Đài Loan triệu hồi đại diện tại Nhật Bản, biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc
Ngày 11/9, chính quyền đảo Đài Loan đã cho triệu hồi đại diện tại Nhật Bản để phản đối quyết định của Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp. Cùng ngày, tại Trung Quốc đại lục cũng diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền Nhật Bản.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Dương Tiến Thiêm.
Trong một tuyên bố, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Dương Tiến Thiêm nói:
“Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư Đài (theo cách gọi của Đài Loan, Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc Đại lục gọi là Điếu Ngư). Đây là hành động bất hợp pháp vi phạm chủ quyền lãnh thổ (của Đài Loan)”.
Ông Dương Tiến Thiêm cho rằng hành động đơn phương của Nhật Bản không thể thay đổi chủ quyền thực tế của Đài Loan.
Video đang HOT
Trung Quốc cho biết hai tàu hải giám hiện đã ở trong vùng biển của Senkaku/Điếu Ngư.
“Chúng tôi hối thúc mạnh mẽ chính phủ Nhật Bản rút lại quyết định trên. Hành động đơn phương và bất hợp pháp của Nhật Bản không thể thay đổi thực tế là Đài Loan sở hữu quần đảo này”, ông Dương tuyên bố.
Tuyên bố của cơ quan ngoại giao Đài Loan cũng cho biết đại diện của chính quyền Đài Loan tại Nhật Bản Shen Ssu-tsun đã trình thư phản đối lên Bộ Ngoại giao nước chủ nhà trước khi được triệu về nước để báo cáo cụ thể về tình hình căng thẳng quanh quần đảo tranh chấp
Dự kiến, ông Shen Ssu-tsun sẽ trở về Đài Bắc trong ngày hôm nay (12/9).
Động thái trên diễn ra sau khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố đã hoàn tất việc mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ một gia đình chủ sở hữu tư nhân với mức giá 2.05 tỷ Yên (tương đương 26 triệu USD).
Trước đó, chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra những phản đối mạnh mẽ trước quyết định mua đảo của chính phủ Nhật Bản, trong khi làn sóng biểu tình chống Nhật bùng phát mạnh tại nhiều thành phố của nước này.
Mạng tin Sankei của Nhật Bản cho biết các cuộc biểu tình đã đồng loạt diễn ra trong ngày 11/9 ở thủ đô Bắc Kinh và các thành phố Thượng Hải, Quảng Châu, Sơn Đông. Tại thủ đô Bắc Kinh, khoảng 20 nhà hoạt động đã đứng trước Đại sứ quán Nhật Bản giương các biểu ngữ phản đối, đòi “trả lại Điếu Ngư” nhưng không xảy ra các hành động quá khích như đập phá hay ném đất đá vào bên trong Đại sứ quán.
Tại Thượng Hải và Quảng Châu, hàng chục người biểu tình cũng tụ tập trước Tổng lãnh sự quán Nhật Bản để bày tỏ phản đối. Nhiều hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước dự kiến sẽ được tổ chức tại Trung Quốc trong thời gian tới cũng đang có nguy cơ sẽ bị đình lại vì tranh chấp biển đảo.
Ở ngoài nước, cộng đồng người Hoa ở Mỹ cũng kêu gọi trên mạng Internet triệu tập biểu tình phản đối Nhật Bản tại các thành phố San Francisco, Seattle, New York, Washington từ ngày 15-18/9.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cách đảo Đài Loan và tỉnh Okinawa của Nhật Bản 160 km. Từ lâu quần đảo này đã trở thành tâm điểm tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan vì án ngữ ngay tại tuyến hải vận quan trọng và ở khu vực được cho là có nhiều dầu mỏ.
Theo Dantri
TQ đưa tàu hải giám tới quần đảo tranh chấp
Trung Quốc đã gửi 2 tàu tuần tra tới vùng biển quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản, sau khi Nhật Bản tuyên bố đã đạt được thỏa thuận mua lại quần đảo này.
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết, 2 tàu tuần tra của nước này đã vào vùng biển gần quần đảo mà Nhật Bạn gọi là Senkaku hay Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, với mục đích "khẳng định chủ quyền trên quần đảo này".
Trước đó, Nhật Bản khẳng định nước này đã ký một bản hợp đồng mua lại 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku từ chủ tư nhân trong nước. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura tiết lộ, chính phủ nước này đã bỏ ra 2,05 tỷ yên (tương đương 26 triệu USD) để mua lại 3 hòn đảo này.
Động thái này đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, ông Osamu Fujimura cho biết, đây chỉ là vấn đề nội bộ và không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của Nhật Bản với các nước khác.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
"Điều này không làm ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ của Nhật Bản với các vùng và quốc gia khác. Chúng tôi hoàn toàn không có ý định gây bất hòa trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc", ông Osamu Fujimura cho biết.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã gọi những hành động của Nhật Bản là bất hợp pháp và cảnh báo điều đó sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa 2 quốc gia. Hãng tin Tân Hoa Xã đã phát đi những thông báo mạnh mẽ khẳng định quần đảo tranh chấp thuộc chủ quyền của nước này.
"Chính phủ Trung Quốc sẽ không ngồi yên chứng kiến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia gia đang bị xâm phạm. Nếu Nhật Bản tiếp tục giải quyết theo cách riêng của mình, họ sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cảnh báo.
Theo VNE
Nhật Bản quốc hữu hóa đảo tranh chấp Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định mua và quốc hữu hóa 3 đảo thuộc nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, bất chấp phản đối từ Trung Quốc. Ngày 10.9, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura tuyên bố chính phủ quyết định đưa 3 đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư, đang tranh chấp với Trung Quốc, vào diện kiểm soát của nhà...