Đài Loan miễn cách ly từ tháng 10, khách mạnh dạn chốt tour
Từ tháng 10, khách quốc tế đến Đài Loan sẽ không cần cách ly trong khách sạn hoặc xét nghiệm PCR và có thể xin visa Quan Hồng như trước COVID-19.
Mới đây, ông Vương Tất Thắng – người đứng đầu Trung tâm Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Trung ương cho biết Đài Loan (Trung Quốc) sẽ gỡ bỏ yêu cầu cách ly bắt buộc và xét nghiệm PCR dành cho khách quốc tế. Thời gian quy định này dự kiến có hiệu lực từ 13.10, chậm nhất là 15.10. Tuy nhiên, quy định bắt buộc đeo khẩu trang vẫn được duy trì.
Trước đó, khi Đài Loan bắt đầu từng bước mở cửa trở lại từ 12.9, khách quốc tế cách ly trong khách sạn ba ngày, đồng thời chính sách miễn visa có hiệu lực với khách Australia, New Zealand, Mỹ, Canada, EU và một số nước khác.
Thông báo trên là tin vui với không ít khách du lịch Việt Nam, đặc biệt là những người chờ đợi Đài Loan mở cửa biên giới suốt thời gian qua. Chi Hương, sống tại Hà Nội, là một trong những du khách quan tâm đến ngày Đài Loan mở cửa du lịch, tỏ ra vui mừng trước thông báo trên.
“Mình chưa đi Đài Loan bao giờ, dù điểm đến này khá gần Việt Nam và chi phí du lịch không cao. Đài Loan đang vào mùa thu đẹp, do đó mình rất muốn thử ghé thăm sớm để kịp săn lá vàng, lá đỏ”, chị Hương nói. Chị đã có visa Nhật Bản và Tây Ban Nha nên sẽ hoàn thành thủ tục xin thị thực vào Đài Loan nhanh hơn.
Video đang HOT
Khám phá ẩm thực đường phố là trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Đài Loan. Ảnh: Cục Du Lịch Đài Loan tại Việt Nam
Đón đợi thông tin Đài Loan mở cửa du lịch, một số công ty lữ hành đã lên tour gần hai tháng trước và chào bán từ khoảng giữa tháng 8. Hầu hết tour có ngày khởi hành trong tháng 11 và tháng 12, sớm nhất là 30.10. Tour Đài Bắc – Đài Trung – Cao Hùng trọn gói 4 ngày 4 đêm hoặc 6 ngày 5 đêm có giá trong khoảng 10,9 triệu đến 12,9 triệu đồng.
Chị Huỳnh Mỹ Yến, giám đốc công ty Du lịch Thiên nhiên, đánh giá nhiều công ty đã lên tour sớm, nhưng từ chiều 22.9 khi có thông tin miễn cách ly, khách mới chốt tour nhiều hơn. “Tour Đài Loan đầu tiên của chúng tôi khởi hành từ 2.11, đều có khách hàng đăng ký hàng tuần. Đoàn 40 vé mà tới nay đã bán 50%” – chị Yến trả lời Lao Động.
Chính sách về e-visa tiên tiến hay còn gọi là visa Quan Hồng sẽ có hiệu lực như trước COVID-19. Thời gian làm visa du lịch Đài Loan duy trì từ 10 đến 15 ngày, theo thông tin của Vietravel. Khách du lịch Việt Nam sở hữu thẻ cư trú, thẻ vĩnh trú, visa còn hiệu lực hoặc đã hết hạn trong vòng 10 năm của các nước Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Anh, Hàn Quốc, khối Schengen và Đài Loan đều có thể xin visa Quan Hồng.
Đường tàu qua núi hơn 100 năm tuổi tại Đài Loan
Đường sắt rừng Alishan là một trong những tuyến đường sắt đặc biệt nhất Đài Loan có tuổi đời hơn một thế kỷ.
Đường sắt Alishan là cung đường băng qua rừng, xuyên núi với chiều dài 71,4 km, nằm ở dãy núi Alishan (A Lý), miền Trung Đài Loan (Trung Quốc).
Ảnh: CNN.
Được bắt đầu xây dựng từ năm 1899 và hoàn thành vào năm 1912 dưới thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản, đường sắt rừng Alishan được sử dụng để vận chuyển những cây bách Đài Loan đang có nguy cơ tuyệt chủng từ Alishan. Sau khi việc khai thác gỗ bị cấm, đường tàu này trở thành đường đi duy nhất đưa hành khách lên núi.
Lộ trình của tuyến đường tàu này chạy giữa thành phố Gia Nghĩa ở độ cao 30 m đến Chushan ở độ cao lên tới 2.451 m, được mệnh danh là chuyến xe lửa cao nhất ở Đài Loan với khung cảnh thiên nhiên đa dạng trên suốt hành trình đi tàu.
Ảnh: TripAdvisor.
Hệ thống đường sắt lên núi ôm theo các sườn núi tạo thành đường xoắn ốc, gặp vực thì bắc cầu, gặp núi thì đào hầm xuyên núi. Trên tuyến đường có chỗ là đường vòng lặp, có chỗ là đường xoắn ốc, có chỗ hình chữ S hay chữ Z - một sự kết hợp hiếm có trong lịch sử ngành đường sắt thế giới.
Đi trên cung đường sắt Alishan này, du khách sẽ được ngắm cảnh và cảm nhận thiên nhiên hùng vĩ với cảnh mặt trời mọc, biển mây, ánh sáng lập lòe buổi tối và những cây đại thụ khi băng qua rừng thông và leo lên đỉnh núi.
Ảnh: Hoponworld.
Đường sắt Alishan nổi tiếng vì lịch sử tồn tại lâu đời. Cơ sở vật chất và nội thất trên chuyến tàu vẫn còn giữ nguyên vẹn, được duy trì hoàn toàn bằng gỗ cứng như thời kỳ mới xây dựng hơn 100 năm về trước, tuy khá cũ kĩ nhưng mang màu sắc của thời gian.
Lai Châu: Đưa cây chè thành nông sản chủ lực, gắn với phát triển du lịch Tỉnh Lai Châu đã và đang đưa cây chè thành sản phẩm nông sản chủ lực, gắn với phát triển du lịch xanh, thân thiện. "Vàng" xanh - sản phẩm nông nghiệp chủ lực Lai Châu có lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng phát triển các sản phẩm nông nghiệp như chè, nếp tan Co Giàng, miến dong Bình Lư, sa nhân,...