Đài Loan tố WHO ‘đặt chính trị trên y tế’
Lãnh đạo số hai Đài Loan Trần Kiến Nhân chỉ trích WHO thiếu khách quan và chuyên nghiệp trong xử lý Covid-19 vì “quá chú trọng vào chính trị”.
“Thật không may, 23 triệu người Đài Loan đã trở thành những đứa con côi trong hệ thống y tế toàn cầu vì lý do chính trị”, lãnh đạo số hai Đài Loan Trần Kiến Nhân phát biểu tại họp báo ở Đài Bắc hôm nay. “Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quá chú trọng chính trị mà quên mất tính chuyên nghiệp, trung lập của mình. Đây là điều khá đáng tiếc”.
Cho rằng WHO đặt chính trị lên trên y tế, ông Trần nhận định tổ chức này trước đây đã hoàn thành tốt công việc và đóng góp cho nền y tế thế giới, nhưng cách xử lý đại dịch Covid-19 lại không được tốt như vậy. Trong cuộc họp báo, nhà dịch tễ học được đào tạo tại Mỹ này dùng thuật ngữ “dịch viêm phổi Vũ Hán” thay cho tên gọi Covid-19 được WHO đặt ra.
“Trong dịch viêm phổi Vũ Hán, chúng tôi chủ yếu chỉ trích họ vì hành động quá chậm”, ông Trần nói. Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, là nơi dịch bệnh khởi phát cuối năm ngoái trước khi lan ra toàn cầu và khiến hơn 4,4 triệu người nhiễm, gần 300.000 người tử vong.
Lãnh đạo số hai Đài Loan Trần Kiến Nhân. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Trần Kiến Nhân, người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan trong cuộc khủng hoảng SARS năm 2002-2003, nói rằng thế giới cần thận trọng với số liệu dịch bệnh của Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh minh bạch hơn. Tuy nhiên, ông cũng chúc Trung Quốc chiến thắng Covid-19.
“Tôi cầu chúc và hy vọng họ có thể ngăn chặn được dịch viêm phổi Vũ Hán càng sớm càng tốt, tránh làn sóng thứ hai”, ông nói. Trần Kiến Nhân sẽ rời nhiệm sở khi bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhiệm kỳ hai vào tuần tới.
Ông Trần là tiếng nói hàng đầu của Đài Loan trong việc chỉ trích phản ứng của Trung Quốc và WHO với Covid-19, cũng như vận động để hòn đảo được tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO, diễn ra tuần tới với tư cách quan sát viên.
Đài Loan từng là quan sát viên của WHA từ năm 2009, khi quan hệ hai bờ eo biển ấm lên. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngăn Đài Loan tiếp tục vai trò này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, được bầu làm lãnh đạo hòn đảo.
Đài Loan nói rằng Trung Quốc và WHO có “mục đích chính trị” khi loại hòn đảo khỏi những cuộc họp quan trọng của tổ chức. Một trong những khiếu nại chính của Đài Loan là WHO phớt lờ email thông báo của họ vào cuối tháng 12 về khả năng lây nhiễm từ người sang người của nCoV. WHO khẳng định email của Đài Loan gửi tổ chức khi đó không đề cập lây nhiễm từ người sang người.
Trung Quốc nhiều lần khẳng định chỉ nước này có quyền đại diện cho Đài Loan ở WHO. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng “không có cơ sở pháp lý để một khu vực không có chủ quyền tham gia tổ chức với tư cách quan sát viên”.
Đài Loan đã gặt hái thành công trong cuộc chiến chống Covid-19, khi chỉ ghi nhận 440 ca nhiễm và 7 ca tử vong. Nỗ lực vận động tham gia WHA với tư cách quan sát viên của Đài Loan nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ, nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc.
Burundi tuyên bố trục xuất 4 quan chức WHO
Quốc gia Đông Phi thông báo trục xuất đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng 3 chuyên gia đang điều phối ứng phó dịch Covid-19 tại nước này.
Trong thư thông báo ghi ngày 12/5, gửi cho trụ sở chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Phi, Bộ Ngoại giao Burundi chính thức xem đại diện WHO tại nước này và 3 chuyên gia đang tham gia điều phối nỗ lực chống dịch Covid-19 là "người không được chào đón" (persona non grata).
Quốc gia Đông Phi yêu cầu 4 nhân sự của WHO rời khỏi nước này trước ngày 15/5, theo AFP.
Tờ Daily Nation của Kenya tiết lộ quan chức WHO bị trục xuất là bác sĩ Walter Kazadi Mulombo, lãnh đạo văn phòng WHO tại Bujumbura, thành phố lớn nhất Burundi. Các chuyên gia còn lại là giáo sư Daniel Tarzy, bác sĩ Ruhna Mirindi Bisimwa và bác sĩ Jean-Pierre Mulunda Nkata.
Người dân Burundi xếp hàng tại một điểm rửa tay sát khuẩn gần biên giới Congo. Ảnh: AFP.
Daily Nation mô tả Bộ Ngoại giao Burundi đã gửi "công hàm" cho văn phòng đại diện của WHO tại châu Phi, đặt tại Brazzaville (Congo). Công hàm không nêu cụ thể lý do nước này trục xuất 4 chuyên gia WHO.
Tiết lộ với AFP, một quan chức giấu tên cho biết 4 nhân vật bị trục xuất là toàn bộ đội ngũ WHO hỗ trợ Burundi chống dịch Covid-19. Ông nói bộ trưởng Y tế cáo buộc nhóm có hành động "can thiệp không thể chấp nhận vào cách nước này ứng phó virus corona".
Chính quyền Tổng thống Pierre Nkurunziza đang vấp phải một số chỉ trích từ giới chuyên gia y tế khi vẫn giữ ý định tổ chức bầu cử vào ngày 20/5 như kế hoạch ban đầu. Ông còn cho phép tổ chức sự kiện vận động cử tri và tập trung đông người.
Tính đến ngày 13/5, quốc gia Đông Phi phát hiện 15 ca nhiễm virus corona, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Sân bay chính của cả nước đã cho dừng mọi chuyến bay quốc tế.
Burundi trục xuất quan chức WHO phụ trách Covid-19 Cộng hòa Burundi ra lệnh trục xuất đại diện hàng đầu của WHO phụ trách xử lý Covid-19 tại nước này, song không nêu lý do. Theo bức thư đề ngày 12/5 của Bộ Ngoại giao Burundi, tiến sĩ Walter Kazadi Mulombo, đại diện hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại nước này cùng ba chuyên gia điều phối...