Đài Loan ra mắt tàu cao tốc tàng hình hai thân siêu mạnh
Trang mạng “Nhận thức hải quân” ngày 14-3 cho biết, Đài Loan (TQ) vừa làm lễ đặt tên cho chiếc tàu cao tốc 2 thân đầu tiên, thuộc lớp Swift Sea tại nhà máy đóng tàu Long Đức, huyện Nghi Lan.
Đây là chiếc đầu tiên trong Dự án hợp tác đóng tàu tàng hình xuyên sóng 2 thân, giữa Trung tâm phát triển tàu chiến hải quân (NSDC) và Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghiệp tàu biển (SOIC) của Đài Loan, chuyên sử dụng trong hoạt động tác chiến ven bờ trong tương lai của hải quân Đài Loan.
Tàu cao tốc tàng hình xuyên sóng hai thân lớp Swift Sea
Nhà máy đóng tàu Long Đức sẽ tiến hành một loạt các thử nghiệm đối với chiếc đấu tiên mang tên “Đà Giang”, dự kiến nó sẽ được đưa vào biên chế trong năm 2015, để tăng cường năng lực tác chiến ven bờ cho hải quân hòn đảo này.
Tàu cao tốc tàng hình xuyên sóng hai thân lớp Swift Sea
Video đang HOT
Loại tàu cao tốc tàng hình xuyên sóng hai thân này được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm công nghệ hàng không và quốc phòng Đài Bắc tháng 8-2013 (TADTE 2013), được hải quân Đài Loan phát triển trong khuôn khổ kế hoạch phát triển tàu tác chiến ven bờ trong tương lai.
Tàu cao tốc tàng hình xuyên sóng hai thân lớp Swift Sea chuẩn bị được hạ thuỷ
Trong khuôn khổ kế hoạch “Hải Yến” (Swift Sea), Nhà máy đóng tàu Long Đức sẽ chế tạo 12 chiếc tàu cao tốc thiết kế theo kiểu xuyên sóng 2 thân (WPC-Wave Piercing Catamaran), 2 thân của nó được mô phỏng theo công nghệ tiết diện tiếp nước nhỏ SWATH (Small Water Plane Area Twin Hull) được Mỹ sử dụng trong thiết kế các tàu tuần tiễu ven bờ (LCS).
Tàu cao tốc tàng hình xuyên sóng hai thân lớp Swift Sea có uy lực rất mạnh
Tàu cao tốc 2 thân lớp Swift Sea có chiều dài 60,4m, rộng 14m, cao 6m, mớn nước 2,3m, tốc độ tối đa 38 hải lý/giờ, tầm hoạt động 2000 hải lý, thủy thủ đoàn 34 người. Tuy không có hầm chứa máy bay nhưng tàu có sân đỗ máy bay trực thăng khoảng 10 tấn.
Tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 tại triển lãm quốc phòng Đài Bắc ngày 11-8-2012
Các loại vũ khí bổ trợ tàu trên tàu bao gồm, 1 pháo chính Oto Melara 76mm, 4 súng máy 12,7mm và hệ thống phòng không tầm gần Phalanx 20mm. Tuy tàu không được thiết kế hệ thống tên lửa phòng không, nhưng có thể mang theo các hệ thống phòng không cá nhân.
Tên lửa chống hạm Hùng Phong-2
Điểm đáng chú ý nhất là Catamaran được trang bị vũ khí rất mạnh với 16 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm, bao gồm: 8 quả tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong 3, có tầm bắn 130km, tốc độ Mach2 và 8 quả tên lửa chống hạm cận âm Hùng Phong 2, tầm phóng 160km.
Theo ANTD
Siêu tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Ấn Độ gặp sự cố, 3 người thương vong
Tối 8-3, chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên của Ấn Độ là "INS Arihant" đang thử nghiệm ở cầu cảng căn cứ hải quân Visakhapatnam đã xảy ra sự cố đáng tiếc, làm một người tử vong và 2 người khác bị thương.
Được biết, sự cố xảy ra khi các nhân viên kỹ thuật đang thử nghiệm áp suất cao đối với khoang thủy áp của tàu ngầm hạt nhân tấn công "INS Arihant".
Trong quá trình thử nghiệm, bất ngờ nắp khoang thủy áp bật tung ra đập vào những công nhân đang làm việc làm một người tử vong và hai người bị thương khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tại đó.
Người phụ trách tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng - ông Avinash Chander đã ra lệnh điều tra nguyên nhân gây ra sự cố thứ 3 trong 2 tuần trở lại đây của hải quân Ấn Độ.
Ngày 7-3, tàu khu trục tên lửa "Kolkata" đã xảy ra sự cố rò rỉ khí carbon dioxide, làm chết một sỹ quan cao cấp và nhiều người khác bị thương. Ngày 26-02, tàu ngầm động cơ diesel-điện "INS Sindhuratna", lớp Kilo đã bốc cháy trong lúc huấn luyện tại khu vực biển Mumbai, làm 2 người chết và 7 người bị thương.
Mấy năm trở lại đây, các tàu chiến của hải quân Ấn Độ thường xuyên xảy ra sự cố, trong 8 tháng qua đã xảy ra 12 vụ, điển hình như: Tàu ngầm phát nổ, tàu hộ vệ bị rò rỉ nước, tàu phá lôi bốc cháy, va chạm giữa tàu quân sự và tàu cá, tàu ngầm mắc kẹt...
Đặc biệt là tháng 8 năm ngoái, tàu ngầm "INS Sindhurakshak" lớp Kilo của hải quân Ấn Độ trong lúc tháo lắp vũ khí tại cầu cảng hải quân ở Mumbai đã xảy ra cháy nổ dẫn đến chìm tàu, làm 18 sỹ quan và thủy thủ hải quân thiệt mạng.
Theo ANTD
Châu Á - Thái Bình Dương cần mua gần 13.000 máy bay mới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần mua gần 13.000 máy bay mới với tổng trị giá khoảng 1,9 nghìn tỉ USD trong vòng 20 năm tới, hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) cho biết. Những chiếc máy bay được trưng bày trong Triển lãm quốc phòng và hàng không châu Á tại Singapore - Ảnh: AFP Trước thềm Triển...