Đài Loan xét xử vụ bê bối dầu bẩn
Người đứng đầu Công ty sản xuất dầu ăn Cường Quán (Chang Guann) của Đài Loan (Trung Quốc) đã bị kết tội lừa đảo do liên quan tới vụ bê bối về an toàn thực phẩm mới đây tại hòn đảo này.
Ảnh minh họa.
Theo Tân Hoa xã, ngày 3/10, cơ quan kiểm sát Bình Đông đã kết thúc công tác điều tra, khởi tố 8 người gồm Quách Liệt Thành, người mở xưởng ngầm sản xuất dầu ăn kém chất lượng, Diệp Văn Tường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cường Quán thu mua và bán dầu ăn kém chất lượng, với các tội danh lừa đảo, vi phạm “Luật Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm”, đồng thời yêu cầu xử lý theo khung hình phạt nặng.
Theo tuyên bố của Văn phòng Công tố viên quận Bình Đông, Chủ tịch của Công ty Cường Quán Diệp Văn Tường đã bị kết tội với 235 tội danh, bao gồm lừa đảo và vi phạm quy định an toàn thực phẩm với hành vi bán dầu ăn tái chế từ tháng Ba vừa qua.
Tuyên bố trên cho biết, các công tố viên đã yêu cầu tòa án đưa ra mức phạt nặng do các bị cáo không có thái độ hối lỗi và đây là vụ việc nghiêm trọng, không chỉ gây khủng hoảng an toàn thực phẩm mà còn làm tổn hại đến hình ảnh quốc tế của Đài Loan.
Theo luật pháp Đài Loan, tội danh lừa đảo và vi phạm quy định an toàn thực phẩm có thể đối mặt với mức phạt tù tối đa lần lượt là 7 năm và 5 năm.
Ngày 4/9/2014, Cảnh sát Đài Loan thông báo, qua điều tra phát hiện Quách Liệt Thành kinh doanh xưởng sản xuất dầu ngầm, sản xuất dầu ăn hỗn hợp từ “dầu bẩn” và mỡ lợn đã thu mua được, Công ty Cường Quán mua vào với giá thấp hơn giá thị trường và gia công thành “Dầu Toàn Thống Hương”.
Video đang HOT
Trong vụ án này, Công ty Cường Quán bị phanh phui đã mua lại 243 tấn dầu bẩn, thải loại từ các nhà hàng và “phù phép” để đưa trở lại thị trường, bán lại cho hàng trăm công ty thực phẩm và nhà hàng.
Hơn 1.000 doanh nghiệp, trong đó có các hãng lớn được xác định là đã sử dụng loại dầu ăn bẩn của Công ty Cường Quán.
Vụ bê bối trên đã dẫn tới lệnh thu hồi hàng loạt sản phẩm, từ bánh ngọt đến mỳ ăn liền.
Đây là vụ bê bối thực phẩm thứ hai tại Đài Loan trong chưa đầy một năm qua.
Tháng 10/2013, dầu ô liu tại Đài Loan đã bị phát hiện chứa các chất có chất lượng thấp và một loại hóa chất tạo màu bị cấm dùng trong thực phẩm.
Ngày 17/9 vừa qua, chính quyền Đài Loan đã thông báo sẽ siết chặt trừng phạt những vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Theo Chính Phủ
Hà Nội: Dầu ăn rẻ như... trà đá tràn khắp hàng quán
Tại một quầy bày bán đồ khô ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) bày la liệt những can dầu từ 5-20 lít đủ loại. Chỉ vào một can dầu ăn 10 lít, có nhãn hiệu gần giống một thương hiệu dầu ăn khá nổi trên thị trường, chị chủ hàng bảo: 260.000 đồng.
Loạn dầu đong can, đựng túi
Vờ lựa chọn dầu, chúng tôi sà vào bắt chuyện: "Em định mua dầu ăn về mở quán bán bánh chiên nhưng bây giờ có khi chuyển sang bán dầu ăn thôi. Lấy dầu của chị mang về bán không cần phải ngồi rán bánh, ám mùi dầu mỡ". Chị chủ hàng chào mời đon đả: "Nhập đi, chị bán rẻ cho. Đó là giá bán lẻ. Nhập nhiều rẻ hơn". "Rẻ hơn là bao nhiêu ạ?". "Thì giảm thêm 15.000 - 20.000 đồng nữa, thoải mái chưa?". "Dầu gì mà rẻ thế chị nhỉ, ở ngoài toàn hơn 40.000 đồng/lít". "Họ bán thương hiệu ấy mà, đắt đỏ lắm, kinh doanh mà nhập dầu đó thì sạt nghiệp. Dầu này vừa rẻ, mà món ăn chiên rồi cũng lâu thiu hơn, lên màu nhanh hơn".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nhiều loại dầu mang thương hiệu lạ hoặc chiết ra từ thùng lớn (theo cách giải thích của người bán hàng) nên không có nhãn hiệu, thì giá còn rẻ hơn nữa. Thậm chí, có nhiều loại chưa đến 20.000 đồng/lít, can 5 lít chỉ có giá 95.000 đồng. Những người bán các loại dầu này cho biết, họ chủ yếu nhập cho hàng bún đậu mắm tôm, hàng ăn, hàng bánh rán... Rẻ nhất vẫn là sản phẩm không nhãn mác, được sản xuất tại những cơ sở tư nhân có giá 80.000 đồng/can 5 lít. "Các hàng quán bình dân, bún đậu mắm tôm, bánh rán, bánh tôm, giò chả... hay mua loại này, sang hơn thì lấy loại cũng chỉ có giá 400.000 đồng một thùng", một chị chủ quầy hàng dầu ăn ở chợ Đồng Xuân nói.
Thực tế tìm hiểu tại các chợ bán lẻ trên địa bàn Hà Nội thì nhiều cửa hàng còn bán cả dầu đựng trong túi nilon, không hề có tem nhãn. Khi có khách hàng thắc mắc thì thường được giải thích rằng, "dầu từ thùng lớn chiết ra cho vào túi nên không có nhãn mác nhưng cứ yên tâm, nó là dầu xịn". Khi chúng tôi căn vặn "dầu xịn được đóng chai với nhiều kích cỡ khác nhau cần gì phải đổ vào túi" thì người bán lại bảo rằng: "Mua thùng lớn đổ ra nên rẻ".
Đứng cạnh chúng tôi bên quầy bán dầu ăn bằng túi gần chợ Cầu Diễn (Hà Nội), chị Hà Thị Bằng ở đường K1, quận Bắc Từ Liêm lo ngại: "Mua dầu đó làm gì? 10.000 đồng/túi được hơn nửa lít thì rẻ bằng nước trà đá bên đường, làm sao đảm bảo chất lượng? Thà ăn ít, mua dầu đóng chai chính hãng mà dùng cho an toàn".
Nói "không" với đồ rán
Chị Nguyễn Thị Bích (phố Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự: "Vì không có nhiều thời gian cho việc nấu ăn trong khi nhà tôi rất nhiều người thích ăn món đậu rán sốt cà chua, nhất là ngày Rằm, mùng Một vẫn có thói quen ăn kiêng. Để tiết kiệm thời gian, tôi vẫn thường mua đậu phụ rán sẵn về chỉ việc sốt cà chua". Mới đây, thông tin về vụ bê bối liên quan đến dầu ăn đã được phát hiện tại Đài Loan, Tập đoàn Chang Guann thừa nhận mua tới 243 tấn dầu ăn được tái chế từ rác thải, vật liệu nhiễm độc của một nhà máy không phép từng chế biến 780 tấn dầu ăn và bán cho hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 14 sản phẩm làm từ dầu ăn bẩn đã được xuất sang 12 nước, trong đó có Việt Nam, thì chị Bích hoảng hồn và từ bỏ luôn thói quen mua đồ chiên rán sẵn ở ngoài về ăn.
Cũng có tâm trạng lo sợ "dính" phải dầu ăn bẩn, chị Trần Thị Hà (phố Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: "Từ hôm nghe thông tin về dầu ăn bẩn của Đài Loan làm bằng rác thải xuất đi các nước mà tôi nổi hết gai ốc. Vì giá dầu đó chắc chắn rẻ, những người làm hàng sẽ nhập loại đó hoặc lấy dầu không đảm bảo chất lượng. Vì có lần trên thông tin đại chúng cũng nói về làng làm dầu ăn bẩn ở Hoài Đức nữa. Trong khi đó, con trai tôi rất thích ăn sáng bằng bánh rán, cháo có quẩy... bây giờ thì tôi kiên quyết nói "không". Cho ăn thứ khác chứ không mất tiền mua độc vào người nữa. Không chỉ mình tôi mà nhiều người cũng sợ, vì thế quán bánh rán ở cổng trường con tôi học vắng khách hẳn".
Theo phân tích của chị Hà, hiện các loại dầu có thương hiệu trên thị trường được bán với giá trên 200.000 đồng/can 5 lít, tương đương hơn 40.000 đồng/ lít, đắt gấp 2-3 lần loại dầu không rõ nguồn gốc. Một cửa hàng bán bánh rán giá có 2.000 - 3.000 đồng/chiếc mà mỗi lần rán bánh họ đổ gần nửa can dầu 3 lít để rán cho dễ, và cần phải có 2 chảo như vậy để bánh được rán hai lần cho giòn. Nếu cửa hàng dùng dầu xịn thì khó mà có lãi, chưa kể tiền dưa góp, nước mắm, gia vị... Đồ ăn sau khi rán lên thì khách hàng cũng khó biết được dầu rán là loại xịn hay rởm.
Dầu ăn là loại thực phẩm thiết yếu, tiêu dùng hằng ngày. Nếu thường xuyên sử dụng loại dầu không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, xử lý hiện trạng này để người tiêu dùng không bị đầu độc bởi dầu bẩn, đỡ hoang mang, lo lắng.
Chị H, chủ một hàng bán dầu ăn ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) khẳng định: "Chiên thức ăn với các loại dầu ăn này sẽ nhanh lên màu, đẹp hơn. Khách hàng chủ yếu của chúng tôi là các quán ăn. Họ mua vài chục lít dầu một lúc. Nếu bán hàng ăn, dùng loại này mới có lãi chứ mấy loại dầu xịn thì ăn thua gì".
Theo Mai Hạnh
Gia đình & Xã hội
Reuters: Nhật thảo luận với Mỹ mua vũ khí tấn công Nhật Bản và Mỹ đang xem xét khả năng Tokyo mua vũ khí tấn công cho phép Nhật Bản có thể triển khai sức mạnh bên ngoài lãnh thổ của mình. Reuters dẫn lời các quan chức Nhật Bản cho biết, Tokyo đang tiến hành đàm phán với Mỹ về vấn đề này với mục tiêu nhằm giúp tăng cường "khả năng tấn...