo gỡ. "Nhưng tại sao vẫn thiếu thuốc, trang thiết bị, thực chất vấn đề nằm ở đâu", Bộ trưởng đặt vấn đề.
Theo bà Lan, việc mua sắm thuốc có 3 cơ sở đảm nhận: Bộ Y tế (chiếm 16-18% tổng số thuốc), còn lại đấu thầu tập trung cấp tỉnh và cơ sở tự mua sắm.
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến thiếu thuốc, vật tư y tế do việc triển khai tại địa phương, cơ sở y tế làm nhiệm vụ đấu thầu nhưng "anh em toàn bác sĩ" nên lúng túng.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế phân cấp, phân quyền toàn diện cho các cơ sở y tế thuộc bộ mua sắm. Nhưng cơ sở y tế địa phương chỉ được mua trong 100 triệu đồng. Nếu trên 100 triệu, các cơ sở phải trình Sở Y tế, Sở Tài chính và UBND tỉnh phê duyệt, nên quy trình rất lâu.
Bộ trưởng Y tế cũng đề nghị các tỉnh rà soát lại quy định, đảm bảo quản lý được và giao quyền cho các cơ sở, tránh thủ tục phiền hà.
Về vấn đề thuốc liên quan đến BHYT, bà Lan cho biết năm 2024 sẽ ban hành thông tư rà soát sửa đổi, đáp ứng yêu cầu người bệnh và danh mục thuốc đáp ứng yêu cầu điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Về tình trạng các bệnh viện "vay mượn" thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, theo Bộ trưởng Y tế, trong quy định đấu thầu không có "vay trước trả tiền sau", hoặc vay đổi. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu phòng chống dịch cấp bách, cơ sở y tế đã phải vay mượn để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh và xét nghiệm.
Nghị quyết 99 của Quốc hội đã giao cho Chính phủ sẽ phải ban hành hướng dẫn để xử lý tình trạng vay mượn này trước tháng 12/2024. Dù vậy, bà Lan chia sẻ "việc này rất khó". Bộ Y tế cũng đang phối hợp với UBND các tỉnh, đề nghị báo cáo thực trạng vay mượn của các bệnh viện. Đến nay, số vay mượn theo báo cáo chính thức là 1.690 tỷ đồng. Trong đó, vay mượn thuốc thiết bị vật tư y tế là hơn 750 tỷ; kit xét nghiệm là gần 940 tỷ...
Bộ Y tế đã phân loại các hình thức vay mượn, từ đó giao cho đơn vị trực thuộc xây dựng phương án xử lý. Do chưa có tiền lệ và quy định trong luật nên Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho cơ chế xử lý.
Lập khống hàng trăm hồ sơ bệnh án, trục lợi bảo hiểm chục tỷ đồng Công an tỉnh Nghệ An vừa bóc gỡ đường dây lập khống hồ sơ bệnh án, bắt giữ 5 đối tượng. Bước đầu làm rõ, các đối tượng đã lập khống hàng trăm bộ hồ sơ bệnh án để chiếm đoạt tiền bảo hiểm nhân thọ và trục lợi bảo hiểm y tế với tổng số tiền rất lớn, khoảng 10 tỷ đồng......