Đài Loan điều sát thủ săn ngầm tuần tra Biển Đông
Cơ quan quốc phòng Đài Loan đã lần đầu tiên xác nhận rằng quân đội hòn đảo này sẽ điều máy bay săn ngầm P-3C hiện đại cho các sứ mệnh giám sát Biển Đông.
Máy bay săn ngầm P-3C (Ảnh: CNA)
Trong một báo cáo gửi quốc hội hôm 20/4, Cơ quan quốc phòng Đài Loan cho hay quân đội đã được bàn giao 8 chiếc P-3C do Mỹ chế tạo và 4 chiếc khác sẽ được bàn giao vào cuối năm nay.
Hiện tại, P-3C chủ yếu tham gia trinh sát chống ngầm và do thám phối hợp tại vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) và các vùng biển lân cận của Đài Loan.
Quân đội sẽ dần dần mở rộng việc triển khai P-3C tới các khu vực bên ngoài ADIZ, bao gồm các vùng biển ở đông nam Đài Loan cũng như các quần đảo Đông Sa và Trường Sa ở Biển Đông.
Video đang HOT
Đài Loan đang chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan hiện quản lý quần đảo Đông Sa nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Vào năm 2007, chính phủ Mỹ đã phê chuẩn việc bán 12 máy bay săn ngầm P-3C cho Đài Loan với giá 1,96 tỷ USD.
P-3C, được cho là biến thể hiện đại nhất trong dòng máy bay săn ngầm P-3 do hãng Lockheed Martin chế tạo, sẽ thay thế phi đội gồm 11 máy bay chống ngầm S-2T của không quân Đài Loan, vốn đã phục vụ hơn 40 năm.
An Bình
Theo Dantri/CNA
Bí ẩn ở khúc đuôi máy bay chống ngầm Mỹ
Trên máy bay chống ngầm P-3C Orion của Mỹ, có khúc đuôi đường kính nhỏ, hơi dài so với máy bay thông thường, ở đó gắn hệ thống cảm biến phát hiện từ tính bất thường ASQ-81. Nó có độ nhạy tốt nhất so với các cảm biến khác. Thiết bị này đang được Hải quân Nhật Bản sử dụng trên P-3C Oron chuyên dò tàu ngầm rất hiệu quả.
Cảm biến laser bơm khí
Bí ẩn của của cảm biến ASQ-81 có bản chất là 1 "từ kế" laser, được bơm khí helium, nên nó cực kỳ nhạy cảm trước hiện tượng từ trường biến đổi, kể cả từ trường biến thiên rất nhỏ nhoi.
ASQ-81 do tập đoàn Raytheon sản xuất, chuyên dò tìm tàu ngầm từ xa. Bên trong nó là các hộp dò DT-323magnetic, hộp AM-4535 khuếch đại-powersupply, hộp phát hiện kiểm soát C-6983 và bộ khuếch đại điện tử DT 323. Các hộp cảm biến này độ nhạy cao, có dải đo các đại lượng từ tính bất thường trong lòng biển, đổi thành điện áp, qua bộ lọc sau đó hiển thị trên màn hình, báo cho người chỉ huy quyết định.
Lực lượng trinh sát hải quân Nhật Bản đặt ASQ-81 bọc trong lớp vỏ sợi thủy tinh, lắp vào khúc đuôi máy bay chống tàu ngầm P-3C Orion. Sở dĩ ASQ-81 đặt ở đuôi, vì nó cần bố trí xa các thiết bị điện tử trên máy bay, nhằm giảm thấp nhất nhiễu từ tính, tăng tính chính xác trong dò tìm.
Cảm biến (dò tàu ngầm) ASQ-81 cũng trang bị trên trực thăng SH-2G hoặc SH-60B Seahawk. Các máy bay chống ngầm này kéo khối trụ ASQ-81 bằng cáp theo tốc độ máy bay trực thăng (cao nhất 256km/h), liên tục rà soát trên vùng biển nhạy cảm, thám sát tàu ngầm đối phương.
Trong dân sự, từ kế này cũng được sử dụng đo véc-tơ thành phần và tổng véc-tơ của địa từ trường bề mặt trái đất (chuyên ngành vật lý địa cầu).
Theo tính năng công bố, có tới 95% số lượng tầu ngầm bị ASQ-81 phát hiện dễ dàng. Mới đây Nhật Bản đã điều chỉnh hệ thống ASQ-81 để giúp cho P-3C không phải bay ở độ cao thấp, tránh được tên lửa đối không.
ASQ-81 kết hợp cùng các hệ thống chống tàu ngầm khác
Về chiến thuật, các hệ thống dò tìm thường kết hợp với nhau. Hệ thống tác chiến chống tàu ngầm trên máy bay P-3C Orion còn bao gồm các cảm biến AN/ARR-78 (V) AN/ARR-72 sử dụng các phao thủy âm. Có 2 thiết bị phân tích tần số định hướng âm thanh và các chỉ số ghi âm.
Cùng với cảm biến ASQ-81, máy bay chống ngầm P-3C còn có máy bù (từ trường), sản xuất theo giấy phép của Mitsubishi tại Nhật Bản và các cảm biến đa dạng khác. P-3C Orion có hệ liên kết dữ liệu Link 16, thông tin vệ tinh băng thông rộng, liên lạc với các đơn vị tác chiến trên biển như tàu nổi, ra đa, sở chỉ huy tàu ngầm...
Góc bay của P-3C được chọn sao cho tương tác với hướng tàu ngầm (so với trục từ trường của trái đất) cũng là một yếu tố để tăng độ nhạy cảm của cảm biến ASQ-81. Máy bay P-3C Orion mang vũ khí ở khoang chứa bom và trên 10 giá treo dưới cánh. Khoang chứa bom có khả năng mang theo một số thủy lôi, bom phá tàu ngầm, tên lửa hai môi trường... Máy bay P-3C được trang bị bốn động cơ Allison T56-A-14 động cơ phản lực cánh quạt, công suất 3.661 Kw, tốc độ trên 600 km/h. Nó có thùng nhiên liệu trong thân tổng cộng 34.800 lít, vì thế bán kính hoạt động của P-3C Orion rất xa, hành trình tối đa 9.000 km, với phi hành đoàn 11 người.
Cùng với loạt máy bay P-3C Orion, từ năm 2012 Hải quân Mỹ đã tiếp nhận máy bay chống ngầm mới P-8A Poseidon đầu tiên tại căn cứ ở Seattle. Thân và cánh của Poseidon được phát triển dựa trên thân của máy bay dân dụng Boeing-737 và Boeing-737-900 ER với lực đẩy 120 kN. Giống như P-3 Orion, P-8A Poseidon cũng được trang bị một từ kế ASQ-81 nâng cấp nhằm xác định các rối loạn từ trường trái đất gây ra bởi các bộ phận kim loại của vỏ tàu ngầm. Ngoài ra P-8A Poseidon còn mang theo trên khoang của nó 120 phao dò âm.
Theo Năng Lượng Mới
Nơi lưu giữ máy bay săn ngầm P-3 Orion chờ ngày cất cánh Nếu Việt Nam có nhu cầu mua máy bay tuần biển và săn ngầm P-3 Orion thì những máy bay này chỉ có thể lấy ra từ... sa mạc Arizona, nơi đang lưu giữ P-3 Orion cùng hàng ngàn máy bay khác. Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3 Orion của Hải quân Mỹ. Việt Nam được cho là đang quan tâm...