Đài Loan tự đóng tàu ngầm
Đài Loan sẽ khởi đóng tàu ngầm nội địa đầu tiên vào tuần sau, dự kiến biên chế năm 2024 để thay thế dần lực lượng tàu ngầm lạc hậu.
“Quá trình chế tạo nguyên mẫu tàu ngầm do Đài Loan tự thiết kế sẽ bắt đầu từ ngày 24/11. Lễ khởi đóng sẽ diễn ra cùng ngày, với sự tham dự của lãnh đạo Thái Anh Văn”, phát ngôn viên văn phòng lãnh đạo Đài Loan Xavier Chang cho biết hôm 20/11.
Tàu ngầm Đài Loan trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Đài Loan dự định chế tạo 8 tàu ngầm được lực lượng phòng vệ hòn đảo tự thiết kế, chiếc đầu tiên dự kiến được biên chế vào cuối năm 2024. Chương trình tàu ngầm nội địa khởi động dưới thời chính quyền Thái Anh Văn, được coi là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm khả năng phòng thủ của Đài Bắc và quảng bá nền công nghiệp quốc phòng của hòn đảo.
Video đang HOT
Lực lượng vũ trang Đài Loan hiện sở hữu 4 tàu ngầm, trong đó hai chiếc lớp Hai Shih được chế tạo tại Mỹ từ Thế chiến II và là những tàu ngầm cao tuổi nhất còn trong biên chế trên thế giới. Hai tàu ngầm còn lại thuộc lớp Chien Lung do Hà Lan chế tạo trong giai đoạn 1982-1986 và khó lòng so sánh được với lực lượng hải quân của Trung Quốc đại lục.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với hòn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan hồi đầu tháng 10 cho biết Bắc Kinh hơn 2.700 lần điều máy bay quân sự và tàu hải quân áp sát hòn đảo trong 9 tháng qua. Lực lượng phòng vệ Đài Loan chi khoảng 886,49 triệu USD cho 2.972 lần điều máy bay xuất kích ứng phó với các máy bay quân sự và 18,63 triệu USD điều tàu giám sát tàu chiến của Bắc Kinh gần hòn đảo.
Đài Loan không đủ tên lửa để phản kháng nếu TQ tấn công dồn dập
Các quan chức quân sự đảo Đài Loan cho biết kết quả của cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính Han Kuang 36, kết thúc vào ngày 18/9, cho thấy Đài Loan không đủ số lượng tên lửa để chống lại một cuộc tấn công dồn dập của Trung Quốc nếu chiến tranh xảy ra.
Binh sĩ đảo Đài Loan trong cuộc tập trận bắn đạn thật Han Kuang hồi tháng 7. Ảnh: AP
Tờ Taiwan News hôm 21/9 đưa tin, Cơ quan phòng vệ Đài Loan (MND) hôm 14/9 đã bắt đầu cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính Han Kuang 36, kéo dài trong 5 ngày liên tiếp, nhằm trau dồi khả năng ra quyết định của quân đội và cải thiện hiệu quả các mệnh lệnh được đưa ra ở mọi cấp chỉ huy.
Năm nay, MND sử dụng kịch bản giả định đảo Đài Loan phải hứng chịu cuộc tấn công do Chiến khu miền đông của Trung Quốc và có thể là Chiến khu Trung ương Trung Quốc phát động. Những nhân tố mới được xem xét trong các cuộc tập trận gần đây, bao gồm chiến đấu cơ Trung Quốc bị cáo buộc "xâm nhập" vào Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (ADIZ), theo CNA.
Các quan chức quốc phòng chỉ ra rằng, Yen Teh-fa, người đứng đầu lực lượng quốc phòng Đài Loan, đã trao quyền tấn công tối đa cho quân đội, với điều kiện mọi thứ không được vượt quá giới hạn. "Bạn phải quyết định mức độ linh hoạt chiến đấu mỗi ngày", ông Yen Teh-fa nói. Dù năm nay "đối phương" không mở cuộc tấn công từ cửa sông Tamsui tới miền trung đảo Đài Loan, họ vẫn tận dụng triệt để lực lượng đặc nhiệm.
Các quan chức quân sự Đài Loan tuyên bố tập trận mô phỏng dựa trên số lượng binh sĩ và thiết bị quân sự thực tế. Không có loại vũ khí nào không nằm trong kho vũ khí của Đài Loan mà lại được sử dụng trong mô phỏng.
Sau khi xem xét toàn diện mô phỏng tập trận trên máy tính, MND kết luận, Đài Loan vẫn chưa đủ số lượng tên lửa để chống lại một cuộc tấn công dồn dập của Trung Quốc (nếu chiến tranh xảy ra). Vì vậy, trong tương lai, hòn đảo này cần nỗ lực hơn để tăng cường hỏa lực chính xác tầm xa.
Hôm 17/9, hãng Reuters dẫn một số nguồn tin cho hay, Mỹ sẽ bán cho Đài Loan 7 hệ thống vũ khí chính, bao gồm cả mìn, tên lửa hành trình và chiến đấu cơ không người lái. Hợp đồng này do ông Trump đứng sau hậu thuẫn và cũng là một trong những động thái gây sức ép tới Bắc Kinh.
Việc bán cùng lúc 7 hệ thống vũ khí chính là điều Mỹ chưa từng làm với Đài Loan. Trước đây, Mỹ luôn cân đối việc bán vũ khí cho hòn đảo và phản ứng của Trung Quốc, tránh gây căng thẳng quá mức.
Tuy nhiên, năm 2020, chính quyền của ông Trump được cho là đang rất không hài lòng với Trung Quốc trong nhiều vấn đề. Lãnh đạo Đài Loan - bà Thái Anh Văn - cũng muốn mua nhiều vũ khí Mỹ hơn, nhằm củng cố năng lực phòng thủ của hòn đảo.
Cuộc tập trận Han Kuang 36 không phải là lần đầu tiên Đài Loan thực hiện tập trận mô phỏng trên máy tính. Hòn đảo này từng tiến hành một cuộc tập trận tương tự năm 2017 với tên gọi Han Kuang 33. Trong cuộc tập trận năm 2017, MND kết luận, Hải quân và Không quân Đài Loan cần phải cơ động mới "sống sót" trước các đợt tấn công của Trung Quốc (nếu chiến tranh xảy ra).
Đài Loan "cầu cứu" quốc tế vì lo sợ "nguy cơ chiến tranh" Người đứng đầu cơ quan ngoại giao của đảo Đài Loan kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ, chống lại những đe dọa quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc đại lục với mối lo chiến tranh xảy ra. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach. Ảnh: EPA Theo Guardian, tuyên bố của ông Joseph Wu, người đứng đầu cơ...