Đài Loan lo hệ thống phòng thủ bị tê liệt
Đài Loan lo ngại rằng quân đội Trung Quốc có thể làm tê liệt hệ thống phòng thủ và theo dõi “nhất cử nhất động” của hệ thống này của hòn đảo.
Một cuộc diễn tập quân sự của Đài Loan (Ảnh: Reuters).
Trong báo cáo thường niên đánh giá về năng lực của quân đội Trung Quốc đại lục, cơ quan phòng vệ Đài Loan đã đưa ra những đánh giá đáng lo ngại hơn so với năm ngoái.
Năm ngoái, báo cáo của Đài Loan cho rằng, quân đội Trung Quốc chưa thể thực hiện một cuộc tấn công toàn diện vào hòn đảo. Năm nay, báo cáo nhận định, Bắc Kinh có thể thực hiện “các đòn tấn công tác chiến điện tử cứng và mềm” bao gồm ngăn chặn mọi hoạt động liên lạc ở khu vực phía tây chuỗi đảo thứ nhất trải dài từ quần đảo Nhật Bản qua đảo Đài Loan xuống Philippines.
Theo báo cáo này, Trung Quốc “có thể phối hợp với lực lượng tác chiến không gian mạng để thực hiện các vụ tấn công nhằm vào mạng internet toàn cầu, làm tê liệt hệ thống phòng thủ của Đài Loan”.
Báo cáo nhận định, với các cuộc tấn công bằng tên lửa chính xác có thể vươn tới bất cứ vị trí nào trên đảo Đài Loan, Trung Quốc cũng có thể làm “tê liệt” các trung tâm chỉ huy quân sự của Đài Loan cũng như năng lực tác chiến của không quân và hải quân.
Ngoài ra, các điệp viên của Trung Quốc ở Đài Loan có thể phát động tấn công phủ đầu nhằm phá hủy hạ tầng kinh tế và cơ sở chính trị của Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan đánh giá, năng lực do thám của Trung Quốc đã được cải thiện nhờ hệ thống định vị Bắc Đẩu. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh có thể theo dõi mọi hoạt động xung quanh Đài Loan thông qua các máy bay do thám, máy bay không người lái và tàu trinh sát.
Video đang HOT
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng, Trung Quốc vẫn còn thiếu năng lực vận tải và hỗ trợ hậu cần cho một cuộc tấn công quy mô lớn. Bắc Kinh được cho là đang tích cực cải thiện năng lực này.
Báo cáo đánh giá, việc quân đội Trung Quốc triển khai tên lửa tầm trung, tầm xa và thực hiện các đợt diễn tập với tàu sân bay quanh Đài Loan là nhằm trì hoãn mọi hoạt động can thiệp quân sự của nước ngoài khi họ phát động chiến dịch tấn công Đài Loan.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và tuyên bố sẵn sàng thống nhất bằng mọi giá, kể cả bằng vũ lực. Bắc Kinh xem đó là “lằn ranh đỏ”, yêu cầu các nước tôn trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục đưa máy bay quân sự áp sát không phận Đài Loan, thậm chí với quy mô chưa từng thấy trước đó. Giới quan sát cho rằng, việc Bắc Kinh liên tiếp đưa máy bay áp sát không phận đảo Đài Loan chủ yếu để “nắn gân” hòn đảo về tham vọng giành độc lập.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn coi việc tăng cường năng lực phòng thủ của hòn đảo là một trong những ưu tiên hàng đầu với việc xây dựng ngành công nghiệp quân sự, mua thêm trang thiết bị, vũ khí từ Mỹ.
Xá tội vong nhân giữa Covid-19
Ngày 15/7 âm lịch, các đạo sĩ được mời đến một đàn tế Đài Loan làm lễ, với niềm tin đây là thời điểm âm hồn lên dương gian.
Trong văn hóa dân gian Đạo giáo, Phật giáo và Đông Á, tháng 7 âm lịch còn được coi là tháng Cô hồn, là tháng diễn ra nhiều sự kiện xá tội vong nhân cho các "ngạ quỷ", những âm hồn người chết không có gia đình và bạn bè cúng bái, tại nhiều khu vực ở Đông Á và Đông Nam Á như Đài Loan, Hong Kong, miền nam Trung Quốc đại lục, Indonesia và Malaysia.
Ở Đài Loan, thành phố Cơ Long là nơi tổ chức các sự kiện lớn nhất của hòn đảo trong tháng Cô hồn. Những buổi lễ ở đây thu hút hàng chục nghìn người xem từ xa, trong thời Covid-19.
Đạo sĩ làm lễ cúng Cô hồn tại một ngôi đền ở Hong Kong ngày 21/8. Ảnh: AFP
Đàn tế Chủ Phổ bên sườn núi ở Cơ Long là nơi diễn ra lễ xá tội vong nhân lớn nhất Đài Loan hàng năm. Năm nay, cổng đàn bị rào chắn lối vào, cảnh sát yêu cầu du khách rời đi. "Lễ tế năm nay không dành cho người sống!", một sĩ quan nói.
"Bên trong chỉ có nhân viên và anh em tốt của con người thôi", người này trả lời khi được hỏi ai đang ở bên trong, nhắc tới "anh em tốt", từ lóng chỉ "ngạ quỷ".
Khắp nơi trên thế giới, các tôn giáo đã phải thay đổi quy định lễ bái nhằm tránh tụ tập đông người do Covid-19. Các buổi lễ cúng cô hồn năm nay cũng trở nên quan trọng hơn ở Đài Loan, nơi ghi nhận hơn 800 người tử vong vì Covid-19 trong ba tháng qua, cũng như nhiều người Đài Loan qua đời ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch.
"Một trong những khía cạnh thú vị để suy ngẫm về thế giới bên kia trong một năm rưỡi vừa qua là việc chứng kiến hai thế giới khác biệt khi tôi sống ở Mỹ và đảo Đài Loan", Eileen Chengyin Chow, giáo sư về châu Á và Trung Đông tại Đại học Duke, nói.
Đài Loan từng không ghi nhận ca nhiễm nào trong 250 ngày năm ngoái. "Trong khi tôi vừa hồi hộp khi được ở nơi cảm thấy an toàn, cuộc sống diễn ra bình thường, thì cũng vừa buồn bởi trong khoảng thời gian đó, nước Mỹ trải qua nhiều tháng đau thương".
Đài Loan sắp kiểm soát được đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất, nhưng nhiều người, bao gồm những người ở đàn tế Chủ Phủ, vẫn chưa sẵn sàng. Họ tổ chức một buổi trình diễn ánh sáng hôm 29/8, đốt pháo và cầu nguyện cho thần linh, cho vong hồn, xin phù hộ kết thúc đại dịch, nhưng người dân không được phép tham dự trực tiếp mà phải xem buổi lễ được phát trực tuyến.
Trong tháng 7 âm lịch, khắp Đài Loan, các hộ gia đình chuẩn bị đồ ăn, rượu, nến, hoa, chậu nước và khăn, để cầu nguyện cho tổ tiên và thần linh, đồng thời xoa dịu ngạ quỷ. Đường sá ngập khói vàng mã.
Trong những ngày này, người Đài Loan kiêng không đi bơi ban đêm, không huýt sáo hay phơi quần áo ban đêm, không quay đầu lại khi nghe thấy có người gọi. Nhiều người cũng kiêng mua xe, mua nhà trong tháng Cô hồn.
Những truyền thống trên cũng dần có những biến đổi để thích nghi với thời đại. Ở Singapore, người dân đốt vaccine Covid-19 vàng mã cho tổ tiên. Ở Đài Loan, người ta vẫn đi bơi ban đêm, có lẽ do lệnh hạn chế đóng cửa hồ bơi suốt mùa hè vừa được dỡ bỏ.
"Người thế hệ trước tin vào những điều kiêng kỵ trên, nhưng ngày nay không còn nhiều người như vậy nữa", Zhang Ru Song, người đứng đầu chùa Khánh An ở Cơ Long, nói. "Người xưa rất nhạy cảm với các khái niệm về thần, về ma, về kiêng kỵ. Còn ngày nay, chúng tôi chỉ nhắc nhau tránh các hoạt động dưới nước vào tháng Cô hồn".
Nói chung, bây giờ người ta dành thời gian này để tưởng nhớ tới tổ tiên, tới gốc gác quê hương, Zhang nói. "Và giúp những cô hồn không ai cúng tế để mọi người đều sống bình yên".
Thanh niên ngày nay vẫn kiêng kỵ một số điều. Khảo sát được tổ chức thăm dò yes123 tiến hành trong các nhân viên văn phòng Đài Loan gần đây cho thấy một phần ba số người được hỏi tránh làm việc ngoài giờ trong tháng Cô hồn.
Theo khảo sát, 40% cho hay họ từng gặp những việc kỳ lạ vào giờ khuya. Hơn 70% "nghe thấy âm thanh kỳ lạ" từ góc văn phòng, trong khi số còn lại nghe thấy tiếng bước chân, thấy cửa sổ tự mở, thang máy lên tầng làm việc của mình nhưng bên trong không có ai, cũng không có người nhấn thang, hoặc nghe thấy tiếng xả nước trong nhà vệ sinh vắng người.
Tại Cơ Long, Zhang cho hay năm nay ít hộ gia đình tổ chức cúng tế hơn. Các sự kiện cộng đồng cũng đơn giản, ít người tham dự hơn, để giảm rủi ro lây nhiễm nCoV.
"Chúng tôi vẫn giữ truyền thống và tổ chức các sự kiện trong tháng 7 âm lịch, vẫn thành tâm cầu nguyện cho tổ tiên, thần linh và cô hồn như trước", Zhang nói.
Tàu khu trục, tuần duyên Mỹ qua eo biển Đài Loan Mỹ điều tàu khu trục Kidd và tàu tuần duyên Munro qua eo biển Đài Loan nhằm "thể hiện cam kết" với khu vực. Hạm đội 7 hải quân Mỹ thông báo khu trục hạm USS Kidd và tàu tuần duyên USCGC Munro "thực hiện chuyến đi bình thường qua eo biển Đài Loan" ngày 27/8, khẳng định hoạt động này tuân thủ...