Đài Loan rực rỡ với Gay Pride đầu tiên sau hợp pháp hôn nhân đồng giới
Cả trăm nghìn người thuộc cộng đồng LGBT tham gia lễ diễu hành Gay Pride Đài Loan 2019, sự kiện thường niên nhưng năm nay đặc biệt hơn vì Đài Loan đã cho phép hôn nhân đồng giới.
Ước tính có tới hơn 100.000 người đã tham gia lễ diễu hành Gay Pride năm 2019 ở thành phố Đài Bắc, sự kiện Gay Pride được coi là lớn nhất châu Á, vài tháng sau khi chính quyền ở đây hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Ảnh: AFP.
Như vậy Đài Loan trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Kể từ khi luật này chính thức đi vào hiệu lực ngày 24/5, đã có 2.150 cặp đôi đồng giới kết hôn ở Đài Loan, theo số liệu của chính phủ. Ảnh: AFP.
Các nhà tổ chức cho biết con số tham gia lên tới hơn 170.000 người. Cuộc diễu hành sẽ kết thúc vào buổi tối trước tòa nhà Văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và đảng Dân chủ Tiến bộ của bà ủng hộ sự kiện này. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới được đưa ra sau quá trình dài tranh cãi trong xã hội Đài Loan, nơi mà những khu vực bên ngoài thành thị vẫn có quan điểm tương đối truyền thống và bảo thủ. Ảnh: AFP.
Bà Thái Anh Văn và đảng Dân chủ Tiến bộ ủng hộ dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, điều mà các nhà phân tích chính trị cho rằng khá rủi ro vì điều đó có thể khiến bà mất đi sự ủng hộ của nhóm cử tri bảo thủ trong cuộc bầu cử năm tới ở Đài Loan. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên những nhà phân tích khác thì cho rằng động thái này của chính quyền Đài Loan là nhằm tạo ra một sự khác biệt về các giá trị với Trung Quốc, nơi không cho phép hôn nhân đồng giới. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và có thể thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết. Ảnh: AFP.
Kể từ trước năm nay, Gay Pride Đài Loan luôn là sự kiện lớn nhất ở châu Á dành cho cộng đồng LGBT. Nó cũng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến hòn đảo trong thời gian này. Trong hình là các du khách đến từ Thái Lan. Ảnh: AFP.
Mặc dù được chính quyền cho phép, hôn nhân đồng giới vẫn gặp phải những trở ngại nhất định trong xã hội Đài Loan. Nhiều cuộc trưng cầu dân ý và thăm dò cuối năm ngoái cho thấy người dân Đài Loan vẫn định nghĩa hôn nhân là việc giữa nam và nữ. Ảnh: Reuters.
Theo điều luật được cho phép hồi tháng 5, những cặp đôi đồng tính ở Đài Loan chỉ có thể nhận nuôi con ruột của một trong hai người, và chỉ có thể kết hôn với người nước ngoài đến từ những quốc gia cũng cho phép hôn nhân đồng giới. Ảnh: Reuters.
(Ảnh: AFP, Reuters)
Theo Zing.vn
Đài Loan cắt quan hệ ngoại giao với quần đảo Solomon
Đài Loan hôm 16/9 tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với quần đảo Solomon sau khi quốc gia Thái Bình Dương quay sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Theo AFP, Đài Loan gọi quyết định này của quần đảo Solomon là "vô cùng đáng tiếc".
"Chính phủ quần đảo Solomon đã quyết định công nhận quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu cho biết trong cuộc họp báo ở Đài Bắc cùng ngày.
"Tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với quần đảo Solomon có hiệu lực ngay lập tức", ông Wu khẳng định.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu. Ảnh: Central News Agency.
Tháng 8/2018, El Salvador chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Ông Wu đã lên án "những hành động thô bạo" của Trung Quốc nhằm cô lập ngoại giao đối với Đài Loan.
Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại đối với việc Trung Quốc buộc các nước phải cắt đứt ngoại giao với Đài Loan, nơi Bắc Kinh xem là một tỉnh ly khai.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ và đang đẩy mạnh chiến dịch chống lại tuyên bố độc lập của hòn đảo này. Bắc Kinh đã yêu cầu nhiều công ty nước ngoài chú thích Đài Loan thuộc Trung Quốc trên trang điện tử chính thức, đồng thời ngăn chặn Đài Loan tham gia nhiều diễn đàn quốc tế.
Với việc Burkina Faso, Cộng hòa Dominica và El Salvador tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đầu năm 2018, hiện 16 nước còn giữ quan hệ chính thức với Đài Loan.
Theo Zing.vn
EU muốn gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông, đối trọng lại TQ Giữa lúc căng thẳng gia tăng tại khu vực, các nước lớn châu Âu như Anh, Pháp và Đức muốn cho thấy họ có vai trò quan trọng hơn là các đối tác thương mại không có tiếng nói. Các nước lớn châu Âu đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương, với các hoạt động tự...