Đài Loan không đủ tên lửa để phản kháng nếu TQ tấn công dồn dập
Các quan chức quân sự đảo Đài Loan cho biết kết quả của cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính Han Kuang 36, kết thúc vào ngày 18/9, cho thấy Đài Loan không đủ số lượng tên lửa để chống lại một cuộc tấn công dồn dập của Trung Quốc nếu chiến tranh xảy ra.
Binh sĩ đảo Đài Loan trong cuộc tập trận bắn đạn thật Han Kuang hồi tháng 7. Ảnh: AP
Tờ Taiwan News hôm 21/9 đưa tin, Cơ quan phòng vệ Đài Loan (MND) hôm 14/9 đã bắt đầu cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính Han Kuang 36, kéo dài trong 5 ngày liên tiếp, nhằm trau dồi khả năng ra quyết định của quân đội và cải thiện hiệu quả các mệnh lệnh được đưa ra ở mọi cấp chỉ huy.
Năm nay, MND sử dụng kịch bản giả định đảo Đài Loan phải hứng chịu cuộc tấn công do Chiến khu miền đông của Trung Quốc và có thể là Chiến khu Trung ương Trung Quốc phát động. Những nhân tố mới được xem xét trong các cuộc tập trận gần đây, bao gồm chiến đấu cơ Trung Quốc bị cáo buộc “xâm nhập” vào Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (ADIZ), theo CNA.
Các quan chức quốc phòng chỉ ra rằng, Yen Teh-fa, người đứng đầu lực lượng quốc phòng Đài Loan, đã trao quyền tấn công tối đa cho quân đội, với điều kiện mọi thứ không được vượt quá giới hạn. “Bạn phải quyết định mức độ linh hoạt chiến đấu mỗi ngày”, ông Yen Teh-fa nói. Dù năm nay “đối phương” không mở cuộc tấn công từ cửa sông Tamsui tới miền trung đảo Đài Loan, họ vẫn tận dụng triệt để lực lượng đặc nhiệm.
Các quan chức quân sự Đài Loan tuyên bố tập trận mô phỏng dựa trên số lượng binh sĩ và thiết bị quân sự thực tế. Không có loại vũ khí nào không nằm trong kho vũ khí của Đài Loan mà lại được sử dụng trong mô phỏng.
Sau khi xem xét toàn diện mô phỏng tập trận trên máy tính, MND kết luận, Đài Loan vẫn chưa đủ số lượng tên lửa để chống lại một cuộc tấn công dồn dập của Trung Quốc (nếu chiến tranh xảy ra). Vì vậy, trong tương lai, hòn đảo này cần nỗ lực hơn để tăng cường hỏa lực chính xác tầm xa.
Video đang HOT
Hôm 17/9, hãng Reuters dẫn một số nguồn tin cho hay, Mỹ sẽ bán cho Đài Loan 7 hệ thống vũ khí chính, bao gồm cả mìn, tên lửa hành trình và chiến đấu cơ không người lái. Hợp đồng này do ông Trump đứng sau hậu thuẫn và cũng là một trong những động thái gây sức ép tới Bắc Kinh.
Việc bán cùng lúc 7 hệ thống vũ khí chính là điều Mỹ chưa từng làm với Đài Loan. Trước đây, Mỹ luôn cân đối việc bán vũ khí cho hòn đảo và phản ứng của Trung Quốc, tránh gây căng thẳng quá mức.
Tuy nhiên, năm 2020, chính quyền của ông Trump được cho là đang rất không hài lòng với Trung Quốc trong nhiều vấn đề. Lãnh đạo Đài Loan – bà Thái Anh Văn – cũng muốn mua nhiều vũ khí Mỹ hơn, nhằm củng cố năng lực phòng thủ của hòn đảo.
Cuộc tập trận Han Kuang 36 không phải là lần đầu tiên Đài Loan thực hiện tập trận mô phỏng trên máy tính. Hòn đảo này từng tiến hành một cuộc tập trận tương tự năm 2017 với tên gọi Han Kuang 33. Trong cuộc tập trận năm 2017, MND kết luận, Hải quân và Không quân Đài Loan cần phải cơ động mới “sống sót” trước các đợt tấn công của Trung Quốc (nếu chiến tranh xảy ra).
Đài Loan "cầu cứu" quốc tế vì lo sợ "nguy cơ chiến tranh"
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao của đảo Đài Loan kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ, chống lại những đe dọa quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc đại lục với mối lo chiến tranh xảy ra.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach. Ảnh: EPA
Theo Guardian, tuyên bố của ông Joseph Wu, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của đảo Đài Loan, được đưa ra trước chuyến công du của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Keith Krach, tới hòn đảo.
Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết giới chức hòn đảo tin tưởng chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sẽ "làm sâu sắc hơn tình hữu nghị và tăng cường quan hệ giữa các đối tác chung chí hướng".
Lời kêu gọi của ông Wu thống nhất với những gì mà nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đưa ra khi kêu gọi thành lập một liên minh chống lại "sự hung hăng" của Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục gây sức ép về kinh tế và quân sự trong khu vực.
Bà Thái Anh Văn (áo đen, đứng giữa) tới thăm một căn cứ tên lửa. Ảnh: EPA
Theo Guardian, có các nguồn tin về việc Mỹ bán các vũ khí chưa từng có cho Đài Loan, gồm mìn, tên lửa hành trình, máy bay không người lái... trước chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ.
Trong một bài viết cuối ngày 16/9, tờ Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng Đài Loan đang "hủy hoại khả năng cơ động chiến lược bằng cách đứng hoàn toàn về phía Mỹ", làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.
Chia sẻ trên France 24 TV, ông Wu nói: "Chúng tôi đã cố gắng trong vài năm qua để tăng cường khả năng phòng vệ của mình. Chúng tôi cũng muốn cộng đồng quốc tế hiểu rằng Đài Loan đang bị đe dọa".
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan còn nhắc tới các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, Hong Kong và khu vực biên giới với Ấn Độ.
"Chúng tôi cảm thấy các quốc gia và vùng lãnh thổ có cùng chí hướng nên hỗ trợ nhau để ngăn sự bành trướng của Trung Quốc", ông Wu nói.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của nước này và cáo buộc bộ máy của bà Thái Anh Văn luôn ủng hộ chủ nghĩa ly khai. Bắc Kinh luôn để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực với Đài Loan. Đặc biệt, những tháng gần đây, số lượng các hoạt động xây dựng quốc phòng và tập trận quân sự gia tăng. Ông Wu cáo buộc hơn 30 máy bay quân sự của quân đội Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của đảo Đài Loan.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Đài Loan đánh giá cao việc Mỹ "tiếp tục thể hiện sự hiện diện trong khu vực".
Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với đảo Đài Loan nhưng dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Washington thường xuyên ủng hộ Đài Loan.
Hôm 17/9, Reuters đưa tin, Mỹ đang có kế hoạch bán tới 7 lô vũ khí cho Đài Loan. Theo Đạo luật Taiwan Relations (Tạm dịch: Các quan hệ với Đài Loan), Mỹ có thể cung cấp cho đảo Đài Loan vũ khí. Số lượng và chất lượng sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2019 cho thấy, Washington đã thu về 23 tỷ USD tiền vũ khí từ Đài Loan trong 10 năm qua.
Hồi đầu tháng 8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cáo buộc Mỹ trực tiếp can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải trong khu vực, tăng cường triển khai quân sự. "Những hành động như vậy đang trở thành yếu tố lớn nhất thúc đẩy quá trình quân sự hóa trên Biển Đông", ông Vương nói.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Krach sẽ tham dự lễ tưởng niệm cố lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy và sẽ thảo luận "cách tăng cường hợp tác kinh tế song phương".
Đài Loan tưởng niệm 62 năm vụ Trung Quốc pháo kích Kim Môn Brent Christensen, giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, đã lần đầu tiên tham dự lễ tưởng niệm cùng nhà lãnh đạo Thái Anh Văn. Pháo kích Kim Môn năm 1958 là trận chiến lớn cuối cùng giữa Đài Loan và Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (giữa) trong lễ tưởng niệm sáng 23-8 - Ảnh: Facebook Thái...