Đài Loan đưa nhiều cựu quan chức cấp cao thăm phi pháp Ba Bình
Chính quyền Đài Loan ngày 5.5 ngang nhiên tổ chức cho khoảng 30 người đến thăm Ba Bình, đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Đài Bắc chiếm đóng.
Đài Loan đưa nhiều cựu quan chức cấp cao thăm phi pháp đảo Ba Bình chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường SaCảnh sát biển Đài Loan
Phái đoàn nói trên có nhiều cựu quan chức cấp cao Đài Loan như hai nguyên viện trưởng Viện hành chính Hác Bách Thôn và Mao Trị Quốc cùng hai nguyên chủ tịch Hội đồng an ninh Tô Khởi và Hồ Vị Chân. Ngoài ra còn có cựu trưởng Cơ quan Ngoại giao Đài Loan Trình Kiến Nhân, theo Liên Hợp báo.
Phái đoàn này đặt chân lên đảo Ba Bình vào lúc 11 giờ ngày 5.5. Sau khi thăm những cơ sở phi pháp ở đó như hải đăng, cầu cảng và bệnh viện, đoàn rời khỏi Ba Bình vào khoảng 14 giờ. Sau khi về tới Đài Bắc, ông Hác Bách Thôn cùng một số nhân vật khác sẽ được lãnh đạo Mã Anh Cửu mời dự tiệc tối, theo Liên Hợp báo.
Trước đó, Phó trưởng Cơ quan phòng vệ Đài Loan Trịnh Đức Mỹ ngang nhiên tuyên bố chuyến thăm nói trên nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông và thể hiện cam kết của chính quyền lãnh thổ này là quản lý đảo Ba Bình với sự cư trú dài hạn của dân thường và nhân viên tuần duyên, theo tờTaipei Times.
Trong khi đó, nhiều nghị sĩ thuộc Đảng Dân tiến (DPP) của Đài Loan đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch tổ chức chuyến thăm nói trên, gọi đó là ý đồ của lãnh đạo Mã Anh Cửu đẩy căng thẳng leo thang và tạo ra bất đồng quốc tế trong bối cảnh chính quyền mới thuộc DPP chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20.5, theoTaipei Times.
Video đang HOT
Đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp Tư liệu
Trong đó, nghị sĩ DPP Lưu Thế Phương lập luận rằng phái đoàn nói trên là những thành viên cấp cao Quốc dân đảng cầm quyền (KMT) nên chuyến thăm được tổ chức vì lợi ích chính trị của KMT hơn là vì chủ quyền. “Chúng tôi cũng tự hỏi liệu có hay không nhóm thành viên KMT này câu kết với Trung Quốc, đại diện cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc và Đài Loan gọi Biển Đông)”, Taipei Times dẫn lời bà Lưu cho hay.
Bà Lưu còn cho rằng khi chỉ còn chưa tới 20 ngày nữa là nhiệm kỳ cuối của lãnh đạo Mã kết thúc và lãnh đạo tân cử thuộc DPP Thái Anh Văn sẽ nhậm chức, ông Mã đang cố châm dầu vào lửa tại những điểm nhạy cảm để gây rắc rối cho chính quyền mới.
Ngoài ra, nghị sĩ DPP Vương Định Vũ còn cho rằng việc ông Mã tổ chức chuyến thăm rầm rộ tới đảo Ba Bình lần này là “hành động khiêu khích, đẩy căng thẳng khu vực leo thang”, theo Taipei Times.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Đài Loan ngang ngược đưa dân đến đảo Ba Bình sinh sống
Chính quyền Đài Loan lại tạo thêm căng thẳng khi đưa dân thường đến đảo Ba Bình sinh sống thay vì chỉ có binh lính trên hòn đảo mà Đài Loan chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa cùa Việt Nam.
Đài Loan đưa dân đến đảo Ba Bình sinh sống, tạo thêm căng thẳng - Ảnh minh họa: AFP
Sau chuyến đi bị phản đối của lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, chính quyền lãnh thổ này lại tạo thêm căng thẳng khi bắt đầu đưa dân đến sinh sống ở đảo Ba Bình và cho phép họ định cư lâu dài, báo chí Đài Loan cho hay.
Bà Chu Mỹ Linh đã quyết định thay đổi nơi cư trú hồi tuần trước từ thành phố Cao Hùng ra đảo Ba Bình và được chính quyền Đài Loan cho phép, công nhận là công dân đầu tiên đăng ký "hộ khẩu" thường trú trên hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng.
Công việc của bà hiện nay là làm y tá cho một bệnh viện nhỏ vừa được Đài Bắc xây sửa phi pháp và khánh thành hồi tháng 12.2015. Hãng thông tấn Đài Loan CNA ngày 30.1 dẫn phát biểu của bà này nói rằng bà quyết định lên đảo sống "nhằm ủng hộ chính quyền Đài Loan" (?).
Ông Mã Anh Cửu đã đến thăm và chúc mừng công dân đầu tiên nhân chuyến thăm gây nhiều tranh cãi của ông ta vừa qua, theo CNA.
China Post cho biết sau bà Chu có 2 người khác cũng vừa được Đài Loan công nhận là công dân tiếp theo trên đảo Ba Bình, gồm Pan Man-chi từng cư trú ở thành phố Hoa Liên và Lin Fang-tzu là người ở thành phố Bình Đông.
Cũng như bà Chu, Pan và Lin đang hoàn tất thủ tục đăng ký để đến đảo Ba Bình sinh sống lâu dài và cùng làm công việc y tá. Đài Loan tự ý đặt Ba Bình dưới sự kiểm soát và điều hành của chính quyền thành phố Cao Hùng.
Ông Mã Anh Cửu khuyến khích dân Đài Loan đến đảo sinh sống. Trong phát biểu sau khi thực hiện chuyến thăm Ba Bình, ông ta nói rằng "Ba Bình không phải là hòn đá mà là hòn đảo có sự sống" với hàm ý nhắc đến những công dân đầu tiên trên đảo.
Đài Loan kiểm soát Ba Bình từ nhiều năm nay và đưa hàng trăm binh lính đến canh gác. Đài Bắc chi cả trăm triệu USD để xây dựng và nâng cấp các công trình phi pháp trên hòn đảo này, trong đó có ngọn hải đăng, đường băng, bến cảng và bệnh viện.
Việt Nam phản đối Đài Loan chiếm giữ Ba Bình, cũng như các hoạt động của Đài Bắc đưa quân, xây dựng các công trình phi pháp trên hòn đảo này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhiều cựu quan chức cấp cao Đài Loan sắp thăm phi pháp đảo Ba Bình Nhiều cựu quan chức cao cấp của Đài Loan dự kiến sẽ có chuyến đi phi pháp đến đảo Ba Bình của Việt Nam vào ngày 5.5. Đảo Ba Bình nhìn từ trên caoReuters Cơ quan Phòng vệ Đài Loan ngày 4.5 ngang nhiên tuyên bố đang tổ chức chuyến thăm dành cho nhiều cựu quan chức cấp cao tới Ba Bình, đảo...