Đài Loan kêu gọi từ bỏ ảo tưởng Mỹ sẽ giúp nếu bị Trung Quốc tấn công
Sự cứng rắn ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan hiện nay đang đặt ra câu hỏi về việc liệu Mỹ có thực sự cứu giúp hòn đảo nếu nó bị Bắc Kinh tấn công hay không.
Một cựu quan chức an ninh của Đài Loan mới đây cảnh báo về ảo tưởng Mỹ sẽ giúp đỡ hòn đảo nếu Trung Quốc tấn công.
Hai máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc đã bay vào khu vực nhận dạng phòng không của Đài Loan vào Chủ nhật 28/6.
Động thái khiêu khích mới nhất của Trung Quốc là 2 máy bay ném bom PLA Xian H-6 đã tiếp cận nhanh chóng khu vực nhận dạng phòng không của Đài Loan từ phía đông vào Chủ nhật (28/6) sau khi bay từ Biển Hoa Đông qua Eo biển Miyako giữa các đảo Okinawa và Miyakojima của Nhật Bản.
Đây là lần thứ 10 máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc tiếp cận Đài Loan trong tháng vừa qua và lần thứ 16 trong năm nay. Các nhà quan sát cho rằng, động thái này là hành động diễn tập cho một cuộc tấn công (Đài Loan) trong tương lai và gửi cảnh báo tới Mỹ để không hỗ trợ hòn đảo.
Để đối phó với các động thái khiêu khích của quân đội Trung Quốc gần đây, Mỹ đáp trả bằng việc gửi một loạt máy bay chiến đấu, chủ yếu là máy bay trinh sát qua không phận Đài Loan, bao gồm 6 chiếc vào hôm 29/6.
Tuy nhiên, Su Chi, cựu tổng thư ký Hội đồng An ninh Đài Loan, cho biết ông lo ngại về tình hình hiện tại và cảnh báo chính quyền hòn đảo tránh hy vọng sai lầm về khả năng Mỹ đến giải cứu họ nếu Trung Quốc tấn công.
Su Chi, cựu tổng thư ký Hội đồng An ninh Đài Loan
Video đang HOT
“Tôi lo lắng về tình hình hiện tại bởi vì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra”, ông Su hiện là Chủ tịch của Diễn đàn Đài Bắc, một nhóm chuyên gia tư nhân cho biết.
Bắc Kinh coi việc thu hồi Đài Loan thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết.
Sau khi đình chỉ các cuộc đối thoại chính thức với hòn đảo, Bắc Kinh đã đẩy mạnh các cuộc tập trận quanh Đài Loan và mua chuộc 7 đồng minh của hòn đảo.
Trung Quốc cũng đã nhiều lần cảnh báo chính quyền Mỹ, phản đối việc Mỹ cung cấp vũ khí và củng cố mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với hòn đảo, bao gồm cả trao đổi quân sự.
Nhiều người và chính trị gia ở Đài Loan tin rằng, Mỹ sẽ đến giúp đỡ họ nếu hòn đảo bị Trung Qốc tấn công. Tuy nhiên, ông Su nhận định rằng, một khi Trung Quốc tấn công Đài Loan, nó sẽ trở thành tình huống mà Mỹ không thể giúp đỡ. Theo ông, bất kỳ phản ứng quân sự nào của Mỹ lúc đó sẽ trở nên quá khó khăn hoặc tốn kém cho Washington khiến nước này bỏ rơi Đài Loan.
“Đó là ảo tưởng khi chắc chắn rằng Mỹ sẽ đến giải cứu trong trường hợp xảy ra xung đột xuyên eo biển”, ông Su tuyên bố.
Vũ khí bí mật của Trung Quốc đủ sức tấn công mọi vị trí trên eo biển Đài Loan?
Hệ thống tên lửa phóng loạt "bí mật" có tên Type PCL191 của Trung Quốc được cho có khả năng tấn công mọi vị trí nằm trên eo biển Đài Loan.
Tạp chí quân sự Modern Ships đánh giá, hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) có tên Type PCL191 được Trung Quốc cho ra mắt công chúng nhân lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 1/10 là hệ thống vũ hiện đại có khả năng tiêu diệt cả rocket và tên lửa đạn đạo.
Hệ thống tên lửa phóng loạt Type PCL191 của Trung Quốc có thể phóng các tên lửa đạn đạo có tầm bắn 500 km. (Ảnh: SCMP)
Theo Modern Ships, MLRS PCL191 là một bệ phóng mô-đun do Trung Quốc phát triển dựa theo hệ thống AR3 dành cho thị trường xuất khẩu.
Xuất hiện trong lễ diễu binh ở Bắc Kinh, tên của các loại vũ khí đều được ghi dọc theo hai bên hệ thống. Tuy nhiên, PCL191 lại hoàn toàn khác khi nó được đặt trên những chiếc xe tải hạng nặng chạy trên đường phố Bắc Kinh và gần như hoàn toàn ẩn danh.
Vào thời điểm đó, một bình luận viên của đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV chỉ mô tả đây là "một bệ phóng tên lửa tự hành có khả năng tấn công chính xác".
Song theo Modern Ships, hệ thống tên lửa này có thể mang theo 8 rocket cỡ 370mm có tầm bắn 350 km hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật Fire Dragon (Rồng lửa) 480 loại 750mm có tầm bắn 500 km.
Hiện không rõ có bao nhiêu hệ thống PCL191 đã được Trung Quốc sản xuất, song theo thông tin từ tờ PLA Daily, một lữ đoàn MLRS đã được triển khai cùng Quân đoàn 72 đóng quân ở thành phố Hồ Châu thuộc tỉnh Chiết Giang.
Hoạt động ở vùng ven biển phía đông Trung Quốc, Quân đoàn 72 là một trong ba đội quân trực thuộc Bộ Tư lệnh miền Đông và ưu tiên hàng đầu về khả năng sẵn sàng, sức mạnh và thiết bị.
Theo một nguồn tin quân sự giấu tên, một lữ đoàn PCL191 thứ hai hiện đóng quân ở phía nam thành phố Hồ Châu và thuộc thành phố Hạ Môn của tỉnh Phúc Kiến. Đây là vị trí gần nhất từ đất liền Trung Quốc với Đài Loan.
Trong một cuộc phỏng vấn với CCTV hồi tháng 10, ông Wang Tanshen, một quan chức thuộc Lữ đoàn pháo binh Quân đoàn 72 cho biết, phạm vi của hệ thống phóng mới này là "gấp 7 lần" so với vũ khí tiền nhiệm.
"MLRS thế hệ mới mở rộng tầm bắn và vươn tới bất cứ khu vực nào mà chúng tôi muốn tấn công", ông Wang cho hay.
Quan hệ xuyên eo biển Đài Loan rơi vào khủng hoảng kể từ khi nhà lãnh đạo Thái Anh Văn trở thành nhà lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016.
Lâu nay, Trung Quốc chỉ xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và sẵn sàng dùng vũ lực để sáp nhập vào lãnh thổ đại lục.
Để gia tăng thêm sức ép ngăn cản các lực lượng ủng hộ dân chủ ở Đài Loan, Trung Quốc đã tái triển khai chiến dịch cô lập ngoại giao bằng cách thuyết phục một số nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan từ bỏ quan hệ với hòn đảo này. Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc cũng tăng cường tiến hành tập trận bên trong và xung quanh eo biển Đài Loan.
Trong khi đó, nhà bình luận quân sự trên kênh Phoenix của Hong Kong, ông Song Zhongping nhận định các nhà khoa học Trung Quốc đã làm việc rất tích cực để mở rộng năng lực tấn công và tầm bắn của MLRS cho quân đội Trung Quốc.
"Công nghệ MLRS của Trung Quốc đang bám đuổi kịp các sản phẩm của Mỹ, quốc gia đã kết hợp thành công các thiết bị rocket và tên lửa", ông Song nói.
"Các nhà khoa học đã nâng cấp khung gầm của những chiếc xe tải chở bệ phóng, chất nổ dùng để đẩy rocket và tên lửa cùng các công nghệ khác để mở rộng tầm bắn của MLRS đồng thời cải thiện khả năng tấn công chính xác", ông Song nói thêm.
Còn theo tạp chí quân sự Trung Quốc OrDNance Industry Science Technology, hệ thống PCL191 được vận chuyển trên các xe tải nặng 45 tấn và cần ba người để vận hành.
Đáng nói, các tên lửa và rocket được dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh BeiDou do Trung Quốc tự phát triển. BeiDou hiện được đánh giá là đối thủ của hệ thống GPS của Mỹ.
Một nguồn tin giấu tên trên cho biết thêm, nếu không may xảy ra xung đột quân sự, hệ thống PCL191 có thể được sử dụng để tiêu diệt những mục tiêu chiến lược như sân bay, trung tâm điều hành và căn cứ tiếp viện.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vn
Anh điều tra vụ đâm dao ở thành phố Reading theo hướng khủng bố Cảnh sát Anh cho biết, vụ đâm dao ở thành phố Reading, làm 3 người thiệt mạng và 3 người bị thương được điều tra theo hướng liên quan đến khủng bố. Trong một tuyên bố, quan chức cảnh sát chống khủng bố của London, ông Neil Basu nói: "Tôi có thể chính thức xác nhận rằng, đây là một vụ khủng bố...