Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2019: Tất cả đã sẵn sàng
Chiều 6/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc ( huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ và tỉnh Hà Nam tổ chức họp báo Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc lần thứ 16 tổ chức tại chùa Tam Chúc từ ngày 12-14/5.
Thượng tọa Thích Đức Thiện giới thiệu các sự kiện tại Đại lễ Vesak 2019. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tổng Thư ký Đại lễ Vesak 2019, Đại lễ Phật Đản Liên Hợp quốc – Vasak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 – 14/5 với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.
Tính đến ngày 6/5, đã có 1.650 đại biểu quốc tế chính thức từ 570 phái đoàn quốc tế từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự. Trong đó, có nhiều nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, các Bộ trưởng của nhiều nước cùng hơn 20 đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Đại lễ còn có sự tham dự của nhiều Tăng vương, Tăng thống, Chủ tịch và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái, các giáo sư, nhà nghiên cứu, nhân sĩ, trí thức phật giáo. Phó Tổng thống Ấn Độ, ngài M. Venkaiah Naidu sẽ là diễn giả chính của Đại lễ.
Dự kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương tham dự.
Video đang HOT
Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, lãnh đạo Ban Trị sự Giáo hội 63 tỉnh, thành phố cả nước, các tăng ni tiêu biểu cùng hơn 20.000 phật tử trong và ngoài nước tham dự.
Việc 2 lần đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak vào năm 2008 và 2014 tại Hà Nội và Ninh Bình đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè thế giới về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa và đời sống tôn giáo Việt Nam. Đây không chỉ là hoạt động đối ngoại của Phật giáo Việt Nam mà còn là sự kiện văn hóa tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc.
Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh đến nay, tất cả các khâu chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2019 cơ bản đã sẵn sàng.
Nội dung chủ đạo xuyên suốt Đại lễ gồm các diễn đàn về: Sự lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững, cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp; cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục; Phật giáo và cách mạng công nghiệp 4.0; cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm.
Trong những ngày diễn ra Đại lễ còn có các hoạt động văn hóa tâm linh diễn ra tại khu vực chùa Tam Chúc (Điện Tam Thế, Điện Thích Ca, Điện Quan Âm, Quảng trường Tam Quan) gồm: Lễ tắm Phật truyền thống; đàn lễ cầu nguyện âm siêu dương thái, quốc thái dân an, đất nước hội nhập phát triển theo nghi lễ ba miền Bắc, Trung Nam; đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới; các triển lãm ảnh chùa di sản thế giới và Việt Nam; triển lãm cổ vật Phật giáo tại Điện Tam Thế và Tòa Hội thảo quốc tế; đêm giao lưu nghệ thuật Phật giáo quốc tế, dự kiến phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 20h ngày 12/5.
Theo Ban Tổ chức, để bảo đảm an toàn cho du khách và các Phật tử trong và ngoài nước, các đoàn khách quốc tế về tham dự Đại lễ, các khách sạn, các tour du lịch văn hóa, lịch sử và tình nguyện viên đã sẵn sàng. Công tác đảm bảo an ninh, hậu cần, thông tin truyền thông cũng được chuẩn bị chu đáo, an toàn và sẵn sàng phục vụ Đại lễ.
Thông qua Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2019, Việt Nam khẳng định nỗ lực và thành tựu về bảo đảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế về tôn giáo; khẳng định vai trò một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của Việt Nam đối với nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong thúc đẩy hòa bình, hòa hợp giữa các tôn giáo và các nền văn hóa. Thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc.
Đại lễ cũng nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa truyền thống và lịch sử, văn hóa Phật Giáo Việt Nam với các đại biểu quốc tế, qua đó phát triển tiềm năng du lịch tâm linh góp phần vào sự phát triển hợp tác toàn diện của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
Lê Sơn
Theo Baochinhphu
Bộ Công an lên tiếng về vụ "thỉnh vong báo oán" tại chùa Ba Vàng
Tại buổi họp báo Bộ Công an chiều 25-3, đại diện Bộ Công an cho biết vụ "thỉnh vong báo oán" tại chùa Ba Vàng, tất cả các thông tin báo chí phản ánh sẽ được kiểm tra, đánh giá, xử lý theo quy định.
Chiều nay 25-3, Bộ Công an đã họp báo thông tin về tình hình kết quả công tác quý I-2019, Tổng kết cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 và kết quả triển khai, thực hiện Nghị định số 01/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, chủ trì buổi họp báo.
Trung tướng Lương Tam Quang phát biểu tại buổi họp báo
Liên quan đến việc "thỉnh vong báo oán" tại chùa Ba Vàng, trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết hiện nay UBND tỉnh Quảng Ninh đã lên tiếng và yêu cầu chấm dứt các hoạt động không có trong danh mục hoạt động tôn giáo năm 2019. Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra, cả các thông tin báo chí phản ánh sẽ được kiểm tra, đánh giá, xử lý theo quy định.
Ngoài ra, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng mở rộng điều tra thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần Công ty nghe nhìn toàn cầu (AVG) và vụ điều tra việc Tổng công ty khai thác thăm dò dầu khí (PVEP) đầu tư hàng triệu USD sang Venezuela để khai thác dầu.
Trước đó, ngày 24-3 UBND TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã gửi công văn khẩn số 675/UBND do Phó chủ tịch UBND TP Phạm Tuấn Đạt ký gửi Trụ trì chùa Ba Vàng.
Theo văn bản, chùa Ba Vàng còn có các hoạt động tín ngưỡng trong cơ sở tôn giáo chưa đúng với danh mục đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể như: Nghi thức "thỉnh vong", "cúng oan gia trái chủ", các hoạt động giảng pháp do phật tử Phạm Thị Yến (ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) - pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán, Chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng, phật tử chùa Ba Vàng - thực hiện.
UBND TP Uông Bí nhấn mạnh việc tuyên truyển giảng pháp của phật tử Phạm Thị Yến đã gây ra những bất bình trong dư luận, trong nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Từ những căn cứ trên, UBND TP Uông Bí yêu cầu chấm dứt các hoạt động không có trong danh mục hoạt dộng tôn giáo năm 2019 mà nhà chùa đã đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Đồng thời có biện pháp chấn chỉnh việc giảng pháp của tăng ni, phật tử của chùa Ba Vàng trên các phương tiện thông tin đại chúng do nhà nước quản lý theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nội qui Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các qui định của Luật tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30-12-2017 của Chính phủ.
Cùng với đó, UBND TP Uông Bí cũng yêu cầu nhà chùa giáo dục tăng ni, phật tử thực hiện nghiêm giáo lý của nhà Phật và các qui định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khuôn viên chùa Ba Vàng được giao quản lý. Trụ trì chùa Ba Vàng nghiêm túc, khẩn trương thực hiện.
Theo Ng. Hưởng (Người lao động)
Ban Tôn giáo Chính phủ: 'Chùa tổ chức trục vong là phạm luật' Các cơ quan quản lý được yêu cầu kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện lệch chuẩn diễn ra tại cơ sở thờ tự Phật giáo. Ban Tôn giáo Chính phủ vừa đề nghị Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh xác minh việc báo chí phản ánh "truyền bá...