Đài Loan vẫn là mục tiêu số 1 của tin tặc Trung Quốc
Nguy cơ Trung Quốc tấn công mạng Đài Loan vẫn tồn tại ngay cả khi quan hệ eo biển Đài Loan đã được cải thiện, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ Đài Loan hôm qua cho biết.
Theo Want China Times, các tin tặc Trung Quốc tấn công Đài Loan vẫn diễn ra gần như liên tục, một phần để ăn cắp thông tin bí mật về cuộc đàm phán qua eo biển, Bộ trưởng Khoa học kiêm giám đốc thông tin nội các Simon Chang trả lời trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh địa phương.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Đài Loan- Simon Chang trong một bài phát biểu tại lễ bế mạc Olympic 19/7.
Thêm vào đó, ông cho rằng Đài Loan đã trở thành nơi thử nghiệm của tin tặc Trung Quốc với công nghệ hacking mới. Mặc dù quan hệ giữa 2 bên đã có nhiều cải thiện, nhưng tin tặc Trung Quốc vẫn tấn công mỗi tháng vài lần với mục đích làm sụp đổ các trang web của Đài Loan và ăn cắp thông tin.
Với vụ nổ khí gas gần đây tại Kaohsiung do đường ống bị rò rỉ propylene, ông Chang nhận xét rằng, cần phải có một lực lượng đặc nhiệm để thu thập và tổng hợp thông tin về đường ống ngầm, nhằm mục đích cung cấp thông tin cho chính phủ nhanh chóng ở mọi cấp độ.
Ngoài ra, ông Chang chỉ ra ngành công nghiệp hóa dầu của Đài Loan lợi nhuận chỉ có 17%, so với 40% ở Singapore. Do đó, các công ty cần phải đẩy mạnh và nhận thức cao hơn về môi trường. Đặc biệt là, các công ty nên chú ý nhiều hơn đến sự an toàn và duy trì một mối quan hệ tốt với người dân trong khu dân cư gần nhà máy. Bộ Khoa học và Công nghệ luôn sẵn sàng giúp các doanh nghiệp phát triển kỹ thuật sáng tạo để tăng thêm giá trị.
Quế Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Xử mũ bảo hiểm: Thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn?
Thông tư liên tịch Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy sử dụng khi tham gia giao thông và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo Điều 3, Điều 4, Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy thì mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các tính năng sau:
1. Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
2. Có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu sau:
Video đang HOT
- Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.
3. Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Cũng tại Thông tư này quy định rất rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu mũ bảo hiểm:
1. Thực hiện việc chứng nhận hợp quy đối với mũ bảo hiểm do mình nhập khẩu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN; chấp hành việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng mũ bảo hiểm do mình nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường.
3. Ký hợp đồng khi cung cấp mũ bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm.
4. Cung cấp 02 bản sao (sao y bản chính) giấy chứng nhận hợp quy hoặc 02 bản sao (sao y bản chính) thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu cho mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm đã ký hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Thông báo bằng văn bản và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi cục Quản lý thị trường và Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân nhập khẩu mũ bảo hiểm đăng ký kinh doanh bản sao (sao y bản chính) các tài liệu liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm (giấy chứng nhận hợp quy hoặc thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng) sau 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các biện pháp quản lý chất lượng mũ bảo hiểm.
Đối với trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm, thông tư liên tịch cũng nêu rõ:
1. Kinh doanh mũ bảo hiểm đã được:
a) Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN;
b) Gắn dấu hợp quy CR của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
c) Có nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Mũ bảo hiểm đạt chất lượng có gắn tem
2. Xuất trình bản sao (sao y bản chính) chứng chỉ chất lượng (giấy chứng nhận hợp quy, thông báo tiếp nhận công bố hợp quy đối với mũ bảo hiểm sản xuất trong nước; giấy chứng nhận hợp quy hoặc thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng nhập khẩu đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu); bản sao (sao y bản chính) hợp đồng mua bán mũ bảo hiểm với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm khi có yêu cầucủa người, cơ quan có thẩm quyền.
3. Thông báo bằng văn bản và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã (tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm) bản sao (sao y bản chính) các tài liệu liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm (giấy chứng nhận hợp quy, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng) của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhập hàng mũ bảo hiểm.
Về trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, thông tư nêu:
Xử MBH: Khó phát hiện, bắt được là phạt ngay!
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:
1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cài quai mũ theo quy định sau đây:
a) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Về hướng dẫn về xử lý vi phạm:
1. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm nếu vi phạm các quy định tại Thông tư liên tịch này và quy định của pháp luật khác có liên quan thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với việc sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm không thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy CR.
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khác có liên quan đối với việc:
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm các quy định về nhãn hàng hóa như nhãn rách nát, mờ nhạt không đọc được nội dung, nhãn bị che lấp không đọc được, mũ không có nhãn;
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm các quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa như tên mũ; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối; xuất xứ hàng hóa (đối với mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất;
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ giả mạo mũ bảo hiểm về giá trị sử dụng, công dụng, chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa gây hiểu lệch về giá trị sử dụng, công dụng, nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm có nhãn hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hóa của cơ sở khác đã thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN;
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ có hình dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm nhưng không thực hiện biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN, không có cấu tạo đủ 03 bộ phận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch này;
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 5; các khoản 3, 4, 5 Điều 6; các khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư liên tịch này.
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng.
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với việc kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến mũ bảo hiểm cho người tiêu dùng.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo Chất lượng Việt Nam
TS. Nguyễn Văn Lạng: Đây là cơ hội vàng để sản phẩm công nghệ Việt Nam lên ngôi! Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Lạng, những người đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ hãy tự tin, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm để đưa những ý tưởng của mình trở thành công nghệ, trở thành sản phẩm, hàng hóa do chính người Việt Nam sáng tạo ra, góp phần phát triển...