Đài Loan có thể mua tàu ngầm Nga để uy hiếp các nước ở Biển Đông?
“Mỹ giúp Đài Loan lập kế hoạch xây dựng lực lượng tàu ngầm thích hợp, có thể giúp Đài Loan tự tin hơn trong phát triển quan hệ hai bờ, phù hợp lợi ích Đài-Mỹ”
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo do Nga chế tạo, Trung Quốc đã mua 12 chiếc, Việt Nam đã mua 6 chiếc – trong đó 3 chiếc đã được vận chuyển về nước.
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 20 tháng 3 dẫn tờ “Nhật báo Macao” ngày 19 tháng 3 đưa tin, truyền thông Đài Loan kiến nghị, trong tình hình Trung Quốc không phản đối, Quân đội Đài Loan có thể mua tàu ngầm của Nga. Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 18 tháng 3 tuyên bố, Đài Loan “tuyệt đối sẽ không có kế hoạch liên quan”.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, mua tàu ngầm của Mỹ vẫn là phương án lựa chọn hàng đầu để Đài Loan sở hữu tàu ngầm; trước khi còn chưa được phía Mỹ phản hồi, Đài Loan sẽ áp dụng chính sách song song – mua sắm và tự chế tạo, đồng thời hoan nghênh bất cứ nước nào hợp tác với Đài Loan thúc đẩy chương trình “chế tạo tàu ngầm”.
Video đang HOT
Theo bài báo, Quân đội Đài Loan còn cho biết, Mỹ trợ giúp Đài Loan lập kế hoạch xây dựng lực lượng tàu ngầm thích hợp, có thể làm cho Đài Loan tự tin hơn trong phát triển quan hệ hai bờ, không những phù hợp với lợi ích của hai bên Đài-Mỹ, mà còn có thể “thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Ngoài ra, theo báo chí Đài Loan, Chính phủ Mỹ vào năm 2001 tuyên bố sẽ bán cho Đài Loan 8 tàu ngầm động cơ thông thường, nhưng do Mỹ sớm đã không sản xuất tàu ngầm thông thường, các nước khác lại gặp trở ngại bởi tính nhạy cảm của công nghệ hệ thống chiến đấu rất cao, cũng không chịu cung cấp công nghệ hoặc thành phẩm tàu ngầm, chương trình mua sắm này đến nay còn đang tiến hành đánh giá tính khả thi.
Trung Quốc còn sở hữu rất nhiều tàu ngầm thông thường Type 039/039A/039B lớp Tống/Nguyên (trong hình) và tàu ngầm thông thường Type 035 lớp Minh cùng một số tàu ngầm động cơ hạt nhân như Type 093, Type 094
Tờ “Thời báo Trung Quốc” Đài Loan ngày 18 tháng 3 cho rằng, Hải quân Đài Loan muốn có tàu ngầm, chỉ có 2 con đường, một là tự chế tạo, hai là trông đợi phía Mỹ bán hoặc chuyển giao công nghệ, thực ra, còn có một con đường thứ ba có thể tính tới, đó chính là trong tình hình hai bờ đạt được giao dịch ngầm, Trung Quốc không phản đối, thì mua sắm của Nga. Liều mạng với Trung Quốc không bằng đi con đường thứ ba, chính là mua tàu ngầm tiên tiến do Nga chế tạo. Trung Quốc có tàu ngầm lớp Kilo, ngay cả Việt Nam cũng đã mua 6 chiếc của Nga, năm 2014 đã bắt đầu bàn giao.
Đài Loan không phải chưa từng cân nhắc tới vũ khí do Nga chế tạo. Trước đây, Đài Loan đã không mua được máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai, dưới sự đồng ý của Lý Đăng Huy, Không quân Đài Loan từng điều phi công tới Ukraine bay thử máy bay chiến đấu. Tuy chưa từng sử dụng, nhưng Quân đội Đài Loan hoàn toàn không bài trừ vũ khí do Nga chế tạo.
Hiện nay, quan hệ hai bờ hòa dịu, Đài Loan cần tàu ngầm, hoàn toàn không chỉ nhằm vào Trung Quốc, mà còn nhằm vào các nước ven Biển Đông. Chỉ cần hai bờ có giao ước ngầm, Trung Quốc không phản đối, những tàu ngầm và máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba mà Đài Loan cần tới, chuyển sang dùng của Nga hoàn toàn không phải không có khả năng. Nếu như vậy, hai bờ bàn đến lòng tin quân sự sẽ chín muồi – bài báo kết luận.
Hiện nay, Hải quân Đài Loan có một số tàu ngầm cũ mua của nước ngoài
Theo Giáo Dục
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nói gì về các tàu ngầm của Hải quân Việt Nam?
Theo hãng thông tấn Sputnik News, Bộ Quốc phòng Việt Nam hài lòng với tiến trình và chất lượng thực hiện hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm Nga dự án 636.1.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã cho biết điều này tại Triển lãm Thiết bị hàng không vũ trụ và hải quân quốc tế LIMA-2015 ngày hôm nay.
"Chúng tôi hài lòng với các tàu ngầm dự án 636.1 mà lực lượng Hải quân đã tiếp nhận vào biên chế, với chất lượng cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết tại gian hàng công ty Rosoboronexport.
Như đưa tin trước đó, Nga đã chuyển giao cho khách hàng ba trong số sáu tàu ngầm diesel-điện dự án 636.1 "Varshavyanka" do Việt Nam đặt mua.
Theo Kiến Thức
Vũ khí Nga:Tiếp nối chặng đường 70 năm bảo vệ Việt Nam Chuyên gia Nga bình luận, vũ khí Liên Xô/Nga đã có mặt ở Việt Nam từ những năm 1950, lập nhiều chiến công trên chặng đường 70 năm bảo vệ Việt Nam. Vũ khí Nga giúp quân đội Việt Nam lập nhiều chiến công hiển hách Ngày 17/03 vừa qua, phát biểu bên lề Triển lãm Thiết bị hàng không vũ trụ và...