Đại hội trực tuyến, những điểm vướng của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp đang bối rối chưa biết tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) như thế nào để đảm bảo vừa tuân thủ quy định pháp luật về quản trị công ty, vừa đảm bảo phòng dịch Covid-19.
Nguy cơ kiện tụng
Không ít công ty đã công bố thông tin về việc dời ngày tổ chức họp HC thường niên 2020 theo phương thức trực tiếp nhằm phòng tránh dịch Covid-19. Trong trường hợp dịch kéo dài, giải pháp được cho là hữu hiệu chính là tổ chức đại hội trực tuyến (online).
ược biết, Công ty cổ phần Tập đoàn Novaland đang chuẩn bị cho kế hoạch họp HC trực tuyến, dự kiến vào tháng 6/2020.
Sacombank sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua Quy chế tổ chức đại hội trực tuyến, bỏ phiếu điện tử và triệu tập HC thường niên năm tài chính 2019 bằng hình thức họp trực tuyến.
Ngân hàng dự kiến sẽ tổ chức HC trực tuyến vào ngày 5/6/2020. Theo Sacombank, ứng dụng công nghệ hiện đại cho phép Ngân hàng tổ chức HC trực tuyến với số lượng người tham dự lên đến hàng chục nghìn người.
Nhiều doanh nghiệp khác kỳ vọng, tình hình dịch bệnh sẽ đỡ hơn trong tháng 5 – 6/2020, khi đó sẽ tiến hành tổ chức HC trực tiếp.
Trên thực tế, doanh nghiệp không thể tổ chức HC thường niên dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, theo quy định tại Khoản 4, iều 8, Nghị định 71/2017/N-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.
Mới đây, Công ty cổ phần FPT đã tổ chức HC thành công. FPT yêu cầu cổ đông bỏ phiếu trước (nếu không họp trực tiếp) và gửi về Công ty (bảo mật) trước thời điểm diễn ra đại hội.
Trong quy chế tổ chức, FPT ghi rõ cách thức biểu quyết: thực hiện quyền biểu quyết tại đại hội, hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa.
Với cách thứ hai, khi cổ đông không tham dự HC trực tiếp, có thể thực hiện quyền của mình bằng cách bỏ phiếu từ xa, bằng cách đăng ký và xác thực danh tính cổ đông qua website Công ty. Sau đó, Công ty sẽ cấp cho cổ đông phiếu biểu quyết từ xa có gẵn mã QRcode mã hoá thông tin cổ đông.
Sau khi nhận phiếu biểu quyết, cổ đông phải in bản cứng phiếu biểu quyết từ xa có gắn QRcode, thực hiện biểu quyết, ký và gửi bằng thư bảo đảm về địa chỉ Công ty trước 12h ngày 7/4/2020 – tức trước ngày tổ chức HC (ngày 8/4).
Thông tin biểu quyết sẽ được bảo mật đến thời điểm kiểm phiếu. Ngay thời điểm đăng ký, kiểm tra tư cách cổ đông tham dự đại hội, Ban tổ chức sẽ mở phiếu biểu quyết của cổ đông biểu quyết từ xa để kiểm tra tính hợp lệ.
Video đang HOT
Nếu hợp lệ, phiếu này sẽ được bỏ vào thùng phiếu và kiểm tra, tổng hợp cùng các phiếu biểu quyết được phát tại đại hội.
Có thể thấy, bản chất tổ chức HC của FPT không quá khác biệt so với tổ chức HC thông thường, cổ đông vẫn được phát phiếu biểu quyết khi tham dự, chỉ khác biệt ở những cổ đông không thể tham dự trực tiếp thì biểu quyết từ xa.
Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp và công ty chứng khoán, khi tổ chức HC trực tuyến, điểm cốt lõi nhất vẫn là xác định đúng cổ đông tham dự, bảo đảm các yếu tố bảo mật, chuẩn xác các phiếu biểu quyết, phiếu bầu cử…, từ đó đảm bảo kết quả biểu quyết đáp ứng đầy đủ và được công nhận về tính pháp lý.
iều này đặc biệt quan trọng ở những công ty cổ phần đang có các nhóm cổ đông đối trọng nhau. “Rất dễ xảy ra kiện tụng nếu không làm chặt chẽ chỗ này, lấy cái gì làm đảm bảo là cổ đông A đã thực hiện bỏ phiếu biểu quyết (voting) thông qua tài khoản mà ban tổ chức đại hội đã cung cấp”, lãnh đạo một công ty chứng khoán nói.
Chưa có khung pháp lý rõ ràng
Bà Nguyễn Phương Chi, Giám đốc chiến lược, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ, phụ trách quản trị công ty chia sẻ, Công ty có nhiều điểm băn khoăn trong việc tổ chức HC online và cho rằng, giải pháp biểu quyết từ xa rắc rối hơn vì chưa có khung pháp lý rõ ràng và thời gian để cổ đông gửi lại phiếu biểu quyết sẽ dài hơn.
Theo bà Chi, Công ty có thể tổ chức HC trực tuyến theo 2 cách: một là tổ chức trực tuyến và bỏ phiếu thông qua hệ thống V-Vote; hai là tổ chức trực tuyến và bỏ phiếu duy nhất bằng hình thức thẻ biểu quyết từ xa.
Tuy nhiên, cả 2 cách này có một số điểm chưa rõ nên thực hiện như thế nào để đảm bảo quy định về quản trị công ty.
Trong đó, cách thứ nhất là hình thức được công nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành, còn cách thứ hai là sáng kiến để tổ chức họp HC dựa trên quy định tại iểm c, Khoản 2, iều 140, Luật Doanh nghiệp.
Với cả 2 cách trên, hệ thống V-Vote của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) là giải pháp hữu hiệu nếu giải quyết được các vấn đề còn chưa rõ như xác định số cổ đông tham dự ở phiên khai mạc; cho phép biểu quyết bầu chủ tọa, ban kiểm phiếu ở phiên khai mạc; cho phép biểu quyết thông qua biên bản hoặc miễn việc thông qua biên bản; gửi kết quả ngay sau khi biểu quyết hoặc cho phép dùng mốc thời gian để xác định thời hạn 24h công bố thông tin là khi có biên bản họp HC.
Ngoài các vấn đề trên, nhiều doanh nghiệp chưa muốn áp dụng bỏ phiếu điện tử, bởi sẽ phải sửa đổi điều lệ công ty cho phép sử dụng hình thức bỏ phiếu này và bổ sung các quy định hướng dẫn liên quan.
Luật Doanh nghiệp cho phép các hình thức tham dự của cổ đông là hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử, gửi thư về cho công ty, fax, email… Nghị định 71/2017/N-CP về quản trị công ty đại chúng khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại để cổ đông tham dự và phải quy định vào quy chế quản trị.
Quy định là như thế, nhưng trong những năm qua, hầu hết doanh nghiệp vẫn tổ chức HC trực tiếp, bởi cổ đông khi tham dự sẽ phải xuất trình thư mời/uỷ quyền có đóng dấu, kiểm tra danh tính thông qua CMND, khi biểu quyết phải ký vào phiếu biểu quyết…, tức xác thực được cổ đông tham dự và các giấy tờ này đều được ban tổ chức lưu lại.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn hướng dẫn các doanh nghiệp về tổ chức HC trực tuyến, trong đó yêu cầu phải thông qua quy chế bỏ phiếu điện tử, quy chế tổ chức HC trực tuyến và quy định vào quy chế quản trị rồi mới thực hiện.
Nhưng nếu thực hiện đầy đủ các nội dung trên, Công ty Chứng khoán ông Á tính toán, doanh nghiệp phải thực hiện xong trong tháng 4, đầu tiên phải ra nghị quyết hội đồng quản trị về chốt danh sách để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, sau đó chốt thêm một lần nữa để tổ chức HC…, thì mới kịp tổ chức trong tháng 6/2020.
Theo quy định, trước khi chốt danh sách, doanh nghiệp phải ra nghị quyết hội đồng quản trị và công bố thông tin cách 20 ngày trước ngày đăng ký cuối cùng. 5 ngày sau ngày đăng ký cuối cùng, doanh nghiệp sẽ có danh sách cổ đông từ VSD. Doanh nghiệp cần thời gian để gửi thư và phản hồi ngược trở lại của cổ đông…
Theo Điểm c, Khoản 2, Điều 140, Luật Doanh nghiệp, cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp ĐHCĐ trong trường hợp: tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp; ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp; tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác; gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử. Tuy nhiên, ĐHCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thời gian gia hạn không quá 2 tháng.
Nhã An
Khó khăn do dịch bệnh là dịp để doanh nghiệp tìm hướng đi mới phù hợp
Dịch COVID-19 đang tác động đến nhiều mặt đời sống, kinh tế; trong đó ảnh hưởng đến tất cả các thị trường đầu ra và thị trường đầu vào chủ lực, cả sản xuất và tiêu dùng. Cộng đồng doanh nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng rõ ràng nhất.
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Anh Tuấn cho rằng, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi "rủi ro" luôn song hành cùng "cơ hội". Để hiểu rõ hơn, Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Anh Tuấn xung quanh nội dung này.
Công ty TNHH An Phú, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên có trên 100 công nhân chuyên thiết kế, gia công in trên các sản phẩm may mặc đã hoạt động cầm chừng, một nửa dây chuyền ngừng hoạt động, công nhân làm việc cách nhật để duy trì cuộc sống. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, quý I/2020, doanh nghiệp thành lập mới chỉ tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của quý I giai đoạn từ 2015-2019. Ông nhận định gì về tình hình này?
Với những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19 gây ra cùng với tác động cộng hưởng từ những yếu tố khác, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong quý I/2020 có xu hướng chững lại, tỷ lệ gia tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước.
Cụ thể, cả nước có 29.711 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của quý I giai đoạn từ 2015-2019 (so với mức tăng trung bình là 10,9%). Điều này cho thấy những ảnh hưởng đang ngày một rõ rệt của dịch COVID-19 đến tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động vẫn đang có chiều hướng tốt, cụ thể: số doanh nghiệp thành lập mới tăng 9,1% và về số vốn đăng ký, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng 3 năm nay đã làm ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Trong tháng 3/2020, số doanh nghiệp thành lập mới chỉ là 12.272 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 131.374 tỷ đồng, giảm 1,6% về số doanh nghiệp và chỉ tăng 2,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. Nếu so sánh với tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của tháng 3 năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 (tăng đến 54,3% về số doanh nghiệp và 57,9% về số vốn đăng ký), có thể thấy tinh thần khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp thời điểm này đã bị ảnh hưởng đáng kể.
Tâm lý của các nhà đầu tư chịu tác động lớn bởi tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhiều người tỏ ra e ngại và thận trọng trong việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp do lo lắng về việc phải thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh và đứt gãy một số chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ đầu ra của sản phẩm. Đây là điều đáng lo ngại trong bối cảnh hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Thưa ông, trong quý I, trong số những doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, những doanh nghiệp thuộc ngành, nghề nào bị ảnh hưởng lớn nhất? Điều này có ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất kinh doanh cả nước?
Trong quý I, có 6 ngành số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019; trong đó giảm mạnh nhất các ngành: nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 22,5%; hoạt động dịch vụ khác giảm 12,2% và kinh doanh bất động sản giảm 11,9%. Đây là những ngành đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
Về tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, theo dữ liệu lịch sử thì tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của quý I hàng năm trong giai đoạn 2015-2019 không có sự đột biến với mức trung bình khoảng 20%. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn quý I/2020 lại tăng 26% với cùng kỳ năm 2019 với 18.596 doanh nghiệp. Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong quý I giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
Với nền kinh tế đang hội nhập quốc tế sâu rộng, có độ mở lớn và liên kết chặt chẽ về thương mại, đầu tư, du lịch, lao động... , như các nước, Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng toàn diện tới nền kinh tế, cùng lúc chịu tác động kép, cả từ phía cung và cầu, tác động đến tất cả các thị trường đầu ra và thị trường đầu vào chủ lực, cả sản xuất và tiêu dùng; trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng rõ ràng nhất.
Dự báo trong quý II, doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục khó khăn khi dịch COVID-19 chưa được khống chế, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh có kiến nghị giải pháp gì để hoạt động đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi?
Theo dự báo trong thời gian tới, dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, nếu không được khống chế kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam nói chung và tình hình phát triển doanh nghiệp nói riêng. Các lĩnh vực như du lịch, dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí... sẽ khó có thể thu hút được các doanh nghiệp mới trong khi các doanh nghiệp đang vận hành cũng đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động do chi phí duy trì lớn.
Tuy nhiên, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Sau khi dập tắt được dịch bệnh, các doanh nghiệp nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ "đóng băng" sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp hiện nay và sau khi dịch COVID-19 được khống chế, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã và đang thực hiện một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính.
Theo đó, Cục đã chỉ đạo các Phòng Đăng ký kinh doanh công khai, chia sẻ minh bạch, kịp thời các thông tin chính thống, các chính sách hỗ trợ liên quan đến dịch bệnh để người dân, doanh nghiệp không bất an, đồng thời tin tưởng vào sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ.
Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến để người dân, doanh nghiệp tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhằm cắt giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời tránh sự lây lan của dịch bệnh, tăng cường các hình thức hỗ trợ, hướng dẫn qua điện thoại, email... Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cũng đã được nâng cấp để đảm bảo đăng ký doanh nghiệp trên toàn quốc không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ Luật Doanh nghiệp sửa đổi, và Luật này sẽ được lấy ý kiến, thông qua Quốc hội tại kỳ họp tới. Theo ông, Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực sẽ tạo thuận lợi gì cho doanh nghiệp; đặc biệt là trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp mới?
Có thể nói, Luật Doanh nghiệp 2014 đã kế thừa, tiếp tục phát huy kết quả và tác động tốt của các cải cách tại các Luật Doanh nghiệp 1999, 2005 trong hiện thực hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế theo quy định của Hiến pháp. Cơ chế quản lý của cơ quan nhà nước được chuyển hoàn toàn từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" nhờ bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, từ đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ngay từ khâu gia nhập thị trường.
Từ khi có hiệu lực thi hành, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những tác động tích cực trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thúc đẩy thành lập, phát triển và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2019, cả nước có 138.139 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 1.730.173 tỷ đồng. So với năm 2014 (trước khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực), số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng gấp 1,85 lần (so với 74.842 doanh nghiệp năm 2014) và số vốn đăng ký thành lập mới tăng gấp 4 lần (so với 432.286 tỷ đồng năm 2014).
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, một số nội dung của Luật Doanh nghiệp 2014 không còn phù hợp trong hoàn cảnh mới, tạo gánh nặng chi phí, thời gian cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ; một số nội dung cần được sửa đổi để phù hợp với các luật mới ban hành gần đây. Do đó, yêu cầu sửa đổi Luật Doanh nghiệp là cần thiết.
Xin cám ơn ông!
Thúy Hiền
Tăng chế tài xử lý sau vụ kê khai khống vốn điều lệ 144.000 tỷ đồng Từ vụ việc "doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng" đăng ký thành lập đã cho thấy những vấn đề phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến bức tranh về tình hình doanh nghiệp. Người dân đến làm thủ tục tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. (Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN) Từ vụ việc "doanh nghiệp 144.000 tỷ...