Đài Loan xây cầu tàu phi pháp tại Trường Sa
Chính quyền Đài Bắc đã quyết định thông qua ngân sách hơn 110 triệu USD nhằm ngang nhiên thúc đẩy kế hoạch xây dựng một cầu tàu phi pháp trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Philstar
Tờ Philstar ngày 30/7 dẫn nguồn tin từ báo Đài Loan cho biết khi công trình này được hoàn thành vào năm 2015, nó có thể tiếp đón các tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu hải quân mang tên lửa lớp Kuang Hua VI (Quang Hoa số 6). Theo Defense News từng đưa tin hồi đầu tháng 4, cầu tàu này còn có khả năng neo đậu các tàu có trọng tải khoảng 2.000 tấn của lực lượng tuần duyên xuất phát từ Đài Loan, và khinh hạm tàng hình 600 tấn.
Đây là một phần của kế hoạch tăng cường phòng thủ của Đài Loan trên đảo Ba Bình mà chính quyền Đài Bắc từ lâu vẫn cử binh lính tới đồn trú trái phép. Cục Tuần duyên Đài Loan cũng ngang nhiên khẳng định Cục sẽ sớm nhận được thêm 143 triệu Đài tệ (khoảng 4,94 triệu USD) nhằm tăng cường khả năng phòng thủ ở Trường Sa.
Video đang HOT
Chưa hết, động thái xâm phạm quần đảo Trường Sa còn được Đài Loan thể hiện rõ qua ý định nâng cấp đường băng phi pháp ở Ba Bình từ 1.150 m lên 1.500 m nhằm “tăng cường khả năng cất/hạ cánh an toàn cho các máy bay quân sự”, nguồn tin trên Philstar khẳng định.
Cùng lúc đó, trên khu vực Đá Vành Khăn, quân đội Trung Quốc tiếp tục tăng cường sự hiện diện, theo Philstar đưa tin cùng ngày. Theo đó, các công sự nhà dàn hình bát giác, nhà nổi kiên cố với radar, bãi đáp trực thăng và cầu cảng neo đậu tàu chiến mặc nhiên được xây dựng. “Bắc Kinh đã biến Đá Vành Khăn thành một tiền đồn quân sự nhằm gây áp lực cho các quốc gia láng giềng”, Chuyên gia Rommel Banlaoi tại Hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines nhận định.
Theo Songmoi
Vẫn quyết định xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc
Khẳng định cầu vượt qua Đàn Xã Tắc theo phương án đã chọn là phù hợp, nhưng Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Hà Nội cũng đề nghị tổ chức khai quật khảo cổ bổ sung tại vị trí dự kiến xây dựng trụ cầu...
Cây cầu vượt sẽ được xây dựng qua khu vực Đàn Xã Tắc - ảnh: Xuân Hưng
GS, TS Vũ Hoan, Chủ tịch các Hội khoa học kỹ thuật Hà Nội vừa cho biết, Hội nghị mới được tổ chức gần đây, qua trao đổi, thảo luận với một số chuyên gia và đại diện các Hội thành viên như Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, Hội Xây dựng Hà Nội và Hội Cầu đường Hà Nội, các ý kiến đều cho rằng, việc xây dựng nút giao thông khác mức Ô Chợ Dừa tại điểm giao của đường vành đai 1 với đường Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng là phù hợp với quy hoạch xây dựng Thủ đô được duyệt.
Đặc biệt, GS Vũ Hoan khẳng định, Hội nghị đã thống nhất rằng, với các yêu cầu bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định thì phương án xây dựng nút giao thông đã lựa chọn "đáp ứng được tối đa các yêu cầu".
Đó là, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội; việc bảo vệ di sản cần đảm bảo quan hệ hài hòa giữa khu đô thị lịch sử với tổng thể Thành phố, kể cả yếu tố hiện đại nếu nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Cũng theo GS Vũ Hoan, phương án trên đã được sự thỏa thuận của cơ quan hữu quan.
Tuy nhiên, GS Vũ Hoan cũng cho biết, các ý kiến thống nhất đề nghị nghiên cứu thêm các biện pháp khác như: Tăng chiều dài của nhịp cầu vượt đi qua phía trên khu vực dự báo của di tích; Tổ chức khai quật khảo cổ bổ sung tại vị trí dự kiến xây dựng trụ cầu vượt có nghi ngờ nằm trong khu vực dự báo của di tích.
"Việc này cần triển khai sớm và khẩn trương để không làm kéo dài thời gian xây dựng đường và nút giao thông" - GS, TS Vũ Hoan thay mặt các Hội khoa học kỹ thuật Hà Nội đề nghị UBND thành phố Hà Nội và Thành ủy Hà Nội.
Cho rằng trong thời gian gần đây, có một số ý kiến chưa đồng tình với phương án xây dựng nút giao qua thông khác mức Ô Chợ Dừa xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, nội dung các ý kiến chủ yếu liên quan tới mặt lịch sử, văn hóa, tâm linh của di tích Đàn Xã Tắc, GS vũ Hoan đề nghị: "Các ý kiến này cần được tập hợp, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đánh giá, kết luận khoa học, khách quan để có phương thức bảo tồn di tích thích hợp".
Liên quan đến vấn đề này, ngày 23/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã giao Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội nghiên cứu những nội dung đề xuất nói trên để tiếp tục tu chỉnh, hoàn thiện và lựa chọn phương án tối ưu nhất nhằm đảm bảo đúng quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật và bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc.
Trước đó, sau khi biết được chủ trương xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, nhiều nhà sử học, trong đó có GS Dương Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, đặc biệt là sau khi Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc xóa đi Đàn Xã Tắc là hợp lý vì đó là biểu tượng của chế độ phong kiến mục nát. Ông Dương Trung Quốc ngay sau đó cũng đã gửi một bức "tâm thư" lên Thủ tướng Chính phủ để bày tỏ quan điểm của mình về di tích lịch sử này.
Theo vietbao
Khiêu khích nêu tọa độ tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa? Tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin đội tàu cá 32 chiếc của Trung Quốc đã bắt đầu thả neo và đánh bắt trái phép tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam kể từ 16 giờ 45 phút ngày 13/5. Các con tàu chính thức xâm phạm quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam sau chuyến...