Đài Loan lần đầu thử nghiệm hàng loạt vũ khí tối tân
Đài Loan lần đầu thử nghiệm máy bay săn ngầm và trực thăng tấn công.
Hãng AFP đưa tin, các loại khí tài mới được thử nghiệm trong khuôn khổ cuộc tập trận giả định trên máy tính mang tên “Hán quang số 28″ kéo dài 5 ngày. Phi đội máy bay chống ngầm và trực thăng tấn công nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội Đài Loan, đề phòng trường hợp Trung Quốc tấn công.
Trực thăng tấn công Apache AH-64D Longbow với đầy đủ vũ khí.
Phía Đài Loan xác nhận, cuộc tập trận bắt đầu hôm qua nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết. Trong khi đó, AFP dẫn nguồn Thời báo Tự do Đài Bắc đưa tin: “Các nhà chức trách sẽ sử dụng sự kiện này để đánh giá năng lực quốc phòng của Đài Loan sau khi trang bị hai loại khí tài hiện đại trên”.
Trong khi đó, các tờ báo khác của Đài Loan đưa tin, Đài Bắc nhiều khả năng sẽ nhận 6 trực thăng tấn công Apache AH-64D Longbow và số lượng tương tự máy bay săn ngầm P-3C từ phía Mỹ vào năm tới.
Trước đó, vào năm 2007, Washington cũng cung cấp cho Đài Bắc 12 máy bay tuần duyên P-3C Orion cùng 3 động cơ dự phòng theo một thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 1,96 tỷ USD. Phi đội P-3C mới sẽ thay thế các loại máy bay chống ngầm S-2T lỗi thời mà Đài Loan đang sử dụng.
Năm 2008, Lầu Năm Góc cũng bán cho Đài Loan hàng loạt tên lửa đạnh chặn tiên tiến, 30 trực thăng tấn công Apache và tên lửa triển khai từ tàu ngầm, bất chấp sự phản đối gắt gao từ phía Bắc Kinh. Trên thực tế, phần lớn vũ khí mà Đài Loan đang sử dụng đều do Mỹ sản xuất nên năng lực quốc phòng của hòn đảo này được đánh giá khá cao và chủ yếu thiên về phòng thủ.
Theo Infonet
Video đang HOT
Công ty Canada hối hận vì đã bán công nghệ quân sự cho Trung Quốc
Nhờ thủ đoạn hiệu quả, Trung Quốc đã có công nghệ Mỹ chế tạo ra máy bay trực thăng tấn công WZ-10, nhưng hiện nó lại phải trang bị động cơ nội.
Máy bay trực thăng tấn công WZ-10 của Quân đội Trung Quốc.
Báo Phương Đông dẫn nội dung bài viết từ trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga cho biết, ngày 28/6, Công ty Platter Whitney - Canada, trực thuộc Công ty Công nghệ Liên hợp Mỹ (United Technologies) thừa nhận, họ đã sai lầm khi bán cho Trung Quốc công nghệ quân sự nhạy cảm, đồng thời đã chấp nhận bị phạt 75 triệu USD.
Có nguồn tin cho biết, những công nghệ quân sự này đã bị Trung Quốc dùng để nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng tấn công WZ-10 thế hệ mới. Do bị ảnh hưởng từ các thông tin trên, giá trị cổ phiếu của United Technologies vào ngày 28/6 đã trượt xuống 3%.
Báo Nga cho biết, Công ty Platter Whitney từng cung cấp công nghệ quân sự tiên tiến nhạy cảm cho Trung Quốc trong thời gian từ năm 2002-2004. Phần mềm của công ty này báo rằng bị Trung Quốc dùng để nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng tấn công kiểu mới.
Theo báo Nga, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng, từ thập niên 1980, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng quân dụng, họ tìm cách nhập khẩu rất nhiều công nghệ tiên tiến của phương Tây với hình thức che đậy là "nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng dân dụng".
Bộ Tư pháp Mỹ chỉ ra, WZ-10 là loại máy bay trực thăng tấn công đầu tiên được Trung Quốc nghiên cứu chế tạo dựa trên công nghệ của phương Tây.
Máy bay trực thăng tấn công Apache của Lục quân Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất trưng bày tại Triển lãm Hàng không Dubai năm 2011.
Báo Nga dẫn các nguồn tin cho biết, máy bay nguyên mẫu của WZ-10 đã bay thử lần đầu tiên vào ngày 29/4/2003. Được biết, Trung Quốc đã sản xuất tổng cộng 8 chiếc máy bay mẫu như vậy, trang bị động cơ PT6C-67C (1531 mã lực) do Công ty Pratt Whitney sản xuất.
Sau đó, do bị Mỹ ngăn chặn, Trung Quốc không thể tiếp tục nhận được động cơ của Pratt Whitney. Lô sản xuất hàng loạt đầu tiên WZ-10 đã bàn giao cho quân đội vào năm 2009-2010 đều đã trang bị động cơ do Trung Quốc tự sản xuất (theo suy đoán có công suất là 1340 mã lực, được viện trợ công nghệ từ Ukraine và Nga).
Máy bay trực thăng tấn công WZ-10 dài khoảng 14,15 m, cao khoảng 3,84 m, chỗ rộng nhất khoảng 4,35 m, áp dụng bố cục buồng lái nối tiếp, thân hẹp, bánh đáp phòng va đập... So với RAH-66 của Mỹ, WZ-10 áp dụng bố cục truyền thống không có kết cấu khí động học tàng hình radar, mà thông qua sử dụng nhiều vật liệu composite hấp thu sóng radar và bôi sơn để thu hẹp khoảng cách bị địch phát hiện, đồng thời cũng đạt mục đích giảm nhẹ trọng lượng của máy bay.
Vũ khí mang theo bên ngoài của WZ-10 tối đa khoảng 1.500 kg, cánh ngắn hai bên thân dài khoảng 4,32 m, có thể mang theo các loại vũ khí như tên lửa đa nòng 57,90 mm, khoang súng 23 mm, tên lửa chống tăng HJ-8.
Đồng thời, việc kết hợp với tên lửa chống tăng bán chủ động dẫn đường laser có kế hoạch nghiên cứu chế tạo cũng gần hoàn thành. Hệ thống kiểm soát hỏa lực được thiết kế tích hợp số hóa tương tự Starry Night của Pháp.
Tên lửa chống tăng HJ-10 do Trung Quốc sản xuất.
Một tờ báo Nga khác cũng có bài viết cho rằng, máy bay trực thăng WZ-10 đã trang bị tên lửa chống tăng HJ-10, ngoài ra còn trang bị pháo chính và tên lửa "không đối không" TY-90.
Thông số kỹ thuật của tên lửa chống tăng HJ-10 hiện vẫn nằm trong trạng thái giữ bí mật. Có nhiều chuyên gia cho rằng, tính năng của tên lửa này có thể tương tự như tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire được trang bị cho máy bay trực thăng tấn công Apache của Mỹ. Họ cho rằng, HJ-10 có thể kết hợp với các ngòi nổ như hồng ngoại, laser và radar (sóng ngắn mm).
Công tác nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng tấn công WZ-10 được bắt đầu từ giữa thập niên 1990, đơn vị nghiên cứu chế tạo là Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Xương Hà và Viện Nghiên cứu Thiết kế Máy bay trực thăng Trung Quốc, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc.
WZ-10 áp dụng bố cục buồng lái nối tiếp, trong đó khoang trước là nhân viên dẫn đường, khoang sau là phi công. Máy bay này trang bị hệ thống kiểm soát dẫn đường tiên tiến, thiết bị thăm dò quang điện và thiết bị cảm ứng hồng ngoại, có thể tự động phóng "mồi" hồng ngoại gây nhiễu tên lửa của đối phương.
WZ-10 cùng cấp với AH-2 của Nam Phi và A-129 của Italia, lượng tải đạn và tính năng tổng thể kém hơn so với AH-64 Apache của Quân đội Mỹ.
Thêm một số hình ảnh về máy bay trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc:
Máy bay trực thăng tấn công WZ-10 do Trung Quốc sản xuất.
Theo GDVN
Thổ Nhĩ Kỳ hướng tên lửa vào Syria Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai một loạt tên lửa, súng phòng không và nhiều loại vũ khí khác ở dọc biên giới với Syria, đài truyền hình quốc gia hôm nay (28/6) đưa tin. Động thái cứng rắn này được đưa ra sau khi Syria bắn hạ một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tuần trước. (Ảnh minh...