Những vũ khí ‘chết người’ của Syria xuất xứ từ Nga
Cảng Tartus của Syria hiện là căn cứ quân sự duy nhất của Nga bên ngoài lãnh thổ, kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Chính vì lẽ đó, quân đội hai nước có sự gắn bó và mối quan hệ khá thân thiết.
Vì vậy, sẽ không quá ngạc nhiên khi thấy những loại vũ khí hiện đại mang tính chiến lược do Nga sản xuất biên chế trong quân đội Chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi đó, người đứng đầu ngành xuất khẩu vũ khí của Nga cảnh báo rằng chính phủ Syria được cung cấp hệ thống tên lửa phòng thủ tiên tiến mà “bất cứ ai đang có kế hoạch tấn công nên suy nghĩ về điều này”.
Trong khi đó, tờ Thời báo New York xuất bản hôm qua tiết lộ, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA đang bí mật tuồn vũ khí vào cho phe đối lập Syria và phía Nga cũng đang có động thái tương tự đối với quân đội chính quyền Assad. Tuy nhiên, do bề dày hợp tác về quân sự từ những năm 1950 nên chắc chắc lượng khí tài quân sự có nguồn gốc từ Nga chiếm đa số bên trong quân đội Syria.
Dưới đây là những loại vũ khí hiện đại xuất xứ từ Nga mà Foreign Policy, một trang báo của Mỹ cáo buộc chính phủ al-Assad đang sở hữu và sử dụng.
Mấy ngày gần đây, Mỹ và Nga liên tiếp căng thẳng sau cáo buộc của Ngoại trưởng Hillary Clinton về việc Moscow bí mật đưa trực thăng tấn công tới hỗ trợ chính phủ Syria chống lại lược lượng nổi dậy. Dù Nga giải thích những trực thăng đang được vận chuyển tới nơi sửa chữa và nâng cấp nhưng chúng vẫn bị Mỹ và đồng minh gây sức ép để không thể đến được đích.
Trong khi đó, một số đoạn video do lực lượng nổi dậy quay lại vào những tháng đầu năm cho thấy trực thăng của chính phủ Syria bắn tên lửa không đối đất vào các mục tiêu bên dưới. Hình ảnh loại máy bay trong những đoạn video chưa được kiểm chứng cho thấy, chúng giống với trực thăng chiến đấu do Nga sản xuất.
Súng cối và Pháo
Video đang HOT
Phần lớn các cuộc không kích của Syria nhằm vào lực lượng nổi dậy đều do Trọng pháo và súng cối đóng vai trò chủ lực. Những ảnh chụp từ vệ tinh của Mỹ cho thấy quân đội Syria hiện đang tập trung nhiều loại trọng pháo và xe tăng ở những khu vực xảy ra xung đột với lực lượng nổi dậy.
Một trong những vũ khí đó là loại trọng pháo lớn nhất thế giới với cỡ nòng 240mm do Nga sản xuất. Khẩu pháo khổng lồ này có thể bắn đi một quả đạn chứa 280kg thuốc nổ bay qua khoảng cách 10km. Loại pháo này được sử dụng để phá hủy công sự của đối phương nhưng cũng dễ dàng thổi bay một tòa nhà nếu nó bắn trúng.
Xe tăng
Xuất hiện khá nhiều trong các cuộc giao tranh, xe tăng là một trong những khí tài quân sự khá phổ biến của quân đội Syria. Theo ước tính, chính phủ Assad có khoảng 4.950 xe tăng chiến đấu cùng với 4.000 xe bọc thép và xe chuyển quân xác loại. Góp phần đông trong số này là xe tăng T-92 do Nga sản xuất. Ngoài ra, Moscow còn tiến hành nhiều hợp đồng nâng cấp xe tăng mà họ bán cho Damascus.
Xe tăng T-72 mà quân đội Assad đang sở hữu có lớp áo giáp bọc thép đặc biệt, giúp nó tránh bị hư hại trong trường hợp bị tấn công bằng súng cối hay tên lửa cầm tay. Tổng số Nga đã nâng cấp xong cho Syria nâng cấp 800 xe tăng T-72 và đang hoàn thành nốt việc “thiết giáp” cho 200 chiếc khác.
Mìn
Đây cũng là loại vũ khí mà Nga bán cho Syria nhằm ngăn chặn các loại xe cơ giới hoặc sự xâm lấn của các lực lượng bên ngoài. Những loại mìn có tính sát thương được sử dụng để ngăn sự xâm nhập của các lực lượng nổi dậy vũ trang trong khi đó mìn chống tăng TMN-46 được dùng để ngăn chặn xe cơ giới vào tiếp viện cho quân nổi dậy.
Tên lửa
Syria có số lượng lớn hệ thống tên lửa GRAD do Nga chế tạo với khả năng phóng được nhiều tên lửa. Nó có khả năng bắn đồng thời 40 tên lửa cỡ 122mm tới các mục tiêu nằm ở khoảng cách lên tới 32 km.
Ngoài ra, quân đội Assad còn sở hữu một lượng lớn tên lửa tầm xa, có khả năng xuyên biên giới. Một báo cáo năm 2010 cho biết, Syria đang sở hữu hệ thống thên lửa Scud bao gồm cả Scud-D có thể mang đầu đạn nặng tới 1.500kg vượt qua khoảng cách 1.450km.
Vũ khí sinh, hóa học
Đáng lo ngại nhất trong kho vũ khí của Syria là loại vũ khí hóa, sinh học. Theo báo cáo của CIA, Syria đang sở hữu loại khí mù tạt gây suy thần kinh và suy hô hấp cùng với loại khí ga kí hiệu VX. Giống như Libya, các nhà chức trách Syria cũng trang bị cho mình khác nhiều chất độc hóa học để phòng thủ và có thể dùng để tử thủ. Tuy nhiên, việc chiếm ưu thế trên các mặt trận của chính quyền Assad có thể khiến số vũ khí đó trở nên nguy hại hơn rất nhiều.
Nếu loại vũ khí này được sử dụng, những đồng minh của Mỹ trong khu vực chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên bị tấn công. Ngoài ra, chúng sẽ trở nên nguy hại hơn rất nhiều đối với thường dân nếu lọt vào tay các phần tử khủng bố.
Máy bay chiến đấu
Đa phần máy bay chiến đấu trong biên chế quân đội Syria do Nga sản xuất và xuất khẩu. Gần đây nhất, không quân Syria vừa mất một chiếc MiG-21 khi một viên đại tá đào ngũ chiếm dụng và lái nó vượt biên giới và hạ cánh xuống một sân bay quân sự ở Jordan. Viên đại tá trên được phép tị nạn chính trị ở Jordan nhưng số phận chiếc máy bay trị giá nhiều triệu USD đang thu hút rất sự chú ý. Bộ quốc phòng Syria đang đàm phán với chính phủ Jordan để lấy lại chiếc phi cơ nhưng chính phủ quốc gia láng giềng phía Nam Syria chưa đưa ra bất kể quyết định nào về số phận của nó.
Ngoài ra, có thông tin khẳng định Syria đang sở hữu loại chiến đấu cơ MiG-29M và đang chờ lô hàng bao gồm chiến đấu cơ MiG-29SMT và nhiều loại tên lửa chiến thuật khác từ Nga. Tuy nhiên, không thể biết chính xác khi nào lô hàng tới nơi và con số chính xác mà quân đội Assad nhận được.
Trịnh Duy
Theo Infonet.vn
Nga gửi hàng loạt trực thăng tấn công tới Syria
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton hôm qua (12/6) cho biết, Nga đang chuyển một chuyến hàng trực thăng tấn công đến Syria khi nước này đang chìm trong những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân chính phủ và phe nổi dậy. Bà Hillary cảnh báo, cuộc xung đột ở Syria có thể leo thang nếu không có sự thay đổi chính quyền ở đây.
(Ảnh minh họa)
"Chúng tôi rất lo ngại về những thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận được. Theo đó, một loạt trực thăng tấn công của Nga đang trên đường hướng tới Syria. Chúng tôi đang theo dõi sát sao diễn biến này", bà Hillary cho biết.
Với việc các hoạt động ngoại giao đang rơi vào bế tắc, "thông tin về chuyến hàng máy bay trực thăng tấn công nói trên cho thấy một bước ngoặt nguy hiểm mới trong tình hình ở đất nước Syria", tờ AP nhận định.
Đây không phải là lần đầu tiên giới quan chức phương Tây tung tin về việc Nga cung cấp vũ khí cho Syria. Gần đây nhất, các nhà ngoại giao phương Tây ở New York từng đưa tin, một tàu chở hàng chất đầy vũ khí của Nga đã cập cảng của Syria vào những ngày cuối tháng 5. Trước đó, hồi tháng 1, có tin Nga chở 60 tấn vũ khí đến Syria. Moscow đã lên tiếng phủ nhận tất cả những thông tin này. Tuy nhiên, Nga khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng vũ khí đã ký kết với Syria trước đây.
Syria là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga. Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) từng đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một lệnh cấm vận vũ khí đối với Syia. Mục đích là để trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad "vì tội đàn áp những người biểu tình" trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn một năm qua.
Tuy nhiên, Nga với sự ủng hộ của Trung Quốc đã kiên quyết ngăn cản nỗ lực trên. Moscow cũng từ chối ngừng cung cấp vũ khí cho Damascus. Hồi cuối năm ngoái, Nga đã bán 72 tên lửa siêu thanh đối hạm Yakhont SS-N-26 cùng 2 hệ thống phòng vệ bờ biển chống tàu chiến cho Syria. Ngoài ra, có tin Moscow còn cung cấp một loạt hệ thống phòng không hiện đại S-300 cũng như các hệ thống radar cho Syria.
Cuộc khủng hoảng ở đất nước Syria là nơi chứng kiến sự đối đầu gay gắt giữa hai phe cường quốc, một bên là phương Tây do Mỹ dẫn đầu và bên kia là hai nước Nga-Trung. Phương Tây muốn lật đổ chính quyền hiện tại ở Syria nhưng Nga và Trung Quốc phản đối điều này. Moscow và Bắc Kinh liên tục khẳng định sẽ không để phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai. Cả Trung Quốc và Nga đều tin rằng, phương Tây đang đứng về phe nổi dậy trong cuộc khủng hoảng ở Syria và điều này chỉ khiến tình hình thêm trầm trọng.
Theo VNMedia
Trực thăng tấn công Nga thua thầu ở Ấn Độ Nga đã thất bại trong thương vụ nhằm cung cấp 22 trực thăng tấn công Mi-28N "Thợ săn đêm" cho không quân Ấn Độ. Trực thăng Mi-28N của Nga. Thay vào đó, Ấn Độ dự kiến sẽ mua các trực thăng tấn công AH-64D Apache do hãng Boeing chế tạo. "Chúng tôi quyết định không chọn Mi-28 vì các lý do kỹ thuật....