Đài Loan ngang nhiên mời trọng tài quốc tế, Philippines đến đảo Ba Bình
Đài Loan hôm nay ngang nhiên kêu gọi toà trọng tài quốc tế không ra phán quyết về vụ kiện ở Biển Đông nếu các thẩm phán chưa đến thăm đảo Ba Bình, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đảo Ba Bình thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Đài Loan chiếm giữ trái phép. Ảnh:CNA
Chính quyền Đài Loan “một lần nữa nghiêm túc mời 5 trọng tài trong vụ kiện của Philippines khảo sát đảo Ba Bình”, Reuters dẫn cơ quan đối ngoại Đài Loan hôm nay tuyên bố. “Nếu toà quyết định không đáp lại lời mời chân thành của chúng tôi, họ không nên ra phán quyết về trạng thái pháp lý của đảo Ba Bình”.
Theo Focus Taiwan, Đài Loan hôm nay cũng cho biết đã mời Philippines tới đảo Ba Bình nhưng bị từ chối.
Video đang HOT
Đai Loan chiếm giữ trái phép Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ba Bình nằm cách đảo Đài Loan khoảng 1.600 km, có diện tích gần 0,5 km2.
Manila đang thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Philippines cho rằng những bãi đá, đảo nhỏ tại quần đảo Trường Sa không thể được xem là đảo, vì vậy không thể công nhận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Manila cũng coi Ba Bình là bãi đá, không phải đảo. Trong khi đó, Đài Loan muốn chứng minh Ba Bình không phải là bãi đá, mà là một hòn đảo với vùng đặc quyền kinh tế.
Toà án trọng tài quốc tế tại The Hague, Hà Lan tháng trước nhận tài liệu làm bằng chứng do một nhóm liên quan đến chính quyền Đài Loan gửi tới, trong đó cho rằng Ba Bình không phải là bãi đá. Động thái này có thể trì hoãn việc ra phán quyết của toà đối với vụ kiện của Philippines.
Trọng Giáp
Theo VNE
Việt Nam lên án Đài Loan đưa phóng viên ra đảo Ba Bình
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng hành động của Đài Loan làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và yêu cầu không tái diễn các hoạt động xâm phạm chủ quyền.
Đài Loan xây dựng nhiều công trình phi pháp trên đảo Ba Bình của Việt Nam. Ảnh:Reuters
"Việc phía Đài Loan bất chấp những quan ngại và phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, đưa phóng viên ra đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm leo thang căng thẳng, không có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như quan hệ hai bên", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết hôm nay.
Theo ông Bình, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài tiến hành ở hai khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Đài Loan hôm qua dùng máy bay vận tải quân sự C-130 đưa một nhóm phóng viên ra đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có nhà báo từ CNN, Reuters và AP. Họ được dẫn đi xem bưu điện, giếng nước ngọt, bến neo đậu tàu và ngôi đền Đài Loan xây dựng phi pháp trên đảo này.
"Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Đài Loan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không tái diễn bất cứ hành động nào làm leo thang căng thẳng, phức tạp thêm tình hình, đồng thời có những đóng góp tích cực vào nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông", người phát ngôn nói.
Đài Loan đã xây một bệnh viện 10 giường, một ngọn hải đăng và một trạm hỗ trợ ngư nghiệp trái phép trên đảo Ba Bình. Đài Loan còn chi hơn 100 triệu USD để nâng cấp đường băng trên đảo và xây dựng một cầu cảng có khả năng làm bến đỗ cho tàu hải cảnh 3.000 tấn.
Ba Bình la đao lơn nhât trong quân đao Trương Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đai Loan chiếm giữ trái phép đảo này và thường xuyên điều lực lượng tuần duyên đến đây. Khi lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu cuối tháng một đến đảo Ba Bình, Mỹ đã lên tiếng chỉ trích rằng chuyến thăm này hoàn toàn vô ích, và không đóng góp cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp.
Việt Anh
Theo VNE
Đài Loan cho báo chí quốc tế tham quan phi pháp đảo Ba Bình Chính quyền Đài Loan ngày 23.3 đã tổ chức chuyến đi "nắm tình hình thực tế" ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho phóng viên các cơ quan truyền thông nước ngoài, truyền thông Đài Loan cho hay. Ông Mã Anh Cửu trong một chuyến đi trái phép đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa...