Đài Loan khoe tên lửa đối đất ở căn cứ tiền phương
Lực lượng vũ trang Đài Loan khoe tên lửa hành trình Vạn Kiếm khi lãnh đạo Thái Anh Văn thăm căn cứ quân sự tiền phương trên đảo Bành Hồ.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thăm căn cứ của lực lượng phòng vệ ở đảo Bành Hồ trên eo biển Đài Loan hôm 22/9, trong bối cảnh Bắc Kinh tuần trước điều gần 40 tiêm kích và oanh tạc cơ áp sát đảo Đài Loan trong hai ngày, một số chiếc còn băng qua đường trung tuyến phân chia eo biển.
Trong chuyến thăm của bà Thái, lực lượng vũ trang Đài Loan đã trưng bày tên lửa hành trình không đối đất Vạn Kiếm, một trong những vũ khí được kỳ vọng có thể răn đe và ngăn cản những cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào hòn đảo.
Tên lửa Vạn Kiếm trưng bày trong chuyến thăm của lãnh đạo Đài Loan hôm 22/9. Ảnh: Formosa TV.
Vạn Kiếm được Viện Công nghệ và Khoa học Chung-Shan phát triển riêng cho tiêm kích nội địa F-CK-1 của Đài Loan. Tên lửa có mặt cắt vuông để giảm tiết diện phản xạ radar và cánh nâng được gập gọn trên thân, vẻ ngoài tương đồng mẫu Taurus KEPD 350 của Đức, cũng như Storm Shadow của Anh – Pháp.
Vạn Kiếm có thể mang đầu đạn nổ mạnh, bán xuyên giáp hoặc đầu đạn con với khối lượng tối đa 350 kg, cho phép tấn công nhiều loại mục tiêu mặt đất và trên biển. Tên lửa có tốc độ cận âm, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp định vị vệ tinh. Tên lửa có tầm bắn 240 km, nhưng có thể tấn công mục tiêu sâu hơn ở đất liền nhờ phóng từ tiêm kích F-CK-1.
Trong thời bình, sự hiện diện của tên lửa Vạn Kiếm ở đảo Bành Hồ phục vụ chiến lược răn đe của Đài Bắc, buộc Bắc Kinh suy tính kỹ khi lên kế hoạch tấn công đảo Đài Loan.
Video đang HOT
Tiêm kích F-CK-1 mang hai quả Vạn Kiếm dưới cánh bay thử năm 2013. Ảnh: Wikimedia Commons.
Các đơn vị tiêm kích F-CK-1 đóng quân ở Bành Hồ có thể tung đòn tập kích chớp nhoáng vào các mục tiêu như sân bay, cảng biển, đài radar và căn cứ tên lửa ở đại lục, cũng như vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ đường biển khi nổ ra xung đột, do tên lửa Vạn Kiếm có tầm bắn vượt trội so với nhiều hệ thống phòng không của đại lục.
Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính lý thuyết do căn cứ trên đảo Bành Hồ có thể hứng chịu những đòn không kích dữ dội bằng tên lửa đạn đạo và hành trình từ đại lục nếu xung đột nổ ra.
Căn cứ ở Bành Hồ hoạt động từ năm 1997, đóng vai trò tuyến đầu trong phản ứng của Đài Loan trước lực lượng Trung Quốc đại lục. Wang Chia-chu, sĩ quan chỉ huy lực lượng đồn trú, nói rằng họ chỉ có 5 phút để triển khai chiến đấu cơ ngăn chặn trong mỗi lần phát hiện máy bay Trung Quốc đến gần hòn đảo.
Vị trí đảo Bành Hồ trên eo biển Đài Loan. Đồ họa: Wikipedia.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Đài Loan nói rằng các phi đội tiêm kích tại Bành Hồ hiện triển khai chiến đấu cơ đánh chặn “hầu như mỗi ngày” khi căng thẳng lên cao.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 21/9 tuyên bố Đài Loan “là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” và “không tồn tại cái gọi là đường trung tuyến của eo biển Đài Loan”. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu bác bỏ tuyên bố này, gọi đường trung tuyến là “biểu tượng” quan trọng để tránh đụng độ quân sự giữa hai bờ eo biển.
Bị Trung Quốc phản đối, Bộ trưởng Mỹ vẫn tới thăm Đài Loan sau 40 năm
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar hôm 9/8 đã đến Đài Loan trong chuyến thăm cấp cao nhất của một quan chức nội các Mỹ kể từ năm 1979.
Reuters đưa tin, chuyến bay chở phái đoàn Mỹ do Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar dẫn đầu đã đến sân bay Songshan ở trung tâm thành phố Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) vào chiều 9/8. Đây là chuyến thăm chính thức cấp cao nhất đến Đài Loan được thực hiện bởi một quan chức Mỹ trong hơn 4 thập niên qua kể từ năm 1979.
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar đã gặp đặc phái viên Mỹ tại Đài Loan, ông Brent Christensen.
Theo quy định về phòng ngừa dịch COVID-19, cuộc gặp gỡ, tiếp đón giữa các quan chức trong chuyến thăm không có hình thức bắt tay và tất cả quan chức đều phải đeo khẩu trang.
Ông Alex Azar và phái đoàn Mỹ phải kiểm tra COVID-19 trước và sau khi đến Đài Loan. Trong suốt thời gian ở Đài Loan, phái đoàn Mỹ sẽ phải tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội.
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar. (Ảnh: Reuters)
Theo chương trình dự kiến, trong chuyến đi lần này, phái đoàn Mỹ sẽ thảo luận về việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế và sức khỏe cộng đồng đối với Đài Loan, cũng như trao đổi về phản ứng toàn cầu đối với đại dịch COVID-19, nguồn cung cấp thiết bị và công nghệ y tế.
Ngày 10/8, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar sẽ ký một biên bản ghi nhớ hợp tác y tế với Đài Loan và thăm Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) của Đài Loan. Ông Alex Azar dự kiến sẽ có cuộc gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
Trước đó, khi chính quyền Mỹ hôm 5/8 công bố Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar chuẩn bị thăm Đài Loan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố chuyến thăm của Bộ trưởng Mỹ Azar tới Đài Loan sẽ gây nguy hiểm tới "hòa bình và ổn định" khu vực.
"Trung Quốc kiên quyết phản đối các trao đổi chính thức giữa Mỹ và Đài Loan. Chúng tôi kêu gọi Mỹ tuân thủ nguyên tắc 'Một Trung Quốc', dừng mọi hình thức trao đổi và không gửi bất cứ tín hiệu sai nào tới Đài Loan", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói.
Bên cạnh đó, ông Uông cũng cảnh báo Mỹ, đề nghị dừng gây tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ Trung - Mỹ cũng như hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Đài Loan là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong quan hệ Bắc Kinh và Washington.
Năm 1979, Mỹ từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc" của Bắc Kinh. Dù Washington và Đài Bắc không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng Mỹ hiện là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với Đài Loan trên trường quốc tế và còn là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Y tế Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang vì loạt vấn đề như đại dịch COVID-19, luật an ninh Hong Kong và chiến tranh thương mại. Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2018 ký thông qua Đạo luật thăm Đài Loan, khuyến khích chính quyền Mỹ cử quan chức cấp cao tới hòn đảo và ngược lại. Bắc Kinh ngay lập tức phản đối và yêu cầu Mỹ rút lại đạo luật này.
Đài Loan sẵn sàng đối phó luật an ninh Hong Kong Lãnh đạo Đài Loan cảnh báo về "những biện pháp đối phó" nếu luật an ninh Hong Kong mà Trung Quốc mới ban hành gây tổn hại tới hòn đảo. "Nếu việc thực thi luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong gây ra bất cứ thiệt hại nào cho chúng tôi, hoặc làm phát sinh bất cứ tình huống phi lý...