Đài Loan khoe “sát thủ tàu sân bay”
Đúng vào ngày Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên, Đài Loan đã ca ngợi tên lửa hiện đại nhất của mình và đặt cho nó biệt danh “ sát thủ tàu sân bay”
Tên lửa Hùng Phong III của Đài Loan.
Trong một buổi tổng duyệt cho một cuộc triển lãm quốc phòng ngày 10/8, Đài Loan đã trưng bày tên lửa Hùng Phong III – do Đài Loan tự thiết kế và chế tạo – cạnh một tấm biển có dòng chú thích: “Sát thủ tàu sân bay”.
Trước đây, tên lửa Hùng Phong III từng 2 lần xuất hiện trước công chúng tại Đài Loan và đã được triển khai trên các tàu khu trục lớp Perry nhưng chưa bao giờ được miêu tả là vũ khí chống tàu sân bay.
Tên lửa Hùng Phong III do Đài Loan tự thiết kế và chế tạo. Nó có tầm bắn tối đa lên tới 300km, tốc độ bay siêu âm 2.300km/h.
Hôm qua, Trung Quốc đã cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên của nước này, một động thái có thể gây ra những lo ngại trong số các quốc gia láng giềng về sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng của nước này.
Video đang HOT
Con tàu nặng 66.000 tấn được một công ty của Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1998 với tuyên bố ban đầu là cải tạo con tàu thành một trung tâm giải trí và sòng bạc nổi ở Macau. Trên thực tế, Varyag đã được tân trang để trở thành tàu sân bay tàu tiên của Trung Quốc.
Theo Dân Trí
Mỹ hé lộ vũ khí đối chọi của "sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc
Mỹ hiện đang phát triển máy bay không người lái nhằm trang bị cho các tàu sân bay, để đối chọi với sức mạnh quân sự đang ngày một lớn mạnh của Trung Quốc, đặc biệt là với tên lửa được mệnh danh "sát thủ tàu sân bay" Đông Phong 21D.
Máy bay không người lái trên biển của Mỹ đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào đầu năm nay.
Giới chức Mỹ từ trước hoàn toàn im lặng về loại máy bay không người lái này, nhưng một quan chức Hải quân mới đây cho hay, một số máy bay có thể sẽ được triển khai ở châu Á.
"Chúng sẽ đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động tương lai của chúng tôi trong khu vực châu Á", phó đô đốc Scott Van Buskirk, chỉ huy Hạm đội 7, cho hay. Hạm đội 7 phụ trách hầu hết các hoạt động trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Máy bay không người lái trên đất liền được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tại Afghanistan, nhưng phiên bản trên biển sẽ phải mất nhiều năm để phát triển. Nhà sản xuất Northrop Grumman đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào đầu năm nay, tuy nhiên vẫn là ở trên đất liền.
Mặc dù không ông Van Buskirk không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, song giới phân tích quân sự đều cho rằng loại máy bay không người lái trên biển có thể thách thức được một số tiến bộ về quân sự gần đây của Trung Quốc, mà nổi bật nhất là tên lửa "sát thủ tàu sân bay" nước này đang phát triển.
"Tốc độ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là một thách thức lớn, lâu dài mà Mỹ cần phải chuẩn bị cho khu vực châ Á - Thái Bình Dương. Các phương tiện robot, trên không cũng như dưới biển, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng để đối phó với thách thức tiềm tàng đó", Patrick Cronin, nhà phân tích cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới có trụ sở tại Washington nhận định.
Mặc dù sức mạnh quân sự của Trung Quốc vẫn còn cách xa của Mỹ tới nhiều thập kỷ, nhưng khả năng phát triển sức mạnh không quân, hải quân và tên lửa của nước này có thể thách thức thế thống trị của Mỹ ở Thái Bình Dương, nhất là khả năng bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng cùng các đồng minh Nhật, Hàn của Mỹ.
"Hệ thống máy bay không người lái trang bị cho tàu sân bay có khả năng rất lớn, đặc biệt là tăng phạm vi và thời gian hoạt động tình báo, do thám, cũng như khả năng tấn công nhanh các mục tiêu", ông Van Buskirk co biết tại trụ sở của Hạm đội 7 ở Yokosuka, Nhật Bản.
Hạm đội của ông tự hào sở hữu tàu sân bay USS George Washington cùng với khoảng 60 tàu khác và 40.000 thủy thủ, lính thủy đánh bộ.
Các chuyên gia cho rằng máy bay không người lái trên biển có thể được triển khai trên bất kỳ tàu sân bay nào trong số 11 tàu khắp thế giới của Mỹ, và không chỉ phát triển để đối phó riêng với Trung Quốc.
Song thông tin về tiến bộ trong chương trình phát triển tên lửa của Trung Quốc khiến chương trình phát triển máy không người lái trên biển của Mỹ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tên lửa được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" Đông Phong 21D (DF 21D) của Trung Quốc được thiết kế phóng từ đất liền, với độ chính xác đủ để bắn trúng tàu sân bay đang di chuyển từ khoảng cách hơn 1.500km. Mặc dù vẫn chưa được chứng thực, và một số nhà phân tích cho rằng khả năng của nó bị phóng đại, nhưng cho đến nay chưa có một nước nào sở hữu loại vũ khí như thế này.
Các chiến đấu cơ hiện nay của Hải quân Mỹ chỉ có thể hoạt động với tầm xa 900km, đặt khiến tàu sân bay nằm trong "tầm ngắm" của tên lửa Trung Quốc.
Trong khi đó, các máy bay không người lái trên biển của Mỹ dự kiến có thể thoạt động trong vòng bán kính 2.780km liên tục mà không cần tiếp nhiên liệu và có thể vẫn ở trên không liên tục từ 50-100 giờ, so với tối đa 10 giờ đối với một phi công. Dự án hiện đang nằm dưới sự giám sát trực tiếp của hải quân Mỹ.
Northrop Grumman có 6 năm cùng hợp đồng 635,8 triệu USD để phát triển 2 máy bay loại này và sẽ tiếp tục sản xuất tiếp nếu chúng thành công.
Theo Dân Trí