Đài Loan chi hơn 90 triệu USD đóng tàu ngầm
Đài Loan đã phân bổ khoản ngân sách 92,55 triệu USD cho chương trình đóng tàu ngầm hiện đại trong vòng 4 năm tới, bắt đầu từ 2016
Một tàu ngầm của Hải quân Đài Loan được đóng theo công nghệ Hà Lan tại nhà máy đóng tàu Tsoying, Đài Loan (Ảnh: AFP)
Đây là khoản ngân sách đầu tiên cho chương trình đóng tàu ngầm, vốn khởi xướng từ đầu những năm 2000 sau khi hợp đồng mua 8 tàu ngầm ký với Mỹ bất thành vì những lý do liên quan đến chính trị và kỹ thuật.
Khoản tiền trên được phân bổ trong ngân sách cơ quan quốc phòng của hòn đảo bắt đầu từ tài khóa 2016 và kéo dài cho đến năm 2019.
Chương trình đóng tàu ngầm của Đài Loan được thực thi trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang tăng cường phát triển đội tàu ngầm, trong cuộc đua hiện đại hóa hải quân, trước sự bành chướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Vấn đề cốt lõi của chương trình đóng tàu tàu ngầm của Đài Loan là việc chuyển giao công nghệ từ Mỹ và các nước phương Tây. Sự hỗ trợ hay xuất khẩu công nghệ từ các công ty của Mỹ cần phải được chính phủ Mỹ thông qua.
Trong khi đó, Trung Quốc lại phải đối bất kỳ hình thức chuyển giao công nghệ hay bán vũ khí cho Đài Loan.
Theo các nguồn tin quân sự Đài Loan, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghiệp đóng tàu và đại dương (SOIC) có thể sẽ được lựa chọn cho giai đoạn thiết kế.
Trong giai đoạn 1 của chương trình trên, Đài Loan sẽ chú trọng vào việc nâng cao năng lực thiết kế, cũng như mua quyền sở hữu trí tuệ vì Đài Loan đang thiếu đội ngũ thiết kế tàu ngầm, Cơ quan quốc phòng Đài Loan cho biết.
Năm 2016, Cơ quan quốc phòng của hòn đảo sẽ giải ngân khoảng 16,1% số kinh phí trên, tỷ lệ lớn nhất từ trước đến nay trên tổng chi ngân sách Đài Loan.
Đài Loan hiện có 4 tàu ngầm thế hệ cũ trong thời Thế chiến thứ 2.
Vũ Duy
Theo SCMP/CNA
Đài Loan muốn mua trực thăng chống ngầm của Mỹ
Đài Loan muốn thay thế phi đội trực thăng chống ngầm cũ kỹ của hòn đảo này bằng các trực thăng hiện đại của Mỹ, trong bối cảnh sự mất cân bằng quân sự xuyên eo biển Đài Loan đang gia tăng.
Trực thăng tác chiến chống ngầm MH-60R Seahawk (Ảnh: Wiki)
Tờ Defence News dẫn một nguồn tin quốc phòng địa phương cho hay hải quân Đài Loan đang muốn mua các trực thăng tác chiến chống ngầm thông qua chương trình bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) của chính phủ Mỹ.
Theo đó, Đài Bắc đang tìm cách mua 8-10 chiếc MH-60R Seahawk ASW để thay thế các trực thăng cũ kỹ MD500 "Defender" trong một thỏa thuận ước tính trị giá 700-800 triệu USD. Một tuyên bố dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay và thư chấp nhận có thể được công bố vào năm 2016.
MH-60R Seahawk - được mệnh danh là trực thăng hàng hải tiên tiến nhất thế giới - hiện đang được hải quân Mỹ triển khai làm hệ thống vũ khí tác chiến chống ngầm chủ đạo tại các vùng biển. Ngoài phát hiện và bám đuổi các tàu ngầm hiện đại và thực hiện các sứ mệnh tác chiến chống ngầm, MH-60R Seahawk cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm và cứu nạn, tiếp tế và di tản y tế.
Nếu thỏa thuận được thông qua, Đài Loan sẽ trở thành khách hàng quốc tế thứ 3 sở hữu loại trực thăng hiện đại của Mỹ, sau Úc và Đan Mạch.
MH-60R Seahawk có thể trở thành khả năng mới quan trọng cho hải quân Đài Loan và cuối cùng là thay thế trực thăng MD500 Defender được biên chế từ năm 1980. MH-60R Seahawk được thiết kế để hoạt động từ tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu sân bay. Hải quân Đài Loan có thể triển khai các trực thăng này lên các bong tàu để tăng cường khả năng chống hạm.
Ông Rupert Hammond-Chambers, chủ tịch Hội đồng kinh tế Mỹ-Đài Loan, cho hay nếu đề nghị trên được thông qua, đây sẽ là chương trình mua vũ khí từ Mỹ đầu tiên của Đài Loan kể từ mùa thu năm 2006. Mặc dù Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979 kêu gọi Washington cung cấp vũ khí để phục vụ việc phòng thủ của Đài Loan, các vụ mua bán vũ khí giữa hai bên trên thực tế vẫn chậm được hiện thực hóa.
An Bình
Theo Dantri/Diplomat
Mỹ sẽ trợ giúp Việt Nam nâng cấp vũ khí quốc phòng Việt Nam có thể trông đợi vào hợp tác với Mỹ trên các phương diện: máy bay tuần tra trên biển, máy bay không người lái và tàu tuần tra. Chuyên gia Trung Quốc: Mỹ can thiệp Biển Đông là không thể tránh khỏiBáo Trung Quốc, Đức, Pháp viết về lễ diễu binh mừng Quốc khánh của Việt Nam"Cần đoàn kết ngăn chặn...