Đài Loan tố Bắc Kinh ngăn dự họp WHO
Chính quyền Đài Loan nói vẫn chưa được WHO mời dự cuộc họp quan trọng bàn về Covid-19 do “sự cản trở” từ Bắc Kinh.
“Cơ quan ngoại giao Đài Loan rất lấy làm tiếc và không hài lòng trước việc Bắc Kinh cản trở hòn đảo tham gia vào WHO, trong khi tổ chức này tiếp tục bỏ mặc vấn đề sức khỏe và nhân quyền của 23,5 triệu cư dân Đài Loan”, cơ quan ngoại giao Đài Loan ra tuyên bố hôm 8/11.
Cơ quan này cho hay đại diện của hòn đảo vẫn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mời dự hội nghị trực tuyến Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) diễn ra trong tuần này với sự tham gia của 194 thành viên.
Đài Loan cho biết thêm việc WHO không mời chính quyền hòn đảo dự họp do những “yếu tố chính trị” đã thể hiện sự nhạo báng đối với tuyên bố “sức khỏe cho tất cả mọi người” của tổ chức này.
Đài Loan bị loại khỏi hầu hết các tổ chức toàn cầu, bao gồm WHO, do sự phản đối quyết liệt từ Trung Quốc đại lục, vốn coi hòn đảo này là một phần không thể tách rời. WHO cho biết việc mời Đài Loan dự hội nghị WHA với tư cách quan sát viên phải phụ thuộc vào quyết định của các thành viên.
Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 18/5. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, phái bộ Mỹ tại Geneva tuần trước đã liên tục thúc giục Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mời Đài Loan vào WHA, cơ quan ra quyết định cho WHO. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, Đài Loan năm nay liên tục vận động hành lang để được tham gia vào WHA, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Video đang HOT
Phái bộ Trung Quốc tại cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Geneva hôm 9/11 đã lên án những nhận xét “xuyên tạc” của Mỹ về Đài Loan, khẳng định hòn đảo này chỉ có thế tham gia WHA nếu thừa nhận “là một phần của Trung Quốc”, điều mà Đài Bắc từ chối.
Theo WHO, họ vẫn hợp tác với Đài Loan về nhiều vấn đề y tế, bao gồm đại dịch Covid-19, và vẫn cung cấp cho hòn đảo những sự trợ giúp cần thiết.
Đài Loan từng là quan sát viên của WHA từ năm 2009, khi quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ấm lên. Tuy nhiên, Bắc Kinh ngăn Đài Loan tiếp tục vai trò này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, được bầu làm lãnh đạo hòn đảo.
Trung Quốc nhiều lần khẳng định chỉ nước này có quyền đại diện cho Đài Loan ở WHO. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng “không có cơ sở pháp lý để một khu vực không có chủ quyền tham gia tổ chức với tư cách quan sát viên”.
Đài Loan đã gặt hái thành công trong cuộc chiến chống Covid-19 và được coi là hình mẫu chống dịch khi chỉ ghi nhận hơn 500 ca nhiễm và 7 ca tử vong do nCoV, trong khi nhiều nơi vẫn loay hoay ứng phó virus.
Ông Trump tiếp tục làm Tổng thống Mỹ có lợi gì cho TQ?
Trong nhiệm kỳ đầu tiên đầy biến động, Tổng thống Trump có thể khiến Trung Quốc không hài lòng, thậm chí là tức giận về nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nếu ông Trump tiếp tục đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa, Bắc Kinh cũng không phải hoàn toàn gặp bất lợi.
Ông Trump đã nhiều lần công kích Trung Quốc trong suốt 4 năm nhiệm kỳ đầu (ảnh: Asian Times)
Dưới khẩu hiện "nước Mỹ trên hết", ông Trump đã không ít lần miêu tả Trung Quốc là "mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ và thế giới".
Tổng thống Trump thậm chí còn cho rằng, nếu ông thất cử, Trung Quốc sẽ "sở hữu Mỹ".
Suốt nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump công kích Trung Quốc về đại dịch, công nghệ, Biển Đông và đặc biệt khiến Bắc Kinh "phiền lòng" khi tăng cường quan hệ, bán vũ khí cho Đài Loan.
Tuy nhiên, việc ông Trump tái đắc cử vào tháng 11 tới vẫn có thể mang lại lợi ích cho Bắc Kinh, theo một số chuyên gia.
"Trung Quốc 4 năm qua đã được ông Trump trao cơ hội để nâng cao vị thế toàn cầu. Trung Quốc đứng ra bảo vệ xu hướng toàn cầu hóa, chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế. Trong khi đó, ông Trump luôn bảo lưu quan điểm nước Mỹ trên hết và gây mất lòng đồng minh", Zhu Zhiqun - giáo sư quan hệ chính trị quốc tế tại Đại học Bucknell (Mỹ) - nhận xét.
Ngay khi vừa nhậm chức Tổng thống, ông Trump rút Mỹ khỏi một thỏa thuận hợp tác thương mại châu Á - Thái Bình Dương, mặc cho Nhật Bản - đồng minh thân cận của Mỹ - hết lời can ngăn.
Tiếp theo là việc ông Trump rút Mỹ khỏi các thỏa thuận khí hậu toàn cầu, thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân với Iran, bất chấp sự phản đối của các đồng minh như Anh, Pháp, Đức.
Việc ông Trump rút bớt quân đội khỏi Đức cũng được cho là xuất phát từ mối quan hệ không mấy vui vẻ với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Đặc biệt, trong khi dịch Covid-19 đang bùng phát toàn cầu, ông Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi và cắt viện trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hành động này đồng nghĩa với việc Mỹ rút lui khỏi vị thế lãnh đạo chương trình chăm sóc sức khỏe toàn cầu và trao cơ hội về tay Trung Quốc.
Ông Trump đã nhiều lần công kích Trung Quốc trong suốt 4 năm nhiệm kỳ đầu (ảnh: Asian Times)
Khi Mỹ rút lui, Trung Quốc tiến đến.
Trung Quốc đã khẳng định vị thế bảo hộ thương mại tự do toàn cầu và liên tiếp đưa ra các cam kết cắt giảm khí thải được quốc tế hoan nghênh.
Trong dịch Covid-19, Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ thế giới 2 tỷ USD khắc phục thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Vắc xin Covid-19 cũng được Trung Quốc cam kết sử dụng như hàng hóa công cộng toàn cầu.
Không thể phủ nhận những nỗ lực của ông Trump nhằm kiềm chề sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, điểm yếu về chiến lược ngoại giao của chính quyền Trump đang bị Trung Quốc khai thác triệt để.
"Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể giúp Trung Quốc thêm nhiều thời gian để tiếp tục tăng cường ảnh hưởng quốc tế", giáo sư Zhu nói.
Philippe Le Corre - chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Harvard - cho rằng, tư tưởng "nước Mỹ trên hết" của ông Trump đang bị lạm dụng thái quá và đem lại lợi ích lâu dài cho Trung Quốc.
"Ông Trump đang khiến Mỹ tách khỏi các đồng minh truyền thống và tạo khoảng trống cho Trung Quốc chen chân. Theo tôi, khả năng vực dậy kinh tế Mỹ của ông Biden còn bỏ ngỏ, nhưng ông ấy mang đến sự ổn định. Người Mỹ hiện tại chẳng cần gì hơn một cuộc sống bình thường", ông Philippe nhận xét.
Đài Loan mở văn phòng đặc biệt hỗ trợ người Hong Kong Đài Loan khai trương văn phòng đặc biệt nhằm giải quyết các trường hợp cư dân muốn rời đặc khu hành chính Hong Kong để tới hòn đảo. Chính quyền Đài Loan cho mở Văn phòng trao đổi và dịch vụ Đài Loan - Hong Kong tại hòn đảo hôm nay, nhằm giải quyết các đơn đăng ký của những người Hong Kong...