Đại lộ Đông Tây bị lún do bê tông nhựa không chuẩn
Đó là thông tin do kỹ sư Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM, công bố tại hội thảo &’Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa’, tổ chức tại TP.HCM ngày 25.6.
Đường vào cảng Cát Lái bị lún nặng – Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo ông Trường, mặc dù đã được sửa nhiều lần nhưng đại lộ Đông Tây đoạn thuộc quận 2, TP.HCM (tên mới là đại lộ Mai Chí Thọ) vẫn lún sâu, trồi nhựa. Sau nhiều lần lấy mẫu và kiểm tra toàn diện, nguyên nhân lún được xác định do sử dụng bê tông nhựa không chuẩn.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do dự báo lượng xe tải, container ra vào cảng Cát Lái không chính xác (dự báo trước khi làm đường là 10.000 lượt xe/ngày, nay lên 22.000 lượt xe/ngày), dẫn đến thiết kế sử dụng lớp bê tông nhựa cho lượng xe chưa chính xác.
Từ đó, ông Trường cho rằng nên tăng hàm lượng polyme trong kết cấu bê tông nhựa. Giải pháp trên đã được nhà thầu Nhật Bản triển khai xử lý đoạn lún rất nặng trên đại lộ Đồng Văn Cống (từ vòng xoay Mỹ Thủy đến cảng Cát Lái, quận 2), hiện đã khắc phục được lún. Đồng thời, các cơ quan có trách nhiệm có giải pháp chia sẻ lượng hàng hóa từ cảng Cát Lái ra các cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hiệp Phước (Nhà Bè) để giảm tải cho tuyến đường vào cảng Cát Lái.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia ngành giao thông cho rằng tình trạng lún mặt đường chủ yếu do nguyên nhân thiết kế, thi công và xe quá tải. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ tiếp tục được nghiên cứu để tìm ra một nguyên nhân chính xác nhằm báo cáo Bộ GTVT.
Theo Thanh Niên
Vụ sụt lún ở Quốc Oai: Cận cảnh vết nứt ngày càng lan rộng
Tình trạng lún, nứt ở thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) tiếp tục lan rộng trong khi cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến các hộ dân ngày đêm sống trong hoang mang, lo sợ.
Bà Nguyễn Thị Vị (ở đội 6, thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn) cho biết, qua theo dõi hàng ngày, các vết nứt ngày càng lan rộng, lún sâu hơn.
Video đang HOT
Vết nứt xé toạc tường nhà anh Nguyễn Phú Thắng (thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai) - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Ở khu vực cổng nhà, các vết nứt nghiêm trọng hơn, xô lệch tường gạch khiến gia đình bà Vị phải dùng gậy gộc chống đỡ đề phòng nguy cơ đổ sập. Tường gạch ở bể nước ngầm cũng bị kéo dịch tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Nhà anh Nguyễn Phú Thắng (26 tuổi, trú cùng địa chỉ) nứt toác, kéo giãn tường khoảng 10cm. Quá hoảng sợ, gia đình anh Thắng phải bỏ nhà sơ tán đi ở nhà người thân.
Các hộ dân xung quanh khu vực phản ánh, vết nứt cũng ngày càng lan rộng, sân vườn bị rạn nứt "trông thấy" sau mỗi trận mưa rào. Đường bê tông dẫn vào thôn tiếp tục nứt gãy, có vết kéo dài tới sát chân đê.
Vẫn chưa di dời ra khỏi vùng nguy hiểm
Thông tin từ phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Quốc Oai cho biết, đến thời điểm hiện tại đã khoanh vùng sụt lún, xác định 10 hộ dân trong vùng nguy hiểm.
Theo báo cáo của UBND huyện Quốc Oai ngày 21.4.2014, UBND xã Yên Sơn đã tiến hành di dời người và tài sản của các hộ liền kề ra khỏi vùng sụt lún, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, tới ngày 26.5 vẫn chưa có hộ dân nào được bố trí tái định cư, di dời khỏi vùng sụt lún.
Gia đình bà Vị mắc bạt ở ngoài vườn hơn một tháng nay trong khi cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân dẫn đến sụt lún - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Theo phản ánh các hộ dân, sau khi xảy ra sự cố, chính quyền địa phương đã hỗ trợ 1,5 - 3 triệu đồng/ hộ dân (tùy theo mức độ thiệt hại) tiền di dời, vận chuyển đồ đạc ra khỏi vùng nguy hiểm.
Riêng trường hợp gia đình bà Vị bị lún nứt nặng nề nhất được xã thuê cho căn nhà cấp bốn trên đê. Tuy nhiên gia đình bà Vị từ chối vì căn nhà chật hẹp trong khi bố trí 3 hộ cùng ở (gồm 10 người).
Trong một diễn biến khác, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội cũng thành lập đoàn kiểm tra, khảo sát đo đạc vị trí sụt lún, lập phương án kinh tế-kỹ thuật khảo sát thăm dò địa chất và đề xuất phương án xử lý trám lấp khu vực sụt lún.
Phương án này do Sở TN-MT Hà Nội làm chủ đầu tư còn Công ty TNHH Nhà nước MTV Khảo sát và Xây dựng (Bộ Xây dựng) là đơn vị thực hiện. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân dẫn đến tình trạng lún nứt bất thường kể trên.
Liên quan đến vấn đề di dời, bố trí khu tái định cư cho các hộ dân trong vùng nguy hiểm, trao đổi với Thanh Niên Online, đại diện Phòng TN-MT huyện Quốc Oai cho biết "đợi khi nào có kết quả cuối cùng về nguyên nhân dẫn tới sụt lún thì mới lên phương án xây dựng khu tái định cư cho phù hợp".
Trước đó, Thanh Niên Online đã đưa tin, vào trưa ngày 4.4, khi hộ nhà anh Nguyễn Đắc Cương ở cùng thôn Sơn Trung (xã Yên Sơn) thuê thợ khoan giếng nước tới độ sâu khoảng 50m thì bất ngờ nền đất rung lắc, khiến nhiều nhà dân bị nứt, tường rào đổ sập.
Thanh Niên Online ghi lại hình ảnh mới nhất về vụ sụt nứt lan rộng ở Yên Sơn, Quốc Oai:
Cận cảnh một vết nứt lớn kéo giãn, xô lệch tường nhà anh Nguyễn Phú Thắng (thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn)
Khung cảnh đổ nát sau vụ sụt lún ngày 4.4 tại thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai
Bậc thềm, móng nhà bà Vị ngày càng xuất hiện vết nứt sâu, rộng khiến căn nhà 2 tầng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm
Cận cảnh một ống dẫn nước sinh hoạt bị tách làm đôi
Các hộ dân vẫn chống, buộc tường nhà bằng gậy hết sức thô sơ, thủ công
Tường rào nhà bà Phùng Thị Tý tiếp tục bị gãy đổ
Sân nhà bà Vị bị bong tróc do vết lún nứt sâu hơn
Theo TNO
Cẩm Phả: "Hố tử thần" sâu không đáy nuốt gọn xe Jupiter Vừa tắm xong, anh Quang nhìn thoáng ra sân thì không thấy xe máy. Tưởng mất trộm, anh chạy ra và hoảng hồn khi phát hiện một hố sâu hun hút đầy nước ngay tại sân nhà. Vào lúc 17h ngày 21/5, sân nhà bà Lê Thị Thắng 60 tuổi ở tổ 52 khu 4 phường Cẩm Phú, Cẩm Phả (Quảng Ninh) bất...