Đại Kim tự tháp Ai Cập có phòng bí mật chứa xác pharaoh?
Một nhà sử học vừa cho biết Đại Kim tự tháp Giza có thể là nơi chôn cất xác của một vị pharaoh mà xác chưa bao giờ được tìm thấy.
Xác pharaoh được giấu trong Đại Kim tự tháp Ai Cập?
Xác của một vị vua Ai Cập, người ra lệnh xây dựng Đại Kim tự tháp Giza, có thể đang được giấu trong một căn phòng bí mật trong kim tự tháp. Đó là tuyên bố của nhà sử học người Anh Matt Sibson, theo Daily Star.
Pharaoh Khufu được biết đến là bậc thầy đứng đằng sau Đại Kim tự tháp Giza – một cấu trúc nằm ở ngoại ô Cairo, Ai Cập.
Video đang HOT
Được công nhận là một trong bảy kỳ quan của thế giới, cấu trúc khổng lồ có niên đại từ năm 2.570 trước Công nguyên, theo sử sách.
Nhưng có thể có một căn phòng bí mật bên trong kim tự tháp mà các nhà khảo cổ không hề biết trong hàng ngàn năm qua.
Nhà sử học Matt tuyên bố: “Tôi đang đọc một bài báo về những viên đá xây kim tự tháp thì nhận thấy có một điều gì đó bất thường.
“Có ba loại đá khác nhau: Lớp đá bên ngoài hiện đã biến mất và hai loại đá dùng để làm lõi. Trong số đó, một loại đá dùng để làm cấu trúc tam giác ở các bên sườn, cao tới 19 tầng”.
Xác của Khufu chưa bao giờ được tìm thấy và Matt nghĩ rằng vị pharaoh này có thể đang nằm trong kim tự tháp.
“Herodotus – một nhà sử học Hy Lạp cổ đại – đã viết rằng Khufu thực sự được chôn cất trong Đại Kim tự tháp”, Matt nói thêm.
“Vì vậy, nếu có một lối vào khác của kim tự tháp thì Khufu có thể được chôn cất ở đâu đó. Có thể có một loạt phòng dẫn đến nơi đặt xác của Khufu”.
Theo Danviet
Tiết lộ bí mật xây dựng các kim tự tháp Ai Cập
Các nhà khảo cổ phát hiện tại mỏ Khatnuba, nơi người Ai Cập cổ đại khai thác thạch cao alabat, những dấu tích có tuổi đời 4500 năm của một đoạn đường dốc dùng để nâng các khối đá nặng hàng vài tấn.
Kim tự tháp Ai Cập.
Theo các nhà khoa học, các hệ thống tương tự cũng được sử dụng để xây dựng các kim tự tháp từ đá vôi. Đây là tin đưa của tạp chí Science Alert.
Thạch cao alabat trước đây được sử dụng để tạo ra tác phẩm điêu khắc, bát đĩa, những chiếc quách bằng đá, cũng như để ốp tường và lát sàn trong đền thờ. Loại thạch cao này được khai thác tại các mỏ ở Khatnuba, nằm ở phía bắc thành phố Luxor của Ai Cập.
Mặc dù không biết chính xác người Ai Cập dùng cách gì để di chuyển những viên đá thạch cao alabat nặng, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng người xưa đã sử dụng đoạn dốc cho mục đích này, tức là một sàn nghiêng kèm theo các thiết bị kỹ thuật bổ sung.
Giờ đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, hệ thống nâng đá ở Hatnuba bao gồm một đoạn đường dốc trung tâm, ở hai phía là các bậc thang và có các lỗ đục thủng vào vách đá, để rồi nhét những cột gỗ vào các lỗ đó. Các khối đá được đặt trên những chiếc xe kéo bằng gỗ, còn những chiếc cột giữ vai trò là những khối được chằng dây xung quanh. Người Ai Cập kéo dây và di chuyển khối đá theo đoạn đường dốc ở góc 20 độ.
Theo các nhà khảo cổ học, hệ thống tương tự cũng được sử dụng trong các mỏ đá khác.
Theo Danviet
Hành tung đáng ngờ của nghi phạm vụ phân xác nhà báo Ả rập Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố những bức ảnh ghi được từ camera an ninh cho thấy các nghi phạm đã tới lãnh sự quán Ả rập Xê út trước khi nhà báo Jamal Khashoggi bị phát hiện mất tích. Nghi phạm Mutreb (vòng đỏ) tiến vào lãnh sự quán Ả rập Xê út tại Istanbul vài giờ trước khi nhà...